Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc 7 cách dạy trẻ thất bại là điều tuyệt vời

thanhtruchn

Thành viên cấp 1
Tham gia
4/4/19
Bài viết
485
Thích
0
Điểm
16
#1
7 cách dạy trẻ thất bại là điều tuyệt vời
Phần lớn trẻ em đều sợ thất bại. Với tư cách là cha mẹ, thầy cô giáo, chúng ta cũng luôn mong muốn bọn trẻ thành công. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ biết rằng thất bại không có gì xấu? Thất bại là một bước quan trọng trên hành trình học hỏi suốt đời?
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà nội ( lớp học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)


Thực tế thì thất bại là thành tố cần thiết – chứ không phải đối lập – của thành công. Bộ não của chúng ta lớn lên và phát triển theo các cách quan trọng bất cứ khi nào chúng ta đối mặt với thất bại. Thời điểm trẻ hiểu được khái niệm này cũng là lúc những điều kỳ diệu có thể xảy ra cho trẻ (cho cả chúng ta).

Chuyên gia về sự kiên trì, bền bỉ Rachel Simmons cho biết: “Hãy nghĩ đến những sai lầm lớn nhất của bạn… Chúng có thể đã dạy bạn thêm dũng cảm, thêm sức mạnh và thêm khôn ngoan hơn bất cứ thành tựu nào bạn từng đạt được”. Thay vì đẻ trẻ sợ hãi thất bại, cha mẹ có thể giúp trẻ nhìn thấy ở thất bại cơ hội học hỏi quý giá.

Sau đây là 7 cách để dạy trẻ về món quà tặng mang tên thất bại cũng như kỹ năng đối mặt với thất bại:


Tập trung vào tư duy mở
Chúng ta đều biết rằng, phát triển tư duy mở là giúp thúc đẩy khả năng của trẻ. Nó cũng thay đổi phản ứng của trẻ với thất bại.
Nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tờ Developmental Cognitive Science chỉ rằng, sau khi mắc sai lầm, trẻ có tư duy mở biểu hiện phản ứng não lớn hơn so với trẻ có tư duy đóng. Trẻ cũng có nhiều khả năng cải thiện bản thân hơn sau đó.
Thất bại là không thể tránh khỏi. Nhưng bằng cách tập trung vào điều gì sai và cách khắc phục, trẻ có tư duy mở hoàn toàn đủ sức biến thất bại thành trải nghiệm học hỏi tích cực.
Để thất bại xảy ra
Trẻ hưởng lợi từ việc trải nghiệm thất bại. Chúng ta biết như vậy nhưng thật khó để chấp nhận nó. Không ít phụ huynh vẫn đánh đồng việc nuôi dạy con tốt với ngăn trẻ không phải vật lộn trước khó khăn.
Trong cuốn sách “The Gift of Failure” (tạm dịch: Món quà của Thất bại), tác giả kiêm nhà giáo Jessica Lahey mô tả chi tiết hậu quả của hướng tiếp cận này. Theo bà, các trải nghiệm mang tính thử thách là cách duy nhất giúp ta phát triển một số kỹ năng ứng phó và giải quyết vấn đề. Nếu bao bọc con cái khỏi mọi thử thách, khó khăn, các kết nối chủ chốt trong não sẽ không thể hình thành và phát triển. “Cho phép những thất bại nhỏ lúc này sẽ dạy trẻ các kỹ năng để đối phó với thất bại và thậm chí tránh gặp những thất bại nặng nề hơn sau này”, bà nhấn mạnh.

Ảnh: Career Builder CaribbeanĐể đối diện với nỗi sợ hãi của chính người lớn chúng ta về việc để trẻ thất bại, tác giả Simmons gợi ý bạn đặt ra những câu hỏi này cho chính mình:
  • Mình sẽ dạy con thế nào vào lúc này nếu mình không hề sợ hãi hay căng thẳng?
  • Hậu quả của những sai lầm kéo dài hoặc đe doạ mạng sống là gì?
  • Con mình sẽ học được gì nếu mình lùi lại một bước và cho phép tình huống đó diễn ra theo tự nhiên?
Hãy trao cho trẻ không gian để thất bại. Con bạn và cả bạn nữa sẽ mạnh mẽ hơn sau thất bại. Bởi vì “thất bại đâu có chết người”.
Chào đón thất bại
Thất bại là người thầy tuyệt vời. Vậy tại sao lại không chào đón thất bại để biết một cơ hội mới vừa mở ra?

