- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
7 trò chơi truyền thống Singapore cho trẻ Tiểu học
Những trò chơi truyền thống Singapore như bắn bi, nhảy lò cò theo các ô số… rất giống với những gì trẻ em Việt Nam xưa hay chơi. Chúng không chỉ vô cùng vui nhộn mà còn góp phần rèn giũa các kỹ năng vận động, ghi nhớ…
Thầy Trường mở trung tâm học toán , học thêm toán , trung tâm luyện thi toán tại Hà Nội
5 viên đá
Giới thiệu: Ban đầu, trò chơi này sử dụng những viên đá nhỏ nên mới tên như vậy. Sau này, chúng được thay thế bằng 5 chiếc túi vải hình tam giác. Bên trong túi đựng gạo, cát hoặc hạt đỗ khô. Việc tự làm một chiếc như thế này cùng con cũng rất thú vị!
Trò chơi này gợi nhớ đến trò chơi chuyền dân dã của Việt Nam.
Cách chơi:
Trò chơi rèn luyện khả năng phối hợp tay – mắt cũng như kỹ năng vận động thô.
Đá cầu
Giới thiệu:
Quả cầu được làm từ lông gà gắn vào một cái đế hình tròn bằng cao su. Trò chơi này vốn được dùng để củng cố kỹ năng võ thuật của các nhà sư Thiếu Lâm Tự và binh sĩ trong quân đội.
Cách chơi:
Người chơi dùng chân đá quả cầu lên trời. Càng đá được nhiều lượt càng tốt. Điều kiện là không để cầu rơi xuống đất. Người thắng là người có số lần đá cầu và giữ cầu trên không nhiều nhất.
Tác dụng:
Trò chơi này giúp tăng cường sự thăng bằng cho trẻ, mức độ linh hoạt về thể chất và tinh thần bền bỉ, kiên trì. Nhớ là quả cầu chỉ được tiếp xúc với một chân.
Nhảy lò cò
Giới thiệu:
Người chơi sẽ cần nhảy lò cò qua một loạt ô vuông vẽ trên sân. Dùng một vật nhỏ như nắp chai, đồ chơi nhỏ bằng nhựa làm dấu. Đây không phải là một trò chơi dễ. Nó đòi hỏi người chơi phải có sự tập trung và khéo léo nhất định.
Cách chơi:
Kỹ năng nhảy lò cò và giữ thăng bằng sẽ được rèn giũa tốt nhất qua trò chơi này.
Tẩy in hình quốc kỳ
Giới thiệu:
Đây là lý do hàng đầu cho việc học sinh Singapore xếp hàng dài trước cửa hiệu sách trong trường vào giờ nghỉ giải lao để mua những cục tẩy hình chữ nhật. Trên đó, có in hình quốc kỳ các quốc gia. Phiên bản trước đó của trò chơi sử dụng các khuôn nhựa nhỏ xíu hình trái cây, rau, côn trùng, động vật (hình phải). Ngoài ra, có thể sử dụng nắp chai hoặc dây chun (nịt).
Cách chơi:
Phải có ít nhất 2 người chơi.
Dùng ngón tay, thường là ngón cái hoặc ngón trỏ, người chơi lần lượt hẩy cục tẩy của mình sao cho nó nằm trên cục tẩy của đối phương. Để trò chơi mang tính cạnh tranh hơn, người thua sẽ phải nộp tẩy của mình cho người thắng.
Tác dụng:
Sử dụng trò chơi này để luyện kỹ năng vận động tinh cho con. Bởi trẻ sẽ cần dùng đủ lực để đảm bảo cục tẩy của mình nằm trên cục tẩy của đối phương. Vật dùng trong trò chơi càng nhỏ thì độ khó càng tăng.
Bắn bi
Giới thiệu:
Do bi có rất nhiều màu sắc khác nhau nên một số cao thủ bắn bi sở hữu cả một bộ sưu tập “khủng”. Chỉ cần đảm bảo rằng con bạn không chơi trò chơi vui nhộn này vào tối muộn. Hàng xóm của bạn sẽ không hài lòng đâu. Dùng phấn vẽ một vòng tròn trên sân. Trẻ sẽ đặt tất cả bi của mình vào đó.
Cách chơi:
Phải có 2 người chơi. Lần lượt, mỗi người phải bắn bi của đối phương ra khỏi vòng tròn.
Người có số viên bi trong vòng tròn còn lại nhiều nhất giành phần thắng.
Tác dụng:
Trò chơi là cơ hội để trẻ nâng cao kỹ năng vận động tinh. Việc dùng lực phải được tính toán kỹ để không quá mạnh, không quá nhẹ.
Nhặt que
Giới thiệu:
Trò chơi này thường dùng que nhựa hoặc gỗ mua từ tiệm đồ chơi. Bạn cũng có thể dùng các que xiên thịt được sơn các màu khác nhau.
Cách chơi:
Ngoài việc cải thiện kỹ năng vận động tinh, trò chơi còn kiểm tra cảm nhận về không gian của trẻ. Trẻ sẽ cần quyết định phải nhặt que nào và cách nhặt phải đủ khéo để không làm ảnh hưởng tới các que khác.
