Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Ai Chịu Trách Nhiệm Sửa Chữa Khi Chung Cư Bị Hư Hỏng?

Đào Tố Loan

Thành viên cấp 1
Tham gia
19/4/19
Bài viết
450
Thích
0
Điểm
16
#1
Khi chung cư gặp sự cố hư hỏng, câu hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa luôn là mối quan tâm hàng đầu của cư dân. Liệu trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư, ban quản lý hay chính cư dân phải đứng ra xử lý? Mỗi trường hợp đều có quy định pháp lý rõ ràng, và hiểu đúng quyền lợi, trách nhiệm của mình sẽ giúp bạn tránh được những tranh cãi không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để biết cách xử lý khi chung cư xuống cấp và đảm bảo quyền lợi của mình.
Ai là người chịu trách nhiệm trước những hư hỏng nhà chung cư?
Theo điều 20 trong Luật kinh doanh BĐS 2014 và tại khoản 1 Điều 85 trong Luật nhà ở 2014 có quy định rõ ràng bên bán (CĐT) phải có trách nhiệm bảo hành nhà ở cho bên mua theo quy định của pháp luật về công trình xây dựng. Trong đó, nhà chung cư chính là loại hình nhà ở tập trung được xây dựng với mục đích cung cấp không gian sống, sinh hoạt cho các hộ gia đình, cá nhân. Chính vì vậy, chủ đầu tư các tòa nhà chung cư phải có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng nhà ở chung cư cho người mua nếu những hư hỏng đó xảy ra trong thời gian bảo hành.
Nội dung bảo hành nhà ở được quy định tại Luật nhà ở 2014 như sau:
Sửa chữa và khắc phục các hư hỏng liên quan đến kết cấu nhà: khung, cột, dầm, trần, tường, sàn, mái, sân thượng… hay khắc phục các hư hỏng về: hệ thống điện nước sinh hoạt, hệ thống xử lý chất thải… Khắc phục các vấn đề sụt lún, nứt, nghiêng nhà ở.
Sửa chữa và khắc phục các sự cố, hư hỏng các vấn đề khác theo thỏa thuận hợp đồng khi thuê, mua nhà chung cư.
Với các thiết bị, nội thất gắn với nhà ở sẽ được bảo hành sửa chữa, thay mới theo thời gian quy định của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, với các trường hợp sau đây sẽ không được bảo hành dù đang trong thời hạn bảo hành: các tác động trực tiếp của người ở hoặc bên thứ ba nào đó khiến căn hộ hư hỏng, xuống cấp hoặc đối với các thiết bị sử dụng theo khấu hao tài sản thông thường.
>>> Xem thêm : Những Điều Cần “Nằm Lòng” Khi Sửa Nhà Chung Cư Cũ Để Đạt Kết Quả Tốt Nhất
Hết thời hạn bảo hành thì trách nhiệm sửa chữa nhà ở thuộc về chủ sở hữu căn hộ. Tuy nhiên, trường hợp hư hỏng do đơn vị thi công không đảm bảo chất lượng thì các đơn vị: thiết kế, thi công, cung ứng vật tư đều phải có trách nhiệm khắc phục hư hỏng do chất lượng công trình mà mình thực hiện dù hết thời gian bảo hành.
Thời hạn bảo hành nhà chung cư
Điều 85 Luật nhà ở 2014 quy định như sau: Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn sau:
  • Đối với nhà chung cư tối thiểu là 60 tháng
  • Đối với nhà ở riêng lẻ tối thiểu là 24 tháng
Vì vậy, nhà ở chung cư được bảo hành với thời gian ít nhất là 60 tháng với các hư hỏng trong kết cấu nhà. Trường hợp các hư hỏng về thiết bị nội thất được bảo hành và thay mới theo quy định của nhà sản xuất. (Tham khảo nội dung bảo hành phía trên)
Lưu ý: Khu mua và được nhận bàn giao căn hộ chung cư, người mua nhà cần đọc rõ thỏa thuận quy định về thời gian và nội dung được bảo hành để thuận lợi cho vấn đề xác định rõ người chịu trách nhiệm sửa chữa với các hư hỏng, xuống cấp của căn hộ.
Quy định bảo trì đối với nhà ở chung cư
Chủ sở hữu căn hộ chung cư phải có trách nhiệm bảo trì (bảo dưỡng, sửa chữa) đối với các hư hỏng thuộc sở hữu riêng khi hết thời hạn bảo hành. Và phải có trách nhiệm đóng góp kinh phí bảo trì cho phần sở hữu chung cho ban quản lý tòa nhà để đảm bảo duy trì chất lượng ổn định, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Phí bảo trì được sử dụng cho các hạng mục liên quan sau:
-Bảo trì hệ thống thiết bị thuộc sở hữu chung: thang máy, máy phát điện, hệ thống đèn – điện dùng chung, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng chữa cháy… các thiết bị dùng chung cho cả tòa nhà.
-Bảo trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên ngoài thuộc sở hữu của tòa nhà và các hạng mục khác thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật.
Việc xác định ai chịu trách nhiệm sửa nhà chung cư bị hư hỏng phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể, từ loại sự cố cho đến trách nhiệm của các bên liên quan như chủ đầu tư, ban quản lý và cư dân. Hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hợp lý và tránh những tranh chấp không đáng có. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng hư hỏng tại chung cư, hãy tham khảo kỹ hợp đồng, quy định pháp lý và liên hệ với các đơn vị liên quan để được hỗ trợ kịp thời.
 

Đối tác

Top