Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc 10 hàm cơ bản trong Excel

yyyyyy

Thành viên cấp 1
Tham gia
6/11/22
Bài viết
58
Thích
0
Điểm
6
#1
10 hàm cơ bản trong Excel
22/09/2022
Hiện nay, Excel là một công cụ phổ biến và thông dụng, hỗ trợ cho người dùng về việc nhập và quản lý dữ liệu, tính toán,… Vì vậy, việc tìm hiểu và học hỏi về Excel là điều cần thiết mà các bạn trẻ cần trau dồi, dưới đây là top 10 hàm cơ bản trong Excel mà bạn không nên bỏ qua.
1. Hàm SUM – hàm tính tổng
Để thực hiện hàm SUM, bạn cần áp dụng công thức sau: =SUM(x;y;z;…) trong đó x, y, z là các giá trị bạn cần tính tổng.
Một số ví dụ tính hàm SUM trong Excel
Ví dụ 1: =SUM(F8;F9;F10;F11) tính tổng theo từng giá trị
Ví dụ 2: =SUM(F8:F11) tính tổng theo dãy giá trị, bằng cách kéo chuột từ F8 xuống F11
Ví dụ 3: =SUM(F8;F9:F11) tính tổng kết hợp giữa giá trị và dãi giá trị
2. Hàm AVERAGE – hàm tính trung bình cộng
Để sử dụng hàm AVERAGE để tính trung bình cộng, bạn cần thực hiện theo công thức sau: =AVERAGE(x,y,z;…) trong đó x, y, z là các giá trị cần tính trung bình cộng.
Các ví dụ về hàm AVERAGE trong Excel
Ví dụ 1: =AVERAGE(F8;F9;F10;F11) tính trung bình cộng theo từng giá trị
Ví dụ 2: =AVERAGE(F8:F11) tính trung bình cộng theo dãy giá trị, bằng cách kéo chuột từ F8 xuống F11
3. Hàm Min, Max – hàm tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất
Để tìm được giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất trong Excel, bạn cần áp dụng công thức sau:
Đối với giá trị nhỏ nhất: =MIN(x;y;z) trong đó x, y, z là các giá trị cần tìm số nhỏ nhất
Đối với giá trị lớn nhất: =MAX(x;y;z) trong đó x, y, z là các giá trị cần tìm số lớn nhất
Các ví dụ về tìm Min, Max trong Excel
Ví dụ 1: =MIN(F8;F9;F10;F11)
Ví dụ 2: =MIN(F8:F11)
Ví dụ 3: =MAX(F8:F11)
4. Hàm RIGHT, LEFT – hàm tách các ký tự trong Excel
Hàm RIGHT và hàm LEFT dùng để tách một hoặc nhiều ký tự trong Excel, công thức như sau:
Hàm RIGHT, các ký tự được tách từ bên phải: =RIGHT(text;[num_chars])
Hàm LEFT, các ký tự được tách từ bên phải: =LEFT(text;[num_chars])
Các ví dụ minh họa cho hàm RIGHT, LEFT
Ví dụ 1: =RIGHT(D5;2) lấy từ ký tự đầu tiên đến ký tự thứ 2 từ bên phải
Ví dụ 2: =LEFT(D5;3) lấy từ ký tự đầu tiên đến ký tự thứ 3 từ bên trái
5. Hàm PRODUCT – hàm nhân trong Excel
Hàm nhân trong Excel được tính bằng cách: =PRODUCT(x;y;z;…) trong đó x, y, z là các giá trị bạn cần tính tích
Ví dụ về hàm PRODUCT
6. Hàm COUNT – hàm đếm trong Excel
Hàm COUNT được hiểu đơn giản là dùng để đếm có bao nhiêu ô chứa dữ liệu trong Excel.
Áp dụng hàm COUNT như sau: =COUNT(x;y;x;…) trong đó x, y, z là các giá trị bạn cần đếm.
Ví dụ về hàm COUNT
=COUNT(D5:D12) đếm có bao nhiêu ô chứa dữ liệu từ ô D5 tới ô D12
Và kết quả sau khi dùng hàm COUNT là:
7. Hàm YEAR, MONTH, DAY – hàm ngày, tháng, năm
Để lấy năm trong ngày tháng năm bạn sử dụng hàm YEAR. Tương tự để lấy tháng dùng hàm MONTH và lấy ngày dùng hàm DATE.
Công thức: =YEAR(cột chứa năm cần lấy
Ví dụ hàm YEAR
=YEAR(B3) lấy năm ở ô B3
8. Hàm DAYS – hàm tính số ngày giữa 2 mốc thời gian
Để biết được số ngày giữa 2 mốc thời gian, hàm DAYS giúp bạn tính toán nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Công thức hàm DAYS là: =DAYS(mốc thời gian 1;mốc thời gian 2)
Ví dụ về hàm DAYS
9. Hàm LOWER – hàm chuyển đổi chữ in hoa thành chữ thường
Hàm LOWER để chuyển đổi tất cả các chữ in hoa trong chuỗi thành chữ thường.
Công thức: =LOWER(ô chứa chữ cần chuyển đổi)
Ví dụ về hàm LOWER
=LOWER(B4) chuyển đổi chữ in hoa ở ô B4 thành chữ thường
Ngược lại, để chuyển tất cả các chữ thường trong chuỗi ký tự thành chữ in hoa, bạn sử dụng hàm UPPER.
Công thức: =UPPER(ô chứa chuỗi cần chuyển đổi)
Nếu muốn viết hoa các chữ đầu từ bạn sử dụng hàm PROPER.
Công thức =PROPER(ô chứa chuỗi cần viết hoa chữ cái đầu từ)
10. Hàm IF – hàm điều kiện trong Excel
Hàm IF là một trong những hàm phổ biến nhất trong Excel, là hàm trả về giá trị thứ nhất nếu điều kiện đúng, trả về giá trị thứ hai nếu điều kiện sai.
Công thức: = IF (logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
Trong đó:
  • logical_test: Giá trị hoặc biểu thức có giá trị TRUE – đúng hoặc FALSE – sai.
  • value_if_true: Kết quả mà hàm trả về nếu logical_test đúng.
  • value_if_false]: Kết quả mà hàm trả về nếu logical_test sai.
Ví dụ về hàm IF
=IF(B2=1;”có”;”không”) có nghĩa là, nếu B2 = 1 thì cho kết quả là “có”, nếu B2 khác 1 thì cho kết quả “không”
Hy vọng bạn có thể áp dụng được 10 hàm cơ bản trên để tiến dần đến mục tiêu thành thạo Excel!
Quỳnh Ly
Nguồn bài viết: https://excel.tusachtiasang.org/10-ham-co-ban-trong-excel/
 

Đối tác

Top