Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào bản lĩnh của nhà quản trị. Vì vậy khi người đứng đầu mắc sai lầm, doanh nghiệp cũng sẽ lâm vào tình trạng thiếu ổn định, năng suất làm việc không đạt hiệu quả. Cùng Lavan điểm qua những sai lầm phổ biến mà các nhà lãnh đạo thường phạm phải dưới đây để tránh nhé!
Tập trung toàn bộ các công việc thường nhật
Một sai lầm của người quản lý thường mắc đó là tham gia thực hiện vào tất cả mọi việc ngay cả những công việc nhỏ nhất trong khi vai trò của họ là định hướng và đưa ra những chiến lược mang tính tổng thể để phát triển doanh nghiệp. Những công việc nhỏ này chiếm rất nhiều thời gian của nhà quản trị khiến họ không có thời gian để hoàn thành vai trò chính của mình.
Người lãnh đạo chỉ nên hướng dẫn, giám sát và đánh giá các nhiệm vụ của nhân viên cấp dưới. Tin tưởng vào năng lực làm việc của các nhân viên và giao việc cho họ.
>> Xem thêm quản lý doanh nghiệp hiệu quả dựa trên 6 nguyên tắc đơn giản: https://lavan.com.vn/quan-ly-doanh-nghiep/
Không giới hạn thời gian làm việc
Những nhà quản trị thường luôn “trăm công nghìn việc” và họ sống mãi trong công việc, làm việc mọi lúc mọi nơi. Nhưng đây không phải là tín hiệu tốt vì điều này sẽ khiến họ quên đi những việc quan trọng khác, phá vỡ mối quan hệ cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của mình.
Các nhà quản trị nên giành thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, sắp xếp thời gian biểu và lịch trình công việc phù hợp, thực hiện các công việc có tính quan trọng trước tiên và đặt cho mình một giới hạn thời gian làm việc khoa học, hợp lý.
Không xử lý những bất đồng trong nhân sự
Trong vai trò là nhà quản lý, bạn dễ bị cuốn vào công việc đến mức không còn thời gian cho đội ngũ nhân viên của mình. Đó chính là lý do khiến doanh nghiệp đi xuống nhanh nhất. Thử hỏi một tổ chức luôn bất đồng, mâu thuẫn với nhau có thể phát triển được hay không? Huống hồ sự phát triển của một doanh nghiệp lại là sự nổ lực của toàn bộ nhân sự trong công ty.
Hãy giành thời gian để giao tiếp, hỏi han nhân viên mình về những khó khăn, bất đồng trong quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp nhân viên tin tưởng và coi trọng bạn hơn. Thường xuyên tổ chức những cuộc họp nhằm lắng nghe ý kiến, đóng góp của tất cả mọi người để có sự điều chỉnh và hoà giải kịp thời.
>> Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp nhằm phòng tránh những sai phạm và thất thoát
Xem mình là “vũ trụ”
Các nhà lãnh đạo rất dễ bị cuốn vào thế giới riêng của họ mà không quan tâm đến đời sống tinh thần và cách làm việc của nhân viên cấp dưới. Dựa vào quyền lực của mình khi ở vị trí cao nhất, họ kiêu ngạo và không lắng nghe và thấu hiểu mọi người xung quanh.
Việc làm này chỉ khiến nhân viên chán nản, coi thường và họ không còn hứng thú làm việc hết mình cống hiến cho công ty. Nhà quản trị nên nhớ rằng, muốn thành công thì cần phải biết kiềm chế cái “tôi”, trở thành người mà nhân viên thực sự cần.
Khen/ chê nhân viên sai cách
Là nhân viên ai cũng đã từng mắc những sai lầm, nhưng điều quan trọng là họ có thể đứng lên và làm tốt hơn hay không phụ thuộc rất nhiều vào những lời động viên của nhà quản lý. Khen hay chê nhân viên cũng là một nghệ thuật là người làm quản trị cần học hỏi.
Nhân viên nào cũng muốn công sức của họ được cấp trên công nhận và tán thưởng. Nhưng nhà quản lý cũng phải để tâm đến tính cách, độ tuổi mà có những hành động khích lệ phù hợp. Sự khích lệ là một động lực to lớn giúp nhân viên cảm thấy được giá trị của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong chúng ta ai cũng đã mắc sai lầm, nhà quản lý doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Nhưng sai lầm có thể khắc phục khi bạn học hỏi, giành thời gian để nhận biết và cải thiện. Tránh những lỗi thường gặp nêu trên sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và thành công hơn trên con đường quản trị của mình.