Nhảy dây
Giới thiệu:
Trước hết, cần có các sợi dây chun nối lại với nhau thành một vòng dây dài. Người chơi sẽ phải nhảy vào nhiều mô hình được tạo ra từ vòng dây đó trước khi lên được cấp độ cao hơn.
Cách chơi:
Một trò chơi đòi hỏi vận động thể chất rất nhiều. Người chơi cũng phải phối hợp chân và mắt rất tài.
Theo Smart Parents
Những trò chơi truyền thống Singapore như bắn bi, nhảy lò cò theo các ô số… rất giống với những gì trẻ em Việt Nam xưa hay chơi. Chúng không chỉ vô cùng vui nhộn mà còn góp phần rèn giũa các kỹ năng vận động, ghi nhớ…
Thầy Trường mở trung tâm học toán , học thêm toán , trung tâm luyện thi toán tại Hà Nội
5 viên đá
Giới thiệu: Ban đầu, trò chơi này sử dụng những viên đá nhỏ nên mới tên như vậy. Sau này, chúng được thay thế bằng 5 chiếc túi vải hình tam giác. Bên trong túi đựng gạo, cát hoặc hạt đỗ khô. Việc tự làm một chiếc như thế này cùng con cũng rất thú vị!
Trò chơi này gợi nhớ đến trò chơi chuyền dân dã của Việt Nam.
Cách chơi:
- Số lượng người chơi: 1, 2 hoặc nhiều người đều được.
- Trước hết, 1 người chơi bắt đầu bằng cách tung cả 5 viên đá/túi xuống sàn.
- Chỉ bằng 1 tay, phải thảy một viên đá/túi lên không trung và nhặt một viên đá/túi khác trong lúc phải đỡ được viên đá/túi đầu tiên sao cho nó không rơi chạm sàn.
- Cứ thế, cho tới khi người chơi lần lượt nắm trong tay cả 5 viên đá/túi là giành phần thắng.
- Người chơi sẽ thua hoặc bị mất lượt nếu không bắt được viên đá/túi nào.
Trò chơi rèn luyện khả năng phối hợp tay – mắt cũng như kỹ năng vận động thô.
Đá cầu
Giới thiệu:
Quả cầu được làm từ lông gà gắn vào một cái đế hình tròn bằng cao su. Trò chơi này vốn được dùng để củng cố kỹ năng võ thuật của các nhà sư Thiếu Lâm Tự và binh sĩ trong quân đội.
Cách chơi:
Người chơi dùng chân đá quả cầu lên trời. Càng đá được nhiều lượt càng tốt. Điều kiện là không để cầu rơi xuống đất. Người thắng là người có số lần đá cầu và giữ cầu trên không nhiều nhất.
Tác dụng:
Trò chơi này giúp tăng cường sự thăng bằng cho trẻ, mức độ linh hoạt về thể chất và tinh thần bền bỉ, kiên trì. Nhớ là quả cầu chỉ được tiếp xúc với một chân.
Nhảy lò cò
Giới thiệu:
Người chơi sẽ cần nhảy lò cò qua một loạt ô vuông vẽ trên sân. Dùng một vật nhỏ như nắp chai, đồ chơi nhỏ bằng nhựa làm dấu. Đây không phải là một trò chơi dễ. Nó đòi hỏi người chơi phải có sự tập trung và khéo léo nhất định.
Cách chơi:
- Phải có ít nhất 2 người chơi. Đứng trước ô vuông thứ nhất, người chơi đầu tiên tung dấu vào ô vuông thứ nhất. Phải đảm bảo dấu không chạm vào các cạnh hình vuông.
- Sau đó, nhảy lò cò từ ô vuông số 1 tới số 3, hạ xuống bằng 2 chân. 1 chân trong ô số 4, 1 chân trong ô số 5.
- Lặp lại cho tới khi tới ô vuông 7 và 8.
- Quay trở lại ô số 2.
- Trong khi giữ thăng bằng trên 1 chân, người chân cúi người để nhặt dấu trong ô số 1 lên.
- Nhảy lò cò về ô số 1, sau đó, về vạch xuất phát và tiếp tục thảy dấu vào ô vuông số 2.
- Cứ như vậy, người chơi thảy và nhặt dấu lên từ 8 ô vuông.
- Trong lượt cuối, khi tới ô số 7 và số 8, người chơi đứng quay lưng lại ô số 9 rồi gập người, dùng tay cảm nhận để lấy được dấu phía sau mình.
- Bất cứ khi nào để chân chạm cạnh ô vuông, người chơi mất lượt.
Kỹ năng nhảy lò cò và giữ thăng bằng sẽ được rèn giũa tốt nhất qua trò chơi này.