Một số cách chào đón thất bại:
  1. Trao cho trẻ cơ hội để chia sẻ về sai lầm của mình mà không đi kèm với cảm giác xấu hổ, nhục nhã. Cùng với đó là những bài học trẻ rút ra được từ sai lầm.
  2. Tạo ra “Những ngày thứ 6 Thất bại” (Failure Fridays) trong tuần. Đây sẽ là lúc bạn và trẻ đọc về một người nổi tiếng từng thất bại.
  3. Đập tay với trẻ mỗi khi nhìn thấy ở một sai lầm vừa mắc dấu hiệu của một cơ hội mới.
  4. Thực hành hoạt động “My Favorite No” (ý chỉ “lần thất bại ưa thích của tôi”). Theo đó, cùng trẻ xác định một sai lầm thực sự tốt mà trẻ phạm phải. Đó có thể là sai lầm giúp làm nổi bật ý nghĩa của một khái niệm quan trọng. Trẻ có thể thảo luận về phạm vi tích cực của sai lầm đó và những suy nghĩ đúng sau mỗi lần vấp ngã.
  5. Chia sẻ với trẻ về FAIL – cụm từ viết tắt tương đương với “Thất bại” (First Attempt In Learning – Nỗ lực đầu tiên trong quá trình học hỏi)
Giải thích “Hố sâu học tập” – Learning Pit cho con
Những lần vấp ngã là giai đoạn thiết yếu trong quá trình học tập. Được sáng tạo nên bởi James Nottingham, “Hố sâu học tập” là cách đơn giản và hiệu quả để truyền dẫn ý tưởng này cho trẻ.

Khi đối mặt với thử thách, tất cả chúng ta đều rơi xuống “hố sâu” của sự bất định. Những suy nghĩ như “Mình thất bại rồi” hay “Mình mắc kẹt rồi” chỉ là dấu hiệu cho thấy tư duy sâu sắc hơn và việc học hỏi đang diễn ra. James Nottingham khẳng định: “Bạn có hiểu được nghĩa của ‘Eureka!’ – Tìm ra rồi mà không trải qua lần đầu tiên phải vật lộn với khó khăn không?”.
Dạy trẻ về nghĩa ẩn dụ của “hố sâu” và biến nó thành một phần trong vốn từ vựng hàng ngày. Ví dụ, trong một hoạt động khó, hãy hỏi con: “Ai đang ở dưới hố sâu? Ai đang ở ngoài hố sâu?”.
Giải thích về khoa học não bộ
Thông thường, gần như trẻ nào cũng sợ thất bại. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ biết sai lầm giúp não bộ lớn lên? Thật mừng vì có vô số nghiên cứu chứng minh cho điều này.
Lo lắng của trẻ về thất bại có thể rất chung chung, như luôn muốn là người hoàn hảo. Hay cụ thể hơn như luôn muốn điểm 10 bài kiểm tra.

