Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc 4 nguyên tắc cơ bản của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

kyle26109409

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/9/22
Bài viết
48
Thích
0
Điểm
6
#1
Các nguyên tắc cơ bản của thủ tục giải quyết vụ án kinh tế nói riêng và vụ án dân sự nói chung là tư tưởng chỉ đạo hoạt động giải quyết vụ án dân sự nói chung và được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã dành Chương 2 để quy định những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng dân sự. Chương này bao gồm 22 điều, trong đó nêu lên những nguyên tắc chung quy định hoạt động của Tòa án như: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử; nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử; nguyên tắc xét xử tập thể; nguyên tắc xét xử công khai v.v... Ngoài ra còn có những nguyên tắc riêng, đặc thù của tố tụng dân sự nói chung như: nguyên tắc tự định đoạt; nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc hoà giải.

Nguyên tắc tự định đoạt

Quan hệ dân sự nói chung, quan hệ kinh doanh, thương mại nói riêng là những quan hệ được hình thành trên cơ sở tự do xác lập, tự chịu trách nhiệm của các bên. Do đó khi giải quyết tranh chấp phải tôn trọng quyền tự quyết định của các bên. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, đây là nguyên tắc rất quan trọng góp phần bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Khi phát sinh tranh chấp từ hoạt động kinh doanh, thương mại các chủ thể có quyền quyết định cách thức giải quyết tranh chấp, các cơ quan được giao giải quyết tranh chấp chỉ giải quyết nếu được yêu cầu. Theo Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự, quyền tự định đoạt được thể hiện:

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

- Chỉ đương sự mới có quyền quyết định khởi kiện hoặc không khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. (Đương sự trong vụ án dân sự nói chung được hiểu là nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan);
- Toà án chỉ thụ lý giải quyết khi có yêu cầu của đương sự;
- Toà án chỉ được giải quyết trong phạm vi yêu cầu;
- Trong quá trình giải quyết tại Tòa án các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc tự thoả thuận với nhau một cách tự nguyện mà không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh

Trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp những tài liệu chứng cứ cho Toà án để chứng minh cho yêu cầu của mình và là căn cứ để Tòa án đưa ra phán quyết. Toà án không có trách nhiệm điều tra mà chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết.
Các cơ quan, -tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu của Toà án có trách nhiệm cung cấp những chứng cứ đang lưu giữ, quản lý.

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có bổ sung 1 số điểm mới khi thành lâp công ty.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Quyền bình đẳng trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Điều 52 Hiến pháp 1992 và Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: “... Các đương sự đều có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình ”, Nguyên tắc này được ghi nhận trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có ý nghĩa rất quan trọng góp phần tạo nên một môi trường pháp lý bình đẳng cho tất cả các chủ thể kinh doanh, không kể địa vị pháp lý của họ và khuyến khích sự phát triển, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Nguyên tắc hoà giải

Theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Toà án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này

Bản chất của quan hệ dân sự nói chung và quan hệ kinh doanh, thương mại nói riêng là được thiết lập trên cơ sở tự nguyên và quyền tự định đoạt của đương sự, do đó việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ này được thực hiện theo những biện pháp nhất định, không giống với tố tụng hình sự hay tố tụng hành chính. Trong đó, hoà giải là một biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự. Hoà giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, được thực hiện nhằm mục đích phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, nâng cao kết quả giải quyết những tranh chấp trong nhân dân. Đồng thời, công tác hòa giải sẽ hạn chế những tốn kém về tiền bạc, thời gian của Nhà nước, doanh nghiệp, công sức của cán bộ, công chức, cũng như của công dân, hạn chế được khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp.
 

Đối tác

Top