5 Điều mẹ bầu nên làm để cơ thể khỏe mạnh đón bé yêu
1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để tối ưu hóa dinh dưỡng trước khi sinh, mẹ phải bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: canxi, axit folic, sắt và protein. Đồng thời, cần cân bằng các nhóm thực phẩm: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, đậu…).
2. Chế độ vận động phù hợp
Duy trì chế độ luyện tập từ 3-4 lần/tuần, với các hoạt động phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội... không chỉ giúp mẹ “bầu khỏe, bầu đẹp” mà còn cải thiện sự dẻo dai, sức đề kháng… chuẩn bị tinh thần và thể chất cho sứ mệnh “vượt cạn” thiêng liêng.
Thời gian tập thể dục lý tưởng là 30-40 phút. Tuy nhiên, thời lượng này nên được xác định bằng cảm giác của mẹ bầu. Hãy vừa luyện tập vừa lắng nghe cơ thể, để biết chính xác tập bao nhiêu là vừa đủ.
3. Nghỉ ngơi và thư giãn
Stress chính là “kẻ thù” của phụ nữ mang thai. Stress làm rối loạn lượng đường và insulin trong máu, gây ra các vấn đề về sinh sản, có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và béo phì sau sinh.
Theo mbg – chuyên trang về phong cách sống tại Hoa Kỳ, ước tính ít nhất 80% các vấn đề sức khỏe đến từ tâm lý của các phụ nữ sắp làm mẹ. Hãy chọn cho mình một liệu pháp thư giãn phù hợp nhằm loại bỏ stress, có thể kể đến như thiền, các bài tập thở, viết nhật ký, trò chuyện, sắp xếp cuộc sống trở nên tinh giản hơn để tận hưởng từng giây phút thảnh thơi trong thai kỳ.
4. Tạo môi trường sống lành mạnh
Trong bụng mẹ, trẻ đã tiếp nhận các tín hiệu cảm xúc và tác động từ môi trường sống bên ngoài. Thế giới bên ngoài càng trong lành thì thế giới bên trong nuôi dưỡng bé sẽ càng yên bình, “tươi tốt”.
Mẹ bầu cần tránh môi trường sống độc hại, nơi không khí ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, những cơn cãi vã… Đồng thời tạo lập môi trường sống lành mạnh thông qua đa dạng hoạt động: đọc sách, nghe nhạc tiết tấu chậm, chan hòa với thiên nhiên...
5. Bảo vệ sức khỏe thông qua đề kháng da
Ngày tháng thai kỳ, mẹ rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh từ môi trường, trong đó làn da chính là lớp tiếp xúc đầu tiên và cũng là “địa bàn” hoạt động lý tưởng cho các loại vi khuẩn nguy hiểm. Nhưng có thể mẹ không biết, làn da vốn đã có chức năng đề kháng tự nhiên riêng, hay còn gọi là đề kháng da, một thành phần trong hệ miễn dịch, giúp chống vi khuẩn gây bệnh và bảo vệ cơ thể mỗi người.
Đề kháng của da hoạt động nhờ sự kết hợp của ba lớp gồm hàng rào vật lý, hóa học và sinh học. Hàng rào vật lý tạo ra sức mạnh để đề kháng của da chống chọi lại tia cực tím, thay đổi nhiệt độ, sự xâm nhập của các chất hóa học và vi khuẩn gây bệnh. Hàng rào hóa học từ các peptide và lipid kháng khuẩn giúp đề kháng da chống lại vi khuẩn có hại, kích thích các thành phần trong hệ miễn dịch hoạt động. Cuối cùng, lớp hàng rào sinh học trong đề kháng của da được tạo nên bởi hệ vi sinh ổn định sống thường trú trên da, góp phần thúc đẩy quá trình tiêu diệt các tác nhân có hại.
Ba lớp hàng rào này tạo thành “lá chắn” đề kháng da đặc biệt, mà nếu không có đề kháng da hay chức năng đề kháng của da bị suy yếu, cơ thể sẽ dễ dàng mắc các bệnh như nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy, cảm cúm hay nghiêm trọng hơn là viêm khớp, thấp tim, nhiễm trùng máu… Từ đây có thể thấy, đề kháng da đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của mẹ bầu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau.
Việc quét dọn thường xuyên để loại bỏ bụi, vi sinh vật và nấm mốc gây hại cũng được khuyến khích. Sử dụng máy lọc không khí hay máy lạnh có tính năng lọc khí bụi trong nhà cũng là ưu tiên hàng đầu.
Có đề kháng da, mẹ thêm yên tâm và sẵn sàng đón bé yêu chào đời
Bảo vệ đề kháng của da là điều thiết yếu để con luôn khỏe mạnh
Bên cạnh việc chăm sóc sức đề kháng, mẹ cần quan tâm hơn đến đề kháng da để có sức khỏe toàn diện đón bé. Nên chú ý vệ sinh da đúng cách bằng các sản phẩm phù hợp để bảo toàn chức năng đề kháng của da, đồng thời phát huy tối đa tác dụng của lớp “áo giáp” đề kháng da. Nhờ đó, cơ thể mẹ sẽ khỏe mạnh trong cả thai kỳ, sẵn sàng đón ngày bé yêu chào đời.
---------------------
Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền (GENLAB) là tổ chức Khoa học - Công nghệ và thành viên của Hiệp hội Khoa học hình sự Châu Á (AFSN) với các tiêu chuẩn xét nghiệm đạt độ chính xác cao theo tiêu chuẩn.
