- Tham gia
- 3/5/19
- Bài viết
- 18
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Phật học phổ thông - Có rất nhiều cách để ăn chay. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là cách ăn chay như thế nào để không có đạm động vật trong khẩu phần ăn mà vẫn sống khỏe.
Người Việt có thói quen ăn chay mùa Vu lan để cầu cho đấng sinh thành khỏe mạnh, sống thọ sống vui cùng con cháu. Người ăn chay giỏi thì ăn được hết tháng bảy âm lịch (còn gọi là tháng ngâu), người “yếu” hơn thì chỉ nguyện ăn chay ngày mùng một và mười lăm (ngày rằm) âm lịch. Tuy nhiên, ăn chay cũng có năm bảy đường ăn chay. Quan trọng là cách ăn chay như thế nào để không có đạm động vật trong khẩu phần ăn mà vẫn sống khỏe.
Thật ra, ăn chay là tìm đến cách ăn uống gần gũi với thiên nhiên. Món ăn chủ yếu là rau củ quả, không có thịt động vật. Ăn chay cũng có nhiều cách. Người đơn giản chỉ muốn ăn cho nhẹ nhàng cơ thể, vì đã dung nạp quá nhiều chất béo hoặc đạm động vật. Người ăn chay vì tín ngưỡng, tôn giáo. Người ăn chay vì khởi lòng xót thương loài vật bị cắt thịt chảy máu, đớn đau khi chết. Có người ăn chay càng lúc càng khoẻ mạnh; nhưng cũng có người ăn chay một thời gian rồi xanh xao gầy yếu, bệnh tật liên miên. Tất cả đều có nguyên nhân.
Nhiều người chia sẻ về việc trước đây họ mắc đủ thứ bệnh như : tim mạch, béo phì, mệt mỏi thường xuyên... Sau này, qua tìm hiểu hoặc nhờ ai đó đã bày cho họ cách ăn uống và tiết độ sinh hoạt; những người mang trong mình nhiều căn bệnh ấy đã trở nên hồng hào, dễ nhìn, thon dáng, khoẻ mạnh.
Một người phụ nữ đã ăn chay nhiều năm cho biết, bản thân chị ngày nào cũng ăn bốn năm loại trái cây; thức uống hàng ngày chính là sữa đậu nành. Chị chọn thức ăn ít chất đạm, nhiều chất xơ, giảm tối đa chất béo. Ăn rau nhiều, hạn chế món chiên xào. Chị điểm tâm sáng đều đặn; buổi trưa ăn đúng giờ; buổi chiều ăn nhẹ, chỉ lưng chén cơm hoặc ăn trái cây, chén súp. Chiều tối không ăn nhiều, dễ nặng bụng. Bên cạnh đó, chị còn tập một môn thể thao cho khí huyết lưu thông.
Thật vậy, ăn chay cũng có năm bảy đường ăn chay. Khi chúng ta vào quán chay, thấy chủ quán nêu tên món ăn toàn là món “mặn”: gà quay, đùi gà, cá hấp, trứng chiên… Món ăn “giả mặn” như “gà quay” được làm tinh xảo từ màu sắc, mùi vị... giống như gà quay thiệt thì hương phụ liệu càng nhiều, tinh chất không còn bao nhiêu. Ăn “món gà tưởng tượng” như vậy, vừa không đúng với tinh thần từ bi bác ái đối với động vật, vừa chuốc bệnh vào người vì hóa phẩm và các chất bảo quản độc hại.
Người ăn chay trường càng nên cung cấp đủ protein, sắt, canxi, vitamin D, các acid béo... cho cơ thể bằng cách bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn các loại trái cây, rau củ quả, đậu nành, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt. Ăn nhiều loại thực phẩm chưa qua chế biến càng tốt. Không quá cưỡng cầu, cũng không ép xác tương chao. Tùy theo cơ địa và động cơ ăn chay mà sẽ có những hiệu quả hoặc phản ứng ngược.
Ăn chay cũng cần tập tành cho thích nghi thì mới lâu bền. Có nhiều người lúc đầu ăn chay, vì chưa quen với sự thay đổi từ mặn sang chay một cách đột ngột, nên lúc nào cũng dự trữ mang theo người nhiều loại bánh mì ngọt (loại không có trứng) và ít trái cây. Và vi ăn chay dễ tiêu hoá, mau đó nên bất cứ khi nào thấy đói, họ sẽ ăn bánh mì ngọt, trái cây và uống nước trà đường nóng.