Tẩy in hình quốc kỳ
Giới thiệu:
Đây là lý do hàng đầu cho việc học sinh Singapore xếp hàng dài trước cửa hiệu sách trong trường vào giờ nghỉ giải lao để mua những cục tẩy hình chữ nhật. Trên đó, có in hình quốc kỳ các quốc gia. Phiên bản trước đó của trò chơi sử dụng các khuôn nhựa nhỏ xíu hình trái cây, rau, côn trùng, động vật (hình phải). Ngoài ra, có thể sử dụng nắp chai hoặc dây chun (nịt).
Cách chơi:
Phải có ít nhất 2 người chơi.
Dùng ngón tay, thường là ngón cái hoặc ngón trỏ, người chơi lần lượt hẩy cục tẩy của mình sao cho nó nằm trên cục tẩy của đối phương. Để trò chơi mang tính cạnh tranh hơn, người thua sẽ phải nộp tẩy của mình cho người thắng.
Tác dụng:
Sử dụng trò chơi này để luyện kỹ năng vận động tinh cho con. Bởi trẻ sẽ cần dùng đủ lực để đảm bảo cục tẩy của mình nằm trên cục tẩy của đối phương. Vật dùng trong trò chơi càng nhỏ thì độ khó càng tăng.
Bắn bi
Giới thiệu:
Do bi có rất nhiều màu sắc khác nhau nên một số cao thủ bắn bi sở hữu cả một bộ sưu tập “khủng”. Chỉ cần đảm bảo rằng con bạn không chơi trò chơi vui nhộn này vào tối muộn. Hàng xóm của bạn sẽ không hài lòng đâu. Dùng phấn vẽ một vòng tròn trên sân. Trẻ sẽ đặt tất cả bi của mình vào đó.
Cách chơi:
Phải có 2 người chơi. Lần lượt, mỗi người phải bắn bi của đối phương ra khỏi vòng tròn.
Người có số viên bi trong vòng tròn còn lại nhiều nhất giành phần thắng.
Tác dụng:
Trò chơi là cơ hội để trẻ nâng cao kỹ năng vận động tinh. Việc dùng lực phải được tính toán kỹ để không quá mạnh, không quá nhẹ.
Nhặt que
Giới thiệu:
Trò chơi này thường dùng que nhựa hoặc gỗ mua từ tiệm đồ chơi. Bạn cũng có thể dùng các que xiên thịt được sơn các màu khác nhau.
Cách chơi:
- Phải có 2 hoặc nhiều hơn 2 người chơi.
- Dùng 1 tay để cầm bó que theo chiều thẳng đừng. Sau đó, thả tay ra.
- Những que này tạo thành hình ngẫu nhiên.
- Lần lượt, mỗi người chơi phải nhặt một que lên mà không làm dịch chuyển que khác. Nếu không, người chơi sẽ bị mất lượt.
Ngoài việc cải thiện kỹ năng vận động tinh, trò chơi còn kiểm tra cảm nhận về không gian của trẻ. Trẻ sẽ cần quyết định phải nhặt que nào và cách nhặt phải đủ khéo để không làm ảnh hưởng tới các que khác.
Nhảy dây
Giới thiệu:
Trước hết, cần có các sợi dây chun nối lại với nhau thành một vòng dây dài. Người chơi sẽ phải nhảy vào nhiều mô hình được tạo ra từ vòng dây đó trước khi lên được cấp độ cao hơn.
Cách chơi:
- Cần có ít nhất 3 người chơi. 2 người chơi đứng dối diện nhau trong vòng dây, sao cho tạo thành một hình chữ nhật với dây thun đi qua vị trí mắt cá nhân mỗi người.
- Người còn lại nhảy vào một chuỗi các mô hình được tạo ra. Lặp lại 7 lần với mỗi mô hình và chuyển sang mô hình kế tiếp.
- Mẫu 1: Người chơi trước hết đặt cả 2 chân vào trong hình chữ nhật. Sau đó, nhảy ra với 2 chân ở hai cạnh bên hình chữ nhật. Không được chạm vào vòng dây.
- Mẫu 2: Đặt 1 chân (ví dụ chân trái) vào trong hình chữ nhật. Có thể nhảy để đổi vị trí hai chân – chân phải giờ vào trong và chân trái ra ngoài. Tiếp tục đổi chân 6 lần nữa để hoàn tất mô hình này.
- Mẫu 3: Đặt chân lên một cạnh hình chữ nhật, sau đó, nhảy và đặt chân còn lại vào cạnh kia. Nhảy trở lại ví trí xuất phát. Làm 6 lần.
- Mẫu 4: Đặt một chân (ví dụ, chân trái) lên một cạnh hình chữ nhật, chân phải ở ngoài. Nhảy, sau đó, đặt chân trái ra ngoài hình, chân phải lên cạnh hình chữ nhật. Nhảy trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 6 lần nữa.
- Người chơi hoàn tất cả 4 mô hình trên sẽ chuyển sang cấp độ tiếp theo khó hơn. Lúc này, vòng dây được chuyển từ vị trí mắt cá chân lên đầu gối. Vị trí cao nhất của vòng dây là eo.
Một trò chơi đòi hỏi vận động thể chất rất nhiều. Người chơi cũng phải phối hợp chân và mắt rất tài.
Theo Smart Parents