Tập trung toàn bộ các công việc thường nhật
Một sai lầm của người quản lý thường mắc đó là tham gia thực hiện vào tất cả mọi việc ngay cả những công việc nhỏ nhất trong khi vai trò của họ là định hướng và đưa ra những chiến lược mang tính tổng thể để phát triển doanh nghiệp. Những công việc nhỏ này chiếm rất nhiều thời gian của nhà quản trị khiến họ không có thời gian để hoàn thành vai trò chính của mình.
Người lãnh đạo chỉ nên hướng dẫn, giám sát và đánh giá các nhiệm vụ của nhân viên cấp dưới. Tin tưởng vào năng lực làm việc của các nhân viên và giao việc cho họ.
>> Xem thêm quản lý doanh nghiệp hiệu quả dựa trên 6 nguyên tắc đơn giản: https://lavan.com.vn/quan-ly-doanh-nghiep/
Không giới hạn thời gian làm việc
Những nhà quản trị thường luôn “trăm công nghìn việc” và họ sống mãi trong công việc, làm việc mọi lúc mọi nơi. Nhưng đây không phải là tín hiệu tốt vì điều này sẽ khiến họ quên đi những việc quan trọng khác, phá vỡ mối quan hệ cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của mình.
Các nhà quản trị nên giành thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, sắp xếp thời gian biểu và lịch trình công việc phù hợp, thực hiện các công việc có tính quan trọng trước tiên và đặt cho mình một giới hạn thời gian làm việc khoa học, hợp lý.
Không xử lý những bất đồng trong nhân sự
Trong vai trò là nhà quản lý, bạn dễ bị cuốn vào công việc đến mức không còn thời gian cho đội ngũ nhân viên của mình. Đó chính là lý do khiến doanh nghiệp đi xuống nhanh nhất. Thử hỏi một tổ chức luôn bất đồng, mâu thuẫn với nhau có thể phát triển được hay không? Huống hồ sự phát triển của một doanh nghiệp lại là sự nổ lực của toàn bộ nhân sự trong công ty.
Hãy giành thời gian để giao tiếp, hỏi han nhân viên mình về những khó khăn, bất đồng trong quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp nhân viên tin tưởng và coi trọng bạn hơn. Thường xuyên tổ chức những cuộc họp nhằm lắng nghe ý kiến, đóng góp của tất cả mọi người để có sự điều chỉnh và hoà giải kịp thời.
>> Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp nhằm phòng tránh những sai phạm và thất thoát
Xem mình là “vũ trụ”
Các nhà lãnh đạo rất dễ bị cuốn vào thế giới riêng của họ mà không quan tâm đến đời sống tinh thần và cách làm việc của nhân viên cấp dưới. Dựa vào quyền lực của mình khi ở vị trí cao nhất, họ kiêu ngạo và không lắng nghe và thấu hiểu mọi người xung quanh.
Việc làm này chỉ khiến nhân viên chán nản, coi thường và họ không còn hứng thú làm việc hết mình cống hiến cho công ty. Nhà quản trị nên nhớ rằng, muốn thành công thì cần phải biết kiềm chế cái “tôi”, trở thành người mà nhân viên thực sự cần.
Khen/ chê nhân viên sai cách
Là nhân viên ai cũng đã từng mắc những sai lầm, nhưng điều quan trọng là họ có thể đứng lên và làm tốt hơn hay không phụ thuộc rất nhiều vào những lời động viên của nhà quản lý. Khen hay chê nhân viên cũng là một nghệ thuật là người làm quản trị cần học hỏi.
Nhân viên nào cũng muốn công sức của họ được cấp trên công nhận và tán thưởng. Nhưng nhà quản lý cũng phải để tâm đến tính cách, độ tuổi mà có những hành động khích lệ phù hợp. Sự khích lệ là một động lực to lớn giúp nhân viên cảm thấy được giá trị của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong chúng ta ai cũng đã mắc sai lầm, nhà quản lý doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Nhưng sai lầm có thể khắc phục khi bạn học hỏi, giành thời gian để nhận biết và cải thiện. Tránh những lỗi thường gặp nêu trên sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và thành công hơn trên con đường quản trị của mình.