----------------------
Địa chỉ: 112 Trung Kính, Hà Nội
Website: https://genlab.vn/
☎ Hotline: 0968 589 489 - 1800 9696 73 (miễn phí )
1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để tối ưu hóa dinh dưỡng trước khi sinh, mẹ phải bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: canxi, axit folic, sắt và protein. Đồng thời, cần cân bằng các nhóm thực phẩm: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, đậu…).
2. Chế độ vận động phù hợp
Duy trì chế độ luyện tập từ 3-4 lần/tuần, với các hoạt động phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội... không chỉ giúp mẹ “bầu khỏe, bầu đẹp” mà còn cải thiện sự dẻo dai, sức đề kháng… chuẩn bị tinh thần và thể chất cho sứ mệnh “vượt cạn” thiêng liêng.
Thời gian tập thể dục lý tưởng là 30-40 phút. Tuy nhiên, thời lượng này nên được xác định bằng cảm giác của mẹ bầu. Hãy vừa luyện tập vừa lắng nghe cơ thể, để biết chính xác tập bao nhiêu là vừa đủ.
3. Nghỉ ngơi và thư giãn
Stress chính là “kẻ thù” của phụ nữ mang thai. Stress làm rối loạn lượng đường và insulin trong máu, gây ra các vấn đề về sinh sản, có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và béo phì sau sinh.
Theo mbg – chuyên trang về phong cách sống tại Hoa Kỳ, ước tính ít nhất 80% các vấn đề sức khỏe đến từ tâm lý của các phụ nữ sắp làm mẹ. Hãy chọn cho mình một liệu pháp thư giãn phù hợp nhằm loại bỏ stress, có thể kể đến như thiền, các bài tập thở, viết nhật ký, trò chuyện, sắp xếp cuộc sống trở nên tinh giản hơn để tận hưởng từng giây phút thảnh thơi trong thai kỳ.
4. Tạo môi trường sống lành mạnh
Trong bụng mẹ, trẻ đã tiếp nhận các tín hiệu cảm xúc và tác động từ môi trường sống bên ngoài. Thế giới bên ngoài càng trong lành thì thế giới bên trong nuôi dưỡng bé sẽ càng yên bình, “tươi tốt”.
Mẹ bầu cần tránh môi trường sống độc hại, nơi không khí ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, những cơn cãi vã… Đồng thời tạo lập môi trường sống lành mạnh thông qua đa dạng hoạt động: đọc sách, nghe nhạc tiết tấu chậm, chan hòa với thiên nhiên...
5. Bảo vệ sức khỏe thông qua đề kháng da
Ngày tháng thai kỳ, mẹ rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh từ môi trường, trong đó làn da chính là lớp tiếp xúc đầu tiên và cũng là “địa bàn” hoạt động lý tưởng cho các loại vi khuẩn nguy hiểm. Nhưng có thể mẹ không biết, làn da vốn đã có chức năng đề kháng tự nhiên riêng, hay còn gọi là đề kháng da, một thành phần trong hệ miễn dịch, giúp chống vi khuẩn gây bệnh và bảo vệ cơ thể mỗi người.
Đề kháng của da hoạt động nhờ sự kết hợp của ba lớp gồm hàng rào vật lý, hóa học và sinh học. Hàng rào vật lý tạo ra sức mạnh để đề kháng của da chống chọi lại tia cực tím, thay đổi nhiệt độ, sự xâm nhập của các chất hóa học và vi khuẩn gây bệnh. Hàng rào hóa học từ các peptide và lipid kháng khuẩn giúp đề kháng da chống lại vi khuẩn có hại, kích thích các thành phần trong hệ miễn dịch hoạt động. Cuối cùng, lớp hàng rào sinh học trong đề kháng của da được tạo nên bởi hệ vi sinh ổn định sống thường trú trên da, góp phần thúc đẩy quá trình tiêu diệt các tác nhân có hại.
Ba lớp hàng rào này tạo thành “lá chắn” đề kháng da đặc biệt, mà nếu không có đề kháng da hay chức năng đề kháng của da bị suy yếu, cơ thể sẽ dễ dàng mắc các bệnh như nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy, cảm cúm hay nghiêm trọng hơn là viêm khớp, thấp tim, nhiễm trùng máu… Từ đây có thể thấy, đề kháng da đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của mẹ bầu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau.
Việc quét dọn thường xuyên để loại bỏ bụi, vi sinh vật và nấm mốc gây hại cũng được khuyến khích. Sử dụng máy lọc không khí hay máy lạnh có tính năng lọc khí bụi trong nhà cũng là ưu tiên hàng đầu.
Có đề kháng da, mẹ thêm yên tâm và sẵn sàng đón bé yêu chào đời
Bảo vệ đề kháng của da là điều thiết yếu để con luôn khỏe mạnh
Bên cạnh việc chăm sóc sức đề kháng, mẹ cần quan tâm hơn đến đề kháng da để có sức khỏe toàn diện đón bé. Nên chú ý vệ sinh da đúng cách bằng các sản phẩm phù hợp để bảo toàn chức năng đề kháng của da, đồng thời phát huy tối đa tác dụng của lớp “áo giáp” đề kháng da. Nhờ đó, cơ thể mẹ sẽ khỏe mạnh trong cả thai kỳ, sẵn sàng đón ngày bé yêu chào đời.
---------------------
Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền (GENLAB) là tổ chức Khoa học - Công nghệ và thành viên của Hiệp hội Khoa học hình sự Châu Á (AFSN) với các tiêu chuẩn xét nghiệm đạt độ chính xác cao theo tiêu chuẩn.
----------------------
Địa chỉ: 112 Trung Kính, Hà Nội
Website: https://genlab.vn/
☎ Hotline: 0968 589 489 - 1800 9696 73 (miễn phí )