Thu phí không dừng đang dần trở thành xu hướng phổ biến và tiện lợi tại Việt Nam, giúp các chủ xe tiết kiệm thời gian khi qua các trạm thu phí. Tuy nhiên, hình thức này cũng đi kèm với một số bất cập và lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng. Để tận dụng tối đa lợi ích của thẻ thu phí không dừng và tránh những phiền toái không đáng có, các chủ xe cần nắm vững 5 lưu ý quan trọng sau đây.
Thu phí tự động không dừng là gì?
Thu phí tự động không dừng, còn được gọi là ETC (Electronic Toll Collection), là một hệ thống thu phí tự động tại các trạm thu phí, giúp xe ôtô không cần phải dừng chờ, giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tiết kiệm thời gian.
Để sử dụng hệ thống này, xe ôtô cần được dán thẻ E-tag, một thẻ điện tử chứa mã số định danh với thông tin về xe và chủ phương tiện. Khi xe đi qua trạm thu phí, hệ thống đầu đọc tại trạm sẽ quét mã số trên thẻ E-tag và truyền dữ liệu về hệ thống máy tính.
Hệ thống sẽ tự động đối chiếu thông tin xe, kiểm tra tài khoản của chủ phương tiện. Nếu thông tin chính xác và tài khoản có đủ số dư, hệ thống sẽ tự động trừ tiền phí qua trạm của xe, cho phép xe tiếp tục di chuyển mà không cần dừng lại.
Lưu ý quan trọng khi dán thẻ thu phí không dừng
1. Chỉ được dán một loại thẻ thu phí tự động không dừng
Hiện nay tại Việt Nam, có hai công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng là VETC (do Tasco đầu tư) và VDTC (do Viettel cung cấp). Cả hai đều hợp tác với các trạm ETC, cho phép khách hàng lựa chọn công ty để đăng ký dịch vụ. Thẻ Etag do VETC phát hành và thẻ ePass do VDTC phát hành, mặc dù khác nhau về thiết kế, nhưng đều có tác dụng như nhau.
Etag là loại thẻ thu phí tự động không dừng do VETC phát hành, trong khi ePass là thẻ do VDTC cung cấp.
Mỗi xe ô tô chỉ nên dán một thẻ thu phí tự động không dừng, Etag hoặc ePass. Trường hợp chủ xe cố tình dán hai thẻ từ hai nhà cung cấp khác nhau có thể dẫn đến lỗi khi xe đi qua trạm, vì máy quét sẽ không thể nhận diện chính xác thông tin phương tiện và tài khoản.
2. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi đưa xe đi dán thẻ thu phí tự động không dừng
Để dán thẻ thu phí tự động không dừng, chủ xe cần chuẩn bị các giấy tờ quan trọng như sau:
3. Địa điểm dán thẻ thu phí tự động không dừng của VETC và VDTC
Hiện nay, VETC và VDTC cung cấp thông tin chi tiết về các địa điểm dán thẻ thu phí tự động không dừng trên các trang web của họ. Chủ xe có thể lựa chọn và liên hệ trực tiếp với đơn vị phát hành thẻ. Đối với thẻ ePass do Viettel cung cấp, chủ xe có thể đến các cửa hàng trong hệ thống Viettel Store để được hỗ trợ dán thẻ. Với thẻ eTag của VETC, chủ xe có thể đến các trung tâm đăng kiểm hoặc khi đi qua các trạm thu phí, nhân viên tại đó sẽ hỗ trợ dán thẻ.
Chủ xe có thể sử dụng thẻ eTag của VETC tại các trung tâm đăng kiểm hoặc khi đi qua các trạm thu phí.
Các đơn vị này hiện đang cung cấp dịch vụ dán thẻ thu phí tự động miễn phí cho khách hàng khi kích hoạt tài khoản lần đầu. Đối với các lần đăng ký thẻ sau đó, phí dán là 120.000 đồng/thẻ.
4. Vị trí dán thẻ trên ô tô
Việc dán thẻ thu phí tự động không dừng hiện nay thường được thực hiện ở hai vị trí chính trên phương tiện là mặt trong kính lái và mặt ngoài chóa đèn pha. Mỗi vị trí đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy các chủ xe nên cân nhắc để chọn vị trí phù hợp nhất cho từng loại thẻ và thiết kế của xe.
