- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
4 bí quyết cải thiện kỹ năng đọc hiểu cho trẻ
Những bước tiến chậm chạp trong khả năng đọc hiểu có thể khiến trẻ cảm thấy mình là kẻ thất bại, yếu kém. Do đó, điều quan trọng là cần tìm ra hướng tiếp cận phù hợp. Từ đó, động viên trẻ nỗ lực đạt tiến bộ với kỹ năng vô cùng quan trọng này.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Để giúp những trẻ còn gặp khó khăn với đọc hiểu, khích lệ trẻ chia sẻ, giải thích về trải nghiệm của mình trong quá trình đọc văn bản, đọc sách. Một khi đã nắm được vấn đề, việc lựa chọn công cụ hỗ trợ trẻ tăng cường kỹ năng đọc hiểu sẽ dễ dàng hơn. Cha mẹ có thể tham khảo 4 phương pháp dạy trẻ để cải thiện đọc hiểu dưới đây:
1 Dạy trẻ sử dụng hình ảnh trong khi đọc
Để trẻ thực sự hiểu thứ mình đọc, hãy dạy trẻ kỹ năng hình ảnh hoá. Tức là vẽ nên trong đầu hình ảnh về nội dung đang đọc. Bạn có thể hình dung tới việc “dựng phim trong não”. Theo Nanci Bell, tác giả cuốn “Visualizing and Verbalizing for Language Comprehension and Thinking”, sử dụng hình ảnh là cách tiếp cận hiệu quả khi dạy trẻ yếu kỹ năng đọc hiểu.
Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ: “Con hình dung hình ảnh gì cho đoạn mô tả này?” thay vì “Con nghĩ gì về đoạn mô tả này?”. Tương tự, “Con vẽ ra hình ảnh gì về chuyện sẽ xảy ra nếu…?” sẽ tốt hơn “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu…”.
Chìa khoá là sử dụng các cụm từ sẽ khơi dậy việc liên tưởng bằng hình ảnh trong trí não trẻ, chứ không phải hỏi về ý nghĩa. Thực hành việc này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp trẻ phát triển hình ảnh thành công cụ nhận thức. Luyện càng nhiều thì hình ảnh được dựng nên càng nhanh, càng sống động.
2 Bắt đầu từ những gì trẻ làm đúng
Tất cả chúng ta đều biết rằng, trẻ học tốt nhất khi chúng ta tập trung vào mặt tích cực của trẻ. Nhưng liệu bạn có áp dụng điều này trong thực tế? Có lẽ không hiếm gặp tình huống cha mẹ quên nhìn vào điểm tốt của con, chỉ chăm chăm soi lỗi sai và sốt ruột tìm cách chỉnh sửa. Tuy nhiên, làm vậy sẽ phản tác dụng.
Hãy thử lập một danh sách những việc cần ghi nhớ mỗi khi đọc sách cùng con. Nhờ đó, bạn sẽ tự nhắc nhở mình về việc bắt đầu từ điểm tích cực của con trước khi tìm cách cải thiện mặt còn yếu. Thậm chí, bạn có thể in và dán poster lên tường để luôn răn mình điều quan trọng này.
Khi trẻ mắc lỗi hay trả lời sai, thay vì lập tức bác bỏ, tìm ra một điểm trong đáp án của trẻ mà bạn có thể dựa vào đó để khích lệ con. Thử đặt câu hỏi tiếp nối để giúp trẻ phân tích câu trả lời của mình.
Hướng tiếp cận như vậy dạy trẻ tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Nhờ đó, bạn có thể xác định vị trí hiện tại của trẻ trong các mức độ tư duy và làm thế nào để gặp gỡ trẻ ở vị trí đó – chứ không phải vị trí mà bạn kỳ vọng con sẽ đạt được. Bắt đầu từ điểm tích cực còn giúp trẻ gặp khó khăn với kỹ năng đọc hiểu trở nên tự tin hơn. Trẻ không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của mình, cảm nhận rằng mình cũng có giá trị trong mắt bạn.
3 Đưa ra phản hồi và phần thưởng tương xứng
Phản hồi của bạn có thể giúp trẻ duy trì mức độ gắn bó với hoạt động đọc hiểu. Có thể thử dùng những vật dụng nho nhỏ làm phần thưởng như hình dán con yêu thích… Ví dụ: Nếu trẻ đi đúng hướng, thưởng cho con 1-2 sao. Nếu có hành vi của trẻ mà bạn muốn kiểm soát/thay đổi, lấy bớt đi 1 sao. Dùng một chiếc bình để thu thập sao. Đổi phần thưởng khi trẻ mất hứng thú.
