In Offset là công nghệ in rất phổ biến, đặc biệt là trong in ấn thương mại như in số lượng lớn, in voucher, in thẻ cào,.... Mặc dù công nghệ in offset giá rẻ, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng song thực tế quy trình in offset không hề dễ dàng chút nào. Cùng tìm hiểu 5 bước trong quá trình in offset nhé!
1. Thiết kế chế bản
Đầu tiên để in ra một sản phẩm thì chúng ta cần phải có bản in. Như vậy bạn cần phải thiết kế ra file hoàn chỉnh trên máy tính và kiểm tra để tránh các tình trạng sai sót làm lỗi bản in.
Ở bước này cần chuẩn bị các tư liệu liên quan như các thông tin và nội dung cần có để trình bày trên bản in. Bản thiết kế cần phải được cân nhắc hài hoà về cả mặt nội dung lẫn hình thức, màu sắc cũng phải thu hút, thể hiện được phong cách của thương hiệu.
2. Output film
Sau khi thiết kế chế bản hoàn thành, kỹ thuật viên in ấn sẽ tiến hành xuất bản để outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).
Hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản trong in ấn, có thể hòa sắc để tạo nên tất cả các màu sắc khác nhau. Nói dễ hiểu hơn là việc trộn lẫn các màu sắc này sẽ ra được những màu sắc phù hợp với màu sắc của bản thiết kế. Quá trình này gọi là “output 4 tấm film”.
3. Phơi bản kẽm
Sau khi đã có 4 tấm phim, kỹ thuật viên in ấn sẽ đem phơi từng tấm một lên bản kẽm. Đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu C, M, Y, K để bước sang phần in.
4. In offset
Trong quá trình in offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một, in màu nào trước màu nào sau là tuỳ thuộc vào người kỹ thuật viên cũng như kinh nghiệm của họ.
Trước tiên, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Ở phần vào mực của máy, kỹ thuật viên cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan), kỹ thuật viên cũng cho mực C và tiến hành in. Như vậy khi quả lô quay qua tờ giấy thì sẽ dập phần tử in xuống tờ giấy in.
Sau khi chạy xong hết số lượng định in, kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.
Khi bắt đầu in để đảm bảo màu sắc đồng đều để cho ra các bản in tương tự nhau thì người kỹ thuật in sẽ tiến hành in thử khoảng 200 bản.
5. Gia công sau in
Sau khi đã thực hiện in Offset, bước tiếp theo sẽ là bước gia công sau in. Thông thường, quá trình gia công sau in được ứng dụng rộng rãi đó là quá trình cán mờ và cán bóng. Trong đó, cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm. Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Các bước gia công sau in là không bắt buộc, nếu khách hàng yêu cầu về mặt thẩm mỹ thì nên thực hiện còn nếu không thì cũng không sao.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của công ty promac về quy trình in offset sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật in này
1. Thiết kế chế bản
Đầu tiên để in ra một sản phẩm thì chúng ta cần phải có bản in. Như vậy bạn cần phải thiết kế ra file hoàn chỉnh trên máy tính và kiểm tra để tránh các tình trạng sai sót làm lỗi bản in.
Ở bước này cần chuẩn bị các tư liệu liên quan như các thông tin và nội dung cần có để trình bày trên bản in. Bản thiết kế cần phải được cân nhắc hài hoà về cả mặt nội dung lẫn hình thức, màu sắc cũng phải thu hút, thể hiện được phong cách của thương hiệu.
2. Output film
Sau khi thiết kế chế bản hoàn thành, kỹ thuật viên in ấn sẽ tiến hành xuất bản để outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).
Hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản trong in ấn, có thể hòa sắc để tạo nên tất cả các màu sắc khác nhau. Nói dễ hiểu hơn là việc trộn lẫn các màu sắc này sẽ ra được những màu sắc phù hợp với màu sắc của bản thiết kế. Quá trình này gọi là “output 4 tấm film”.
3. Phơi bản kẽm
Sau khi đã có 4 tấm phim, kỹ thuật viên in ấn sẽ đem phơi từng tấm một lên bản kẽm. Đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu C, M, Y, K để bước sang phần in.
4. In offset
Trong quá trình in offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một, in màu nào trước màu nào sau là tuỳ thuộc vào người kỹ thuật viên cũng như kinh nghiệm của họ.
Trước tiên, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Ở phần vào mực của máy, kỹ thuật viên cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan), kỹ thuật viên cũng cho mực C và tiến hành in. Như vậy khi quả lô quay qua tờ giấy thì sẽ dập phần tử in xuống tờ giấy in.
Sau khi chạy xong hết số lượng định in, kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.
Khi bắt đầu in để đảm bảo màu sắc đồng đều để cho ra các bản in tương tự nhau thì người kỹ thuật in sẽ tiến hành in thử khoảng 200 bản.
5. Gia công sau in
Sau khi đã thực hiện in Offset, bước tiếp theo sẽ là bước gia công sau in. Thông thường, quá trình gia công sau in được ứng dụng rộng rãi đó là quá trình cán mờ và cán bóng. Trong đó, cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm. Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Các bước gia công sau in là không bắt buộc, nếu khách hàng yêu cầu về mặt thẩm mỹ thì nên thực hiện còn nếu không thì cũng không sao.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của công ty promac về quy trình in offset sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật in này