Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc 5 bước để tiết kiệm chi phí khi xây nhà mà ai cũng nên học hỏi

bluescopezacs

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/8/20
Bài viết
119
Thích
0
Điểm
16
#1
Đa số, ai cũng chỉ xây nhà một, hai lần trong đời nên làm thế nào để tiết kiệm được chi phí xây nhà mà vẫn đảm bảo nhà đẹp như mong muốn luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Xây nhà và phát sinh trong xây dựng là việc xảy ra hầu như ở mọi công trình. Vậy làm sao để chi phí phát sinh là thấp nhất và có thể bằng không? Cùng BlueScope Zacs tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

Bước 1: Chọn nhà thầu xây dựng
Thông qua bạn bè, gia đình giới thiệu, hay các kênh truyền thông… việc chọn nhà thầu thiết kế thi công là việc rất quan trọng nó quyết định vấn đề thẩm mỹ, công năng sử dụng, chi phí xây nhà… Nên tìm hiểu thật kỹ về nhà thầu sẽ xây tổ ấm cho gia đình bạn với một số vấn đề cần quan tâm:

Văn phòng công ty: ở đâu, nhân sự thế nào? Hãy đến công ty của họ ít nhất 1 lần.

Những sản phẩm, phong cách thiết kế và thi công? Hãy đến những công trường họ đang làm, đã làm bàn giao đưa vào sử dụng. Nếu bạn không tự đánh giá được sản phẩm cũng như chất lượng công trình nhà thầu hãy hỏi ngay những người đã sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ công ty mà bạn đang tìm hiểu.



Bước 2: Tạm tính tổng dự toán đầu tư cho căn nhà
Sau khi chọn được nhà thầu ưng ý bước tiếp theo sẽ là lên tạm tính chi phí toàn bộ nhà.

Tại sao không phải là thiết kế, ký hợp đồng thiết kế mà phải là lên bảng tạm tính chi phí? Bởi điều này giúp bạn biết được dự trù chi bao nhiêu tiền cho ngôi nhà của mình. Từ đó, cân đối lại tình hình tài chính và mức độ đầu tư. Nếu quá nhiều tiền thì chúng ta có thể giảm quy mô, diện tích, hoặc thay đổi thiết bị hoàn thiện giá thành phù hợp nhất…

Các loại chi phí bao gồm: thiết kế, xin phép xây dựng, xây dựng phần thô, phần hoàn thiện, đồ trang trí nội thất, hoàn công công trình đưa vào sử dụng. Để tạm tính được chi phí bạn nên trao đổi thông tin cụ thể với kiến trúc sư hoặc đơn vị tư vấn về: quy mô xây dựng (số phòng, số tầng, chiều dài, chiều rộng…); trang thiết bị hoàn thiện và nội thất sử dụng (thiết bị vệ sinh loại gì? thiết bị chiếu sáng của ai? đồ nội thất là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp…); số tiền dự định đầu tư cho tổ ấm của mình là bao nhiêu?



Bước 3: Ký hợp đồng và triển khai Thiết kế
Hồ sơ thiết kế bao gồm những gì? Thông thường được chia 2 phần là Kiến Trúc và Nội Thất. Trong đó, hồ sơ kiến trúc gồm 4 phần chính gồm kiến trúc, điện, nước và kết cấu. Ngoài ra còn có bản vẽ Camera, điện nhẹ, điện lạnh, báo trộm, báo cháy… nếu chủ đầu tư có nhu cầu. Trong khi hồ sơ nội thất gồm bản vẽ 3D nội thất, bản vẽ 2D chi tiết kỹ thuật thi công đồ gỗ nội thất, trang trí tường, vách…


Chúng ta không nên tiết kiệm chi phí thiết kế mà bỏ qua bước này. Bởi hồ sơ thiết kế vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cho công trình, công năng sử dụng hợp lý, vừa là cơ sở tính toán chi phí đầu tư, giám sát kỹ thuật, chất lượng công trình.Sau khi có đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế cho căn nhà bạn nên yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế lập 1 bảng dự toán hoàn chỉnh dựa trên thiết kế mà bạn vừa làm xong. Trong quá trình thiết kế chúng ta nên suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng từng chi tiết nhỏ nhất để tránh tình trạng sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công sẽ phát sinh chi phí và ảnh hưởng tiến độ công trình.

Bước 4: Gửi hồ sơ mời thầu
Vì sao chúng ta không chọn luôn đơn vị nhà thầu ta đã chọn bước 1 mà phải mời thầu? Điều này giúp đảm báo dự toán đơn vị thiết kế đã lập không quá cao cũng như quá thấp. Tốt nhất, nên dùng hồ sơ thiết kế mời thêm tối thiểu 2 nhà thầu nữa báo giá để chọn đơn vị nhà thầu phù hợp. Tuy nhiên, nên ưu tiên đơn vị nhà thầu đã chọn ở bước 1 vì đơn vị này đã tư vấn thiết kế nên khi thi công sẽ dễ dàng hơn.

Bước 5: Ký hợp đồng “trọn gói” và triển khai thi công
Ở bước này, bạn cần đọc kỹ hợp đồng và lưu ý điều khoản tạm ứng chi phí theo khối lượng thực tế thi công. Đồng thời, chủ đầu tư nên thuê đơn vị giám sát riêng để đảm bảo công trình làm đúng theo hồ sơ thiết kế đã lập. Cuối cùng là nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng.

Hãy lưu ý rằng chất lượng luôn đi đôi với giá thành sản phẩm. Do đó, việc hạn chế không phát sinh chi phí do chỉnh sửa làm đi làm lại nhiều lần, tiết kiệm thời gian thi công, thời gian chủ đầu tư giám sát công trình sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí đáng kể.

Lợp tôn lợp mái chất lượng
Tôn Zacs® Bền Lạnh - tôn giảm nhiệt vào mùa hè cực hiệu quả

Tôn Zacs® Bền Lạnh có khả năng chống ăn mòn cũng như khả năng chống nóng tuyệt vời gấp nhiều lần so với các vật liệu khác. Với nhiều ưu điểm vượt trội, tôn Zacs® Bền Lạnh là vật liệu lý tưởng dùng trong các công trình thương mại công nghiệp hay nhà ở, phù hợp với thị trường Việt Nam.



Tôn Zacs® bền lạnh là sản phẩm độc quyền của tập đoàn BlueScope Zacs. Với những công nghệ tiên tiến đến từ Úc, sản phẩm hứa hẹn sẽ tiếp cận được đến nhiều gia đình Việt và đồng hành lâu dài.

3 LỚP BẢO VỆ ĐẶC BIỆT:

– Bền hơn với lợp mạ nhôm kẽm, bảo hành 10 năm (*)

– Mát hơn với lớp chống sẫm màu và chống nóng Okemcoat F2.

– Đẹp hơn với lớp Resin chống vân tay.

TÔN GIẢ NGÓI: THÔNG TIN – ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG – BẢNG BÁO GIÁ 2020

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên, bạn có thêm phần nào kinh nghiệm và kiến thức cho công trình xây dựng sắp tới của bạn.
 

Đối tác

Top