Hậu sản mòn là một trong những tình trạng phổ biến đối với phụ nữ sau sinh. Lúc này mẹ có thể gầy gò, ốm yếu, ăn không ngon, mệt mỏi… Đối với những phụ nữ sau sinh thì chứng hậu sản mòn có thể làm cho cơ thể của người mẹ gầy yếu, sữa không đủ dinh dưỡng cung cấp cho trẻ khiến trẻ còi cọc, dễ ốm yếu. Nắm được những biểu hiện hậu sản mòn sau sinh giúp các mẹ chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân đồng thời chủ động chăm sóc bản thân tốt nhất.
Nguyên nhân nào khiến mẹ sau sinh bị hậu sản mòn?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hậu sản mòn. Cụ thể:
4 biểu hiện nhận biết hậu sản mòn sau sinh
Nhiều mẹ thường thắc mắc các triệu chứng hậu sản mòn là gì? Theo các chuyên gia, tình trạng cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh… là dấu hiệu phổ biến của phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn. Cụ thể:
Bị hậu sản mòn mẹ phải làm sao?
Để có một sức khỏe tốt sau sinh thì dưới đây là một số việc mẹ nên làm và không nên làm khi bị hậu sản mòn:
Như vậy mẹ đã nhận biết được 4 biểu hiện hậu sản mòn sau sinh từ đó các mẹ có cách chăm sóc bản thân thật tốt. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!
Nguyên nhân nào khiến mẹ sau sinh bị hậu sản mòn?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hậu sản mòn. Cụ thể:
- Do quá trình mang thai quá vất vả khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng, nên dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân.
- Tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
- Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh không hợp lý, kiêng khem ăn uống không khoa học nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng
- Mẹ sau sinh phải suy nghĩ, làm việc quá sức hoặc làm những việc nặng, không hợp với tình trạng cơ thể cũng dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược.
- Tình trạng thiếu ngủ, giấc ngủ không liên tục do phải cho con bú đêm, chăm sóc con.
4 biểu hiện nhận biết hậu sản mòn sau sinh
Nhiều mẹ thường thắc mắc các triệu chứng hậu sản mòn là gì? Theo các chuyên gia, tình trạng cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh… là dấu hiệu phổ biến của phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn. Cụ thể:
- Người gầy gò, xa dẻ xanh xao: Biểu hiện đầu tiên của hậu sản mòn mẹ sau sinh gầy gò, da dẻ xanh xao cho dù đã được chăm sóc kỹ càng với chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầu đủ. Mẹ bị sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc bị giảm cân sau đó vài tuần và rất khó tăng cân trở lại.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng ; Chán ăn, ăn không ngon miệng là biểu hiện tiếp theo của hậu sản mòn. Ngoài ra, mẹ sau sinh thường có hiện tượng sôi bụng, xót ruột, không muốn ăn. Ăn uống kém tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa mẹ. Khi cơ thể người mẹ bị thiếu chất thì nguồn sữa tiết ra sẽ không đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh.
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực: Mẹ bị hậu sản mòn luôn trong tình trạng mệt mỏi, cơ thể trì trệ, không có sức lực và tinh thần để chăm sóc em bé và làm những việc khác. Để duy trì thể lực và tạo sữa cho con bú, sau sinh người mẹ cần nhiều năng lượng hơn. Trong khi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không đầy đủ, việc tiêu hao một phần năng lượng quá lớn khiến người mẹ không kịp phục hồi sẽ làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi, đuối sức.
- Dễ ốm, dễ mắc các bệnh sau sinh : Mẹ sau sinh bị hậu sản mòn còn có biểu hiện rõ nhất đó là sức đề kháng kém, dễ bị nhiều bệnh tật. Cơ thể mệt mỏi thiếu dưỡng chất khiến cho hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm nghiêm trọng. Cơ thể chưa phục hồi kết hợp với tình trạng hậu sản mòn khiến mẹ dễ ốm, dễ mắc những bệnh lý sau sinh.
Bị hậu sản mòn mẹ phải làm sao?
Để có một sức khỏe tốt sau sinh thì dưới đây là một số việc mẹ nên làm và không nên làm khi bị hậu sản mòn:
- Phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các nhóm chất cần bổ sung mỗi ngày như: nhóm đạm, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm chất bột đường, nhóm chất béo.
- Mẹ nên ăn những loại thực phẩm giau dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, sườn, cá, sữa… để đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của cơ thể, đảm bảo sức khỏe, duy trì đủ lượng sữa cho bé bú.
- Đồng thời mẹ nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp và viên uống sau sinh như sắt, canxi, axit folic, magie, photpho, vitamin A, C, E, K, B6, B12. Phụ nữ sau sinh nên uống sắt trong bao lâu? tốt nhất mẹ nên uống sắt sau sinh ít nhất 6 tháng hoặc kéo dài trong suốt thời gian cho con bú nhé.
- Các mẹ nên luyện tập thói quen nghỉ ngơi đầy đủ và nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để khí huyết lưu thông, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể hấp thụ tốt.
- Mẹ không nên tiếp xúc với các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,
- Mẹ không nên làm việc nặng, quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh hơn.
Như vậy mẹ đã nhận biết được 4 biểu hiện hậu sản mòn sau sinh từ đó các mẹ có cách chăm sóc bản thân thật tốt. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!