Một thời gian sau, những người này đã cân bằng được việc ăn uống hợp lý với khung giờ đi làm cũng như ở nhà. Việc hàng ngày phải mang theo người nhiều đồ ăn thức uống lỉnh kỉnh và ăn nhiều lần như lúc vừa phát tâm ăn chay đã không còn diễn ra nữa.
Xem thêm: Đệ Tử Quy
Người Việt có thói quen ăn chay mùa Vu lan để cầu cho đấng sinh thành khỏe mạnh, sống thọ sống vui cùng con cháu. Người ăn chay giỏi thì ăn được hết tháng bảy âm lịch (còn gọi là tháng ngâu), người “yếu” hơn thì chỉ nguyện ăn chay ngày mùng một và mười lăm (ngày rằm) âm lịch. Tuy nhiên, ăn chay cũng có năm bảy đường ăn chay. Quan trọng là cách ăn chay như thế nào để không có đạm động vật trong khẩu phần ăn mà vẫn sống khỏe.
Thật ra, ăn chay là tìm đến cách ăn uống gần gũi với thiên nhiên. Món ăn chủ yếu là rau củ quả, không có thịt động vật. Ăn chay cũng có nhiều cách. Người đơn giản chỉ muốn ăn cho nhẹ nhàng cơ thể, vì đã dung nạp quá nhiều chất béo hoặc đạm động vật. Người ăn chay vì tín ngưỡng, tôn giáo. Người ăn chay vì khởi lòng xót thương loài vật bị cắt thịt chảy máu, đớn đau khi chết. Có người ăn chay càng lúc càng khoẻ mạnh; nhưng cũng có người ăn chay một thời gian rồi xanh xao gầy yếu, bệnh tật liên miên. Tất cả đều có nguyên nhân.
Nhiều người chia sẻ về việc trước đây họ mắc đủ thứ bệnh như : tim mạch, béo phì, mệt mỏi thường xuyên... Sau này, qua tìm hiểu hoặc nhờ ai đó đã bày cho họ cách ăn uống và tiết độ sinh hoạt; những người mang trong mình nhiều căn bệnh ấy đã trở nên hồng hào, dễ nhìn, thon dáng, khoẻ mạnh.
Một người phụ nữ đã ăn chay nhiều năm cho biết, bản thân chị ngày nào cũng ăn bốn năm loại trái cây; thức uống hàng ngày chính là sữa đậu nành. Chị chọn thức ăn ít chất đạm, nhiều chất xơ, giảm tối đa chất béo. Ăn rau nhiều, hạn chế món chiên xào. Chị điểm tâm sáng đều đặn; buổi trưa ăn đúng giờ; buổi chiều ăn nhẹ, chỉ lưng chén cơm hoặc ăn trái cây, chén súp. Chiều tối không ăn nhiều, dễ nặng bụng. Bên cạnh đó, chị còn tập một môn thể thao cho khí huyết lưu thông.
Thật vậy, ăn chay cũng có năm bảy đường ăn chay. Khi chúng ta vào quán chay, thấy chủ quán nêu tên món ăn toàn là món “mặn”: gà quay, đùi gà, cá hấp, trứng chiên… Món ăn “giả mặn” như “gà quay” được làm tinh xảo từ màu sắc, mùi vị... giống như gà quay thiệt thì hương phụ liệu càng nhiều, tinh chất không còn bao nhiêu. Ăn “món gà tưởng tượng” như vậy, vừa không đúng với tinh thần từ bi bác ái đối với động vật, vừa chuốc bệnh vào người vì hóa phẩm và các chất bảo quản độc hại.
Người ăn chay trường càng nên cung cấp đủ protein, sắt, canxi, vitamin D, các acid béo... cho cơ thể bằng cách bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn các loại trái cây, rau củ quả, đậu nành, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt. Ăn nhiều loại thực phẩm chưa qua chế biến càng tốt. Không quá cưỡng cầu, cũng không ép xác tương chao. Tùy theo cơ địa và động cơ ăn chay mà sẽ có những hiệu quả hoặc phản ứng ngược.
Ăn chay cũng cần tập tành cho thích nghi thì mới lâu bền. Có nhiều người lúc đầu ăn chay, vì chưa quen với sự thay đổi từ mặn sang chay một cách đột ngột, nên lúc nào cũng dự trữ mang theo người nhiều loại bánh mì ngọt (loại không có trứng) và ít trái cây. Và vi ăn chay dễ tiêu hoá, mau đó nên bất cứ khi nào thấy đói, họ sẽ ăn bánh mì ngọt, trái cây và uống nước trà đường nóng.
Một thời gian sau, những người này đã cân bằng được việc ăn uống hợp lý với khung giờ đi làm cũng như ở nhà. Việc hàng ngày phải mang theo người nhiều đồ ăn