Nhiều trẻ có kỹ năng đọc hiểu yếu thường xuyên phải nghe những lời bình phẩm tiêu cực về năng lực của mình. Hướng tiếp cận đưa ra phản hồi và phần thưởng cho phép những giao tiếp không cần dùng lời. Nó cũng giúp trẻ tập trung vào việc học theo một cách khác. Tất nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến mức độ phần thưởng để nó không trở thành động lực duy nhất của trẻ khi học.
4 Thử các hoạt động khác nhau và luôn linh hoạt
Có thể rất khó khăn khi giúp một đứa trẻ gặp khó khăn với đọc hiểu hứng thú với những cuốn sách. Đôi khi, vấn đề nằm ở chỗ: cần tìm hoạt động liên quan phù hợp và làm cho nó kết nối với nội dung sách. Ví dụ, thử cho trẻ tham gia một chuyến đi tới vườn bách thú sau khi đọc sách về các loài động vật. Nếu tìm được chủ đề yêu thích của trẻ, việc tạo ra các hoạt động tương thích sẽ thuận lợi hơn. Và tất nhiên, việc khích lệ trẻ đọc cuốn sách có chủ đề đó cũng dễ dàng hơn.
Về việc lựa chọn sách, hãy cho phép con có được càng nhiều tự do càng tốt.
Truyện tranh, tiểu thuyết bằng hình thường khiến chúng ta lo ngại. Nhưng thực tế là chúng đã giúp rất nhiều trẻ từ chỗ không thích tới chỗ ham sách. Những cuốn sách phi hư cấu – cung cấp thông tin – cũng có thể là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho trẻ còn lười đọc.
Ngoài ra, bạn đừng quên duy trì việc đọc to cho con và sử dụng sách nói một cách hợp lý. Đặt các câu hỏi liên quan tới kỹ năng hình ảnh hoá. Đề nghị con mô tả hình ảnh con vẽ ra trong não bằng một câu. Các câu hỏi đào sâu cũng sẽ giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ, cách diễn đạt…
Theo We Are Teachers
Những bước tiến chậm chạp trong khả năng đọc hiểu có thể khiến trẻ cảm thấy mình là kẻ thất bại, yếu kém. Do đó, điều quan trọng là cần tìm ra hướng tiếp cận phù hợp. Từ đó, động viên trẻ nỗ lực đạt tiến bộ với kỹ năng vô cùng quan trọng này.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Để giúp những trẻ còn gặp khó khăn với đọc hiểu, khích lệ trẻ chia sẻ, giải thích về trải nghiệm của mình trong quá trình đọc văn bản, đọc sách. Một khi đã nắm được vấn đề, việc lựa chọn công cụ hỗ trợ trẻ tăng cường kỹ năng đọc hiểu sẽ dễ dàng hơn. Cha mẹ có thể tham khảo 4 phương pháp dạy trẻ để cải thiện đọc hiểu dưới đây:
1 Dạy trẻ sử dụng hình ảnh trong khi đọc
Để trẻ thực sự hiểu thứ mình đọc, hãy dạy trẻ kỹ năng hình ảnh hoá. Tức là vẽ nên trong đầu hình ảnh về nội dung đang đọc. Bạn có thể hình dung tới việc “dựng phim trong não”. Theo Nanci Bell, tác giả cuốn “Visualizing and Verbalizing for Language Comprehension and Thinking”, sử dụng hình ảnh là cách tiếp cận hiệu quả khi dạy trẻ yếu kỹ năng đọc hiểu.
Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ: “Con hình dung hình ảnh gì cho đoạn mô tả này?” thay vì “Con nghĩ gì về đoạn mô tả này?”. Tương tự, “Con vẽ ra hình ảnh gì về chuyện sẽ xảy ra nếu…?” sẽ tốt hơn “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu…”.
Chìa khoá là sử dụng các cụm từ sẽ khơi dậy việc liên tưởng bằng hình ảnh trong trí não trẻ, chứ không phải hỏi về ý nghĩa. Thực hành việc này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp trẻ phát triển hình ảnh thành công cụ nhận thức. Luyện càng nhiều thì hình ảnh được dựng nên càng nhanh, càng sống động.
