Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc 3 hoạt động giúp bé tăng cường kỹ năng nghe

thanhtruchn

Thành viên cấp 1
Tham gia
4/4/19
Bài viết
485
Thích
0
Điểm
16
#1
3 hoạt động giúp bé tăng cường kỹ năng nghe
Khuyến khích trẻ nói có lẽ tương đối dễ dàng. Nhưng để trẻ thực sự lắng nghe điều người khác nói lại không đơn giản như vậy. Rèn luyện kỹ năng nghe ở trẻ đòi hỏi sự kiên trì và sáng tạo từ phía cha mẹ.

Thầy Trường mở trung tâm học toán , học thêm toán , trung tâm luyện thi toán tại Hà Nội

Con người chúng ta có nhu cầu cơ bản là được lắng nghe và thấu hiểu.
Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy điều mình nói đáng nghe và đáng được quan tâm. Đó là nền tảng khi xây dựng các mối quan hệ hợp tác cá nhân. Nhưng những đứa trẻ hay nói, nói nhiều (và cả người lớn nữa) có lẽ không nhận ra điều này: Trẻ càng nói nhiều thì người khác càng ít lắng nghe. Chuyên gia giao tiếp, Tiến sĩ Mark Goulston, cho biết, thậm chí chỉ sau 20 giây sau khi nói, người nghe bắt đầu “quay lưng” nếu họ không thấy mình trong cuộc đối thoại.



Giao tiếp quá mức không chỉ là nói không ngừng.
Nó còn có thể xuất hiện dưới dạng ngắt lời người đang chia sẻ. Khi làm ngắt quãng một cuộc trò chuyện, chúng ta không còn nghe nữa. Bởi lúc đó, bạn đã tập trung vào điều bạn muốn nói tiếp theo và hạ thấp giá trị những gì người đang nói trình bày. Như Minda Zetlin từng tổng kết: “Nếu bạn liên tục chia sẻ quan điểm của mình, chẳng ai thèm tìm kiếm chúng nữa”.

Vậy làm thế nào để giúp trẻ hiểu rằng, nói quá nhiều có thể ảnh hưởng tới kỹ năng nghe? Và từ đó ảnh hưởng tới cách kết nối và tương tác với những người xung quanh? Hãy bắt đầu bằng những hoạt động thú vị giúp xây dựng kỹ năng nghe cho trẻ dưới đây:

1 Đọc to sách cho con
Sách thiếu nhi là công cụ bổ trợ tuyệt vời giúp xây dựng kỹ năng học tập cảm xúc-xã hội cho trẻ. Vậy tại sao lại không sử dụng cách đọc to cho con để giúp trẻ thấy vẻ đẹp và lợi ích của một người biết lắng nghe? Có thể chọn những cuốn sách tranh như Quiet Please, Owen McPhee! để đọc to cho con. Trẻ sẽ dần hiểu rằng, hành động và lời nói của mình có thể ảnh hưởng tiêu cực/tích cực tới người khác. Bạn nhớ tận dụng câu hỏi thảo luận ở cuối sách để trò chuyện với con về chủ đề kỹ năng nghe.
2 Kể chuyện “bắp rang rơ”
Hoạt động kể chuyện tiếp nối này mang tới những kết thúc mới lạ, bất ngờ cho các câu chuyện kể đã quá quen thuộc. Trẻ thực sự phải chú tâm vào những gì mình nghe. Nếu không, trẻ sẽ bỏ lỡ cơ hội để đóng góp vào câu chuyện. Thử cách này khi gia đình đi chơi xa trên ô tô, đi dạo bộ trong công viên hay sau bữa ăn tối. Một người bắt đầu bằng cách kể vài dòng đầu tiên của một câu chuyện. Sau đó, phải hô lên “Bắp rang bơ” – dấu hiệu báo người tiếp theo phải phát triển mạch câu chuyện. Cứ thế cho tới khi câu chuyện được nối dài thêm nữa và đi đến kết thúc bất ngờ.
3 Hoạt động vẽ tranh
Để thực hiện hoạt động này, bạn cần ít giấy bút. Vẽ trước một bức tranh lên giấy, gồm các hình và nhân vật dạng que đơn giản. Không cho trẻ biết bức tranh này. Giao cho trẻ một tờ giấy trắng và một cây bút chì. Hướng dẫn trẻ vẽ lại bức tranh bạn đã vẽ. Dĩ nhiên, phải đảm bảo trẻ không nhìn thấy tác phẩm của bạn. Khi trẻ hoàn tất, hãy so sánh hai bức tranh với nhau để tìm ra những điểm giống và khác. Bạn đổi vai cho con để đảm nhận việc nghe và vẽ lại.
Theo Read Brightly
 

Đối tác

Top