Sau đây là một số bí kíp dựa trên cơ sở khoa học để cùng thảo luận với con về những nỗi lo lắng, sợ hãi đó:
1. Nếu trẻ sợ bị sai:
  • Hãy nói với con: Mọi lỗi sai mà con phạm phải đều dẫn tới các dòng điện giúp con học hỏi
  • Tìm một nghiên cứu khoa học chứng minh não bộ của con “sẽ sáng lên và lớn thêm” bất cứ khi nào con phạm sai lầm. Sau đó, giải thích và thảo luận với trẻ.
2. Nếu trẻ sợ đoán sai:
  • Hãy nói với con: Đưa ra dự đoán là một trong những cách học tốt nhất
  • Đưa ra dự đoán sai mà con đinh ninh là đúng rồi sau đó được chữa lại cho cho đúng thậm chí còn tốt hơn! Bộ não sẽ dễ dàng nhớ lại đáp án đúng trong tương lai.
3. Nếu trẻ sợ bài khó:
  • Hãy nói với con: khi gặp bài khó thì sự thật là không chỉ con mà mọi người đều bị sai nhiều hơn.
  • Tuy nhiên, việc phải nỗ lực nhiều hơn để hiểu một tài liệu khó giúp con ghi nhớ lâu hơn, tốt hơn.
  • Cho trẻ xem video dài 2 phút nói về những thử thách giúp phát triển bộ não như thế nào. (Lưu ý: video bằng tiếng Anh)

Những cách khác để thất bại mà vẫn tiến lên phía trước bao gồm:
  • Đọc những cuốn sách như “Mistakes That Worked” (tạm dịch “Sai lầm có ích”) của tác giả Charlotte Foltz Jones
  • Thảo luận các bài học rút ra từ thất bại của mình, như sự cảm thông lớn hơn dành cho người khác; biết cách giải quyết vấn đề. Thậm chí là học cách tha thứ cho bản thân
  • Lên kế hoạch cho những lần thử – sai trong tương lai (Mẹ háo hức mong chờ con sẽ thử những cách nào khác để hoàn thành nhiệm vụ này)
  • Xem video dài 1 phút về một phát minh hỏng dẫn tới ý tưởng mới có khả năng cứu mạng như thế nào
  • Tìm hiểu về những tấm gương người nổi tiếng vươn lên từ thất bại.
  • Thực hiện hoạt động “The Stairway to Success” (Nấc thang dẫn tới thành công), nhất là khi con bạn chơi thể thao. Đây là cách hay giúp trẻ học hỏi nhiều hơn về những vận động viên trẻ yêu thích và thất bại của họ.
Huấn luyện viên về năng suất lao động, Lee Garrett, từng nói: “Chúng ta không được định nghĩa bởi cách chúng ta thất bại. Chúng ta được định vị bằng cách chúng ta vươn lên từ thất bại”.

Kỹ thuật này gồm 4 bước:
  • R-Recognize
Nhận biết điều gì đang xảy ra (Chuyện gì thế nhỉ? Mình cảm thấy sao? Mình có cảm giác đó ở nơi nào trong cơ thể?)
Ví dụ: Mình điên lên với bản thân mình mất tôi vì đã trượt bài thi đánh vần. Mình muốn khóc quá.
  • A-Allow
Cho phép cuộc sống tiếp diễn như nó vốn có (Mình có thể cứ để những suy nghĩ/cảm xúc ở đó. Cho dù là mình không thích đi nữa)
Ví dụ: Mình điên quá và chỉ muốn khóc thôi. Thật khó chịu nhưng mình có thể để bản thân có những cảm xúc này.
  • I-Investigate
Tìm hiểu bằng sự tử tế (Tại sao mình lại có cảm nhận này? Nó có thực sự đúng có thật không?)
Ví dụ: Mình nhận thấy mình cũng đôi chút thất vọng về bản thân, chứ không chỉ là giận đâu. Mình băn khoăn không hiểu tại sao. Có thể vì mình nghĩ mình lẽ ra nên học chăm chỉ hơn”.
  • N-Non-Identification
Không đánh đồng (Mình đang có suy nghĩ/cảm xúc này. Nhưng mình không phải là suy nghĩ/cảm xúc đó)
Ví dụ: Mình có thể cảm thấy giận dữ hay thất vọng nhưng mình không phải là những cảm xúc đó. Mình lớn hơn cách mình đang cảm nhận vào khoảnh khắc này.
Để thực hành kỹ thuật RAIN, bạn hãy in những bước trên ra và làm mẫu từ chính một trong những sai lầm của bạn. Sau đó, hỏi con có muốn thử quá trình này với sai lầm con vừa phạm phải không.
Theo Big Life Journal
 

Đối tác

Top