Nhiều người thường lựa chọn dán thẻ thu phí tự động không dừng của VETC ở vị trí chóa đèn pha. Vị trí này giúp tầm nhìn của người lái thoải mái hơn và độ nhạy khi qua trạm thu phí cũng tốt hơn so với việc dán trong kính lái. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến nguy cơ thẻ bị bong tróc khi xe bị va chạm hoặc trong quá trình rửa xe.
Mặt khác, thẻ ePass thường được dán ở mặt trong kính lái. Vị trí này giúp thẻ có độ bền cao hơn do không phải chịu đựng các tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, vị trí này chỉ phù hợp với những xe không dán phim cách nhiệt hoặc dán phim không phải kim loại.
5. Tải ứng dụng và nạp tiền vào tài khoản thẻ thu phí tự động không dừng
Sau khi thực hiện việc dán thẻ, chủ xe cần tải ứng dụng tương ứng vào điện thoại thông minh để tiếp tục sử dụng dịch vụ. Ứng dụng cung cấp các thông tin cơ bản như thông tin xe, số dư tài khoản, lịch sử di chuyển qua từng trạm, mức phí của từng trạm và các thông tin liên quan. Nhân viên hỗ trợ cài đặt và khởi tạo đăng nhập vào ứng dụng.
Để nạp tiền vào tài khoản sử dụng thẻ thu phí tự động, chủ xe có thể thực hiện qua ứng dụng và thanh toán bằng Mobile Banking, VNPay, VNPTePay… được liên kết với ứng dụng.
Chủ xe có thể nạp tiền tài khoản dễ dàng qua ứng dụng điện thoại.
Lưu ý, nếu số dư tài khoản không đủ khi đi qua làn ETC dù đã dán thẻ, người điều khiển xe có thể bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Hi vọng với những điều cần lưu ý khi dán thẻ thu phí không dừng bên trên mà Học lái xe An Thái đã tổng hợp sẽ có ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ Hotline: 0796.300.900. Chúc bạn có những chuyến đi an toàn và thuận lợi!
Link : 5 điều chủ ô tô cần lưu ý khi dán thẻ thu phí không dừng
Thu phí tự động không dừng là gì?
Thu phí tự động không dừng, còn được gọi là ETC (Electronic Toll Collection), là một hệ thống thu phí tự động tại các trạm thu phí, giúp xe ôtô không cần phải dừng chờ, giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tiết kiệm thời gian.
Để sử dụng hệ thống này, xe ôtô cần được dán thẻ E-tag, một thẻ điện tử chứa mã số định danh với thông tin về xe và chủ phương tiện. Khi xe đi qua trạm thu phí, hệ thống đầu đọc tại trạm sẽ quét mã số trên thẻ E-tag và truyền dữ liệu về hệ thống máy tính.
Hệ thống sẽ tự động đối chiếu thông tin xe, kiểm tra tài khoản của chủ phương tiện. Nếu thông tin chính xác và tài khoản có đủ số dư, hệ thống sẽ tự động trừ tiền phí qua trạm của xe, cho phép xe tiếp tục di chuyển mà không cần dừng lại.
Lưu ý quan trọng khi dán thẻ thu phí không dừng
1. Chỉ được dán một loại thẻ thu phí tự động không dừng
Hiện nay tại Việt Nam, có hai công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng là VETC (do Tasco đầu tư) và VDTC (do Viettel cung cấp). Cả hai đều hợp tác với các trạm ETC, cho phép khách hàng lựa chọn công ty để đăng ký dịch vụ. Thẻ Etag do VETC phát hành và thẻ ePass do VDTC phát hành, mặc dù khác nhau về thiết kế, nhưng đều có tác dụng như nhau.
Etag là loại thẻ thu phí tự động không dừng do VETC phát hành, trong khi ePass là thẻ do VDTC cung cấp.
Mỗi xe ô tô chỉ nên dán một thẻ thu phí tự động không dừng, Etag hoặc ePass. Trường hợp chủ xe cố tình dán hai thẻ từ hai nhà cung cấp khác nhau có thể dẫn đến lỗi khi xe đi qua trạm, vì máy quét sẽ không thể nhận diện chính xác thông tin phương tiện và tài khoản.
2. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi đưa xe đi dán thẻ thu phí tự động không dừng
Để dán thẻ thu phí tự động không dừng, chủ xe cần chuẩn bị các giấy tờ quan trọng như sau:
- Đối với xe cá nhân, chủ xe cần mang theo giấy tờ xe đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm và chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
- Đối với xe doanh nghiệp, công ty cần mang theo giấy tờ xe, giấy giới thiệu và giấy ủy quyền mở tài khoản.
3. Địa điểm dán thẻ thu phí tự động không dừng của VETC và VDTC
Hiện nay, VETC và VDTC cung cấp thông tin chi tiết về các địa điểm dán thẻ thu phí tự động không dừng trên các trang web của họ. Chủ xe có thể lựa chọn và liên hệ trực tiếp với đơn vị phát hành thẻ. Đối với thẻ ePass do Viettel cung cấp, chủ xe có thể đến các cửa hàng trong hệ thống Viettel Store để được hỗ trợ dán thẻ. Với thẻ eTag của VETC, chủ xe có thể đến các trung tâm đăng kiểm hoặc khi đi qua các trạm thu phí, nhân viên tại đó sẽ hỗ trợ dán thẻ.
Chủ xe có thể sử dụng thẻ eTag của VETC tại các trung tâm đăng kiểm hoặc khi đi qua các trạm thu phí.
Các đơn vị này hiện đang cung cấp dịch vụ dán thẻ thu phí tự động miễn phí cho khách hàng khi kích hoạt tài khoản lần đầu. Đối với các lần đăng ký thẻ sau đó, phí dán là 120.000 đồng/thẻ.
4. Vị trí dán thẻ trên ô tô
Việc dán thẻ thu phí tự động không dừng hiện nay thường được thực hiện ở hai vị trí chính trên phương tiện là mặt trong kính lái và mặt ngoài chóa đèn pha. Mỗi vị trí đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy các chủ xe nên cân nhắc để chọn vị trí phù hợp nhất cho từng loại thẻ và thiết kế của xe.
Nhiều người thường lựa chọn dán thẻ thu phí tự động không dừng của VETC ở vị trí chóa đèn pha. Vị trí này giúp tầm nhìn của người lái thoải mái hơn và độ nhạy khi qua trạm thu phí cũng tốt hơn so với việc dán trong kính lái. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến nguy cơ thẻ bị bong tróc khi xe bị va chạm hoặc trong quá trình rửa xe.
Mặt khác, thẻ ePass thường được dán ở mặt trong kính lái. Vị trí này giúp thẻ có độ bền cao hơn do không phải chịu đựng các tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, vị trí này chỉ phù hợp với những xe không dán phim cách nhiệt hoặc dán phim không phải kim loại.
5. Tải ứng dụng và nạp tiền vào tài khoản thẻ thu phí tự động không dừng
Sau khi thực hiện việc dán thẻ, chủ xe cần tải ứng dụng tương ứng vào điện thoại thông minh để tiếp tục sử dụng dịch vụ. Ứng dụng cung cấp các thông tin cơ bản như thông tin xe, số dư tài khoản, lịch sử di chuyển qua từng trạm, mức phí của từng trạm và các thông tin liên quan. Nhân viên hỗ trợ cài đặt và khởi tạo đăng nhập vào ứng dụng.
Để nạp tiền vào tài khoản sử dụng thẻ thu phí tự động, chủ xe có thể thực hiện qua ứng dụng và thanh toán bằng Mobile Banking, VNPay, VNPTePay… được liên kết với ứng dụng.
Chủ xe có thể nạp tiền tài khoản dễ dàng qua ứng dụng điện thoại.
Lưu ý, nếu số dư tài khoản không đủ khi đi qua làn ETC dù đã dán thẻ, người điều khiển xe có thể bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Hi vọng với những điều cần lưu ý khi dán thẻ thu phí không dừng bên trên mà Học lái xe An Thái đã tổng hợp sẽ có ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ Hotline: 0796.300.900. Chúc bạn có những chuyến đi an toàn và thuận lợi!
Link : 5 điều chủ ô tô cần lưu ý khi dán thẻ thu phí không dừng