2 Bắt đầu từ những gì trẻ làm đúng
Tất cả chúng ta đều biết rằng, trẻ học tốt nhất khi chúng ta tập trung vào mặt tích cực của trẻ. Nhưng liệu bạn có áp dụng điều này trong thực tế? Có lẽ không hiếm gặp tình huống cha mẹ quên nhìn vào điểm tốt của con, chỉ chăm chăm soi lỗi sai và sốt ruột tìm cách chỉnh sửa. Tuy nhiên, làm vậy sẽ phản tác dụng.
Hãy thử lập một danh sách những việc cần ghi nhớ mỗi khi đọc sách cùng con. Nhờ đó, bạn sẽ tự nhắc nhở mình về việc bắt đầu từ điểm tích cực của con trước khi tìm cách cải thiện mặt còn yếu. Thậm chí, bạn có thể in và dán poster lên tường để luôn răn mình điều quan trọng này.
Khi trẻ mắc lỗi hay trả lời sai, thay vì lập tức bác bỏ, tìm ra một điểm trong đáp án của trẻ mà bạn có thể dựa vào đó để khích lệ con. Thử đặt câu hỏi tiếp nối để giúp trẻ phân tích câu trả lời của mình.
Hướng tiếp cận như vậy dạy trẻ tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Nhờ đó, bạn có thể xác định vị trí hiện tại của trẻ trong các mức độ tư duy và làm thế nào để gặp gỡ trẻ ở vị trí đó – chứ không phải vị trí mà bạn kỳ vọng con sẽ đạt được. Bắt đầu từ điểm tích cực còn giúp trẻ gặp khó khăn với kỹ năng đọc hiểu trở nên tự tin hơn. Trẻ không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của mình, cảm nhận rằng mình cũng có giá trị trong mắt bạn.
3 Đưa ra phản hồi và phần thưởng tương xứng
Phản hồi của bạn có thể giúp trẻ duy trì mức độ gắn bó với hoạt động đọc hiểu. Có thể thử dùng những vật dụng nho nhỏ làm phần thưởng như hình dán con yêu thích… Ví dụ: Nếu trẻ đi đúng hướng, thưởng cho con 1-2 sao. Nếu có hành vi của trẻ mà bạn muốn kiểm soát/thay đổi, lấy bớt đi 1 sao. Dùng một chiếc bình để thu thập sao. Đổi phần thưởng khi trẻ mất hứng thú.
Nhiều trẻ có kỹ năng đọc hiểu yếu thường xuyên phải nghe những lời bình phẩm tiêu cực về năng lực của mình. Hướng tiếp cận đưa ra phản hồi và phần thưởng cho phép những giao tiếp không cần dùng lời. Nó cũng giúp trẻ tập trung vào việc học theo một cách khác. Tất nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến mức độ phần thưởng để nó không trở thành động lực duy nhất của trẻ khi học.
4 Thử các hoạt động khác nhau và luôn linh hoạt
Có thể rất khó khăn khi giúp một đứa trẻ gặp khó khăn với đọc hiểu hứng thú với những cuốn sách. Đôi khi, vấn đề nằm ở chỗ: cần tìm hoạt động liên quan phù hợp và làm cho nó kết nối với nội dung sách. Ví dụ, thử cho trẻ tham gia một chuyến đi tới vườn bách thú sau khi đọc sách về các loài động vật. Nếu tìm được chủ đề yêu thích của trẻ, việc tạo ra các hoạt động tương thích sẽ thuận lợi hơn. Và tất nhiên, việc khích lệ trẻ đọc cuốn sách có chủ đề đó cũng dễ dàng hơn.
Về việc lựa chọn sách, hãy cho phép con có được càng nhiều tự do càng tốt.
Truyện tranh, tiểu thuyết bằng hình thường khiến chúng ta lo ngại. Nhưng thực tế là chúng đã giúp rất nhiều trẻ từ chỗ không thích tới chỗ ham sách. Những cuốn sách phi hư cấu – cung cấp thông tin – cũng có thể là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho trẻ còn lười đọc.
Ngoài ra, bạn đừng quên duy trì việc đọc to cho con và sử dụng sách nói một cách hợp lý. Đặt các câu hỏi liên quan tới kỹ năng hình ảnh hoá. Đề nghị con mô tả hình ảnh con vẽ ra trong não bằng một câu. Các câu hỏi đào sâu cũng sẽ giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ, cách diễn đạt…
Theo We Are Teachers