- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
8 hoạt động trong nhà cho bé siêu hiếu động
Nhiều cha mẹ than thở về chuyện phải “chạy” theo đứa con vô cùng hiếu động, không lúc nào chịu ngồi yên, dù chỉ một chút của mình. Sao không thử những trò chơi, hoạt động dưới đây?
Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp
Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6.
1 Truy tìm kho báu
Lên danh sách những vật được giấu kín trong nhà và đưa cho con. Tìm kiếm những vật này có thể giúp trẻ vừa chuyển động cả thân thể lẫn não bộ. Chỉ cần đảm bảo rằng, chỉ dẫn kho báu phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ.
Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng sau:
2 Trò chơi với xốp hơi bong bóng
Vật liệu dùng để gói hàng này có thể tạo cảm hứng cho đủ mọi hoạt động. Trải một tấm thảm là xốp hơi bong bóng ra sàn và để con bước trên “thảm đỏ”. Dùng xốp hơi bong bóng làm thành các ô vuông để chơi trò nhảy lò cò. Dùng bút đánh dấu viết chữ cái lên bong bóng rồi thử thách con đập vỡ bảng chữ cái thật nhanh. Bạn thậm chí có thể để trẻ sơn màu lên xốp hơi bong bóng và dùng giấy ép xuống. Khi bong bóng vỡ, bé sẽ có một bức tranh độc đáo.
3 Bóng chuyền bóng bay
Một trò chơi không thể dễ dàng hơn. Thổi một quả bóng bay. Dùng băng dính đánh dấu đường kẻ giả làm “lưới” bóng chuyền trên sàn. Trò chơi thích hợp cho 2 hoặc nhiều hơn 2 trẻ. Nhưng nếu bạn chỉ có một nhóc cũng không sao. Bạn có thể đề nghị trẻ chạy lên, chạy xuống vạch kẻ và đánh vào quả bóng trước khi nó chạm đất.
Với trẻ cuối Tiểu học, đầu THCS: Để trò chơi thêm thử thách và nếu bạn có một nhóm trẻ, hãy thêm nhiều bóng bay hơn.
4 Nhảy lò cò trong hành lang
Tất cả những gì bạn cần cho trò chơi này là chỗ trống đủ để vẽ các ô vuông, một đồng xu để thảy vào ô vuông và băng dính. Dùng băng dính “vẽ” các ô lò cò. Không nhất thiết phải là hình vuông, có thể tạo hình tam giác, tròn, thoi.. đều được.
5 Diễn xuất từ
Bé có thể dễ dàng nhận ra rằng, có những chữ cái vượt lên khỏi dòng kẻ chính, có chữ lại lùi xuống dưới dòng kẻ chính và có chữ thì ở khoảng giữa. Trò chơi này mô phỏng các chữ cái theo quy tắc hình thể. Ví dụ, với các chữ cái cao, trẻ cần nhảy lên; chữ cái vừa: đứng nguyên và chữ thấp thì ngồi xuống. Ví dụ: với từ “bag”, trẻ nhảy lên để biểu thị chữ “b”, đứng yên biểu thị chữ “a” và ngồi xuống để biểu thị chữ “g”.
Để bắt đầu chơi, viết ra một danh sách các từ. Sau đó thay phiên chọn 1 từ và diễn xuất từ đó để xem người khác có đoán được không.
6 Chơi bowling với chai nước
Với 5-10 chai nước rỗng và một quả bóng, trẻ đã có một trò vận động vui nhộn ngay trong nhà. Dùng băng dính để đánh dấu vị trí mỗi chai. Nếu có thể, đổ ít đường, muối, cát vào chai để chúng không dễ dàng bị lật.
Với trẻ cuối Tiểu học, đầu THCS: Bạn có thể gắn ngôi sao dạ quang vào thân chai nước và tắt đèn đi. Trò chơi sẽ trở nên thật lấp lánh và thú vị.
7 Ném bóng tuyết trong nhà
Chọn một nơi an toàn trong nhà để chơi. Thậm chí có thể dùng các thùng các-tông để làm thành luỹ. Không có bóng cao su, bạn có thể tự thiết kế bóng bằng cách vo tròn giấy không dùng nữa lại và cố định bằng băng dính. Có thể bấm giờ để giúp trò chơi thêm thử thách.
8 Tiệc nhảy
Đừng quên sức mạnh của âm nhạc trong việc giúp trẻ xả bớt năng lượng dư thừa. Lên danh sách các bản nhạc, bài hát mà cả nhà đều thích. Sau đó, thử thách mọi người cùng nhảy, nhảy, nhảy.
Với trẻ cuối Tiểu học, đầu THCS: Có thể tăng độ khó bằng việc yêu cầu trẻ phải đóng băng khi nhạc dừng. Nếu không giữ nguyên được tư thế hiện tại, trẻ sẽ bị loại.
Theo Understood
Nhiều cha mẹ than thở về chuyện phải “chạy” theo đứa con vô cùng hiếu động, không lúc nào chịu ngồi yên, dù chỉ một chút của mình. Sao không thử những trò chơi, hoạt động dưới đây?
Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp
Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6.
1 Truy tìm kho báu
Lên danh sách những vật được giấu kín trong nhà và đưa cho con. Tìm kiếm những vật này có thể giúp trẻ vừa chuyển động cả thân thể lẫn não bộ. Chỉ cần đảm bảo rằng, chỉ dẫn kho báu phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ.
Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng sau:
- Với trẻ mầm non: Sử dụng hình ảnh đại diện cho vật dụng mà bé cần tìm.
- Với trẻ Tiểu học: Viết danh sách những vật trẻ cần tìm, nhưng một số để dưới dạng gợi ý: ví dụ: “thứ mà con có thể dùng nó để vẽ”.
- Với trẻ cuối Tiểu học, đầu THCS: Sử dụng câu đố. Ví dụ: Tìm thứ càng khô càng ướt (khăn tắm).
2 Trò chơi với xốp hơi bong bóng
Vật liệu dùng để gói hàng này có thể tạo cảm hứng cho đủ mọi hoạt động. Trải một tấm thảm là xốp hơi bong bóng ra sàn và để con bước trên “thảm đỏ”. Dùng xốp hơi bong bóng làm thành các ô vuông để chơi trò nhảy lò cò. Dùng bút đánh dấu viết chữ cái lên bong bóng rồi thử thách con đập vỡ bảng chữ cái thật nhanh. Bạn thậm chí có thể để trẻ sơn màu lên xốp hơi bong bóng và dùng giấy ép xuống. Khi bong bóng vỡ, bé sẽ có một bức tranh độc đáo.
3 Bóng chuyền bóng bay
Một trò chơi không thể dễ dàng hơn. Thổi một quả bóng bay. Dùng băng dính đánh dấu đường kẻ giả làm “lưới” bóng chuyền trên sàn. Trò chơi thích hợp cho 2 hoặc nhiều hơn 2 trẻ. Nhưng nếu bạn chỉ có một nhóc cũng không sao. Bạn có thể đề nghị trẻ chạy lên, chạy xuống vạch kẻ và đánh vào quả bóng trước khi nó chạm đất.
Với trẻ cuối Tiểu học, đầu THCS: Để trò chơi thêm thử thách và nếu bạn có một nhóm trẻ, hãy thêm nhiều bóng bay hơn.
4 Nhảy lò cò trong hành lang
Tất cả những gì bạn cần cho trò chơi này là chỗ trống đủ để vẽ các ô vuông, một đồng xu để thảy vào ô vuông và băng dính. Dùng băng dính “vẽ” các ô lò cò. Không nhất thiết phải là hình vuông, có thể tạo hình tam giác, tròn, thoi.. đều được.
5 Diễn xuất từ
Bé có thể dễ dàng nhận ra rằng, có những chữ cái vượt lên khỏi dòng kẻ chính, có chữ lại lùi xuống dưới dòng kẻ chính và có chữ thì ở khoảng giữa. Trò chơi này mô phỏng các chữ cái theo quy tắc hình thể. Ví dụ, với các chữ cái cao, trẻ cần nhảy lên; chữ cái vừa: đứng nguyên và chữ thấp thì ngồi xuống. Ví dụ: với từ “bag”, trẻ nhảy lên để biểu thị chữ “b”, đứng yên biểu thị chữ “a” và ngồi xuống để biểu thị chữ “g”.
Để bắt đầu chơi, viết ra một danh sách các từ. Sau đó thay phiên chọn 1 từ và diễn xuất từ đó để xem người khác có đoán được không.
6 Chơi bowling với chai nước
Với 5-10 chai nước rỗng và một quả bóng, trẻ đã có một trò vận động vui nhộn ngay trong nhà. Dùng băng dính để đánh dấu vị trí mỗi chai. Nếu có thể, đổ ít đường, muối, cát vào chai để chúng không dễ dàng bị lật.
Với trẻ cuối Tiểu học, đầu THCS: Bạn có thể gắn ngôi sao dạ quang vào thân chai nước và tắt đèn đi. Trò chơi sẽ trở nên thật lấp lánh và thú vị.
7 Ném bóng tuyết trong nhà
Chọn một nơi an toàn trong nhà để chơi. Thậm chí có thể dùng các thùng các-tông để làm thành luỹ. Không có bóng cao su, bạn có thể tự thiết kế bóng bằng cách vo tròn giấy không dùng nữa lại và cố định bằng băng dính. Có thể bấm giờ để giúp trò chơi thêm thử thách.
8 Tiệc nhảy
Đừng quên sức mạnh của âm nhạc trong việc giúp trẻ xả bớt năng lượng dư thừa. Lên danh sách các bản nhạc, bài hát mà cả nhà đều thích. Sau đó, thử thách mọi người cùng nhảy, nhảy, nhảy.
Với trẻ cuối Tiểu học, đầu THCS: Có thể tăng độ khó bằng việc yêu cầu trẻ phải đóng băng khi nhạc dừng. Nếu không giữ nguyên được tư thế hiện tại, trẻ sẽ bị loại.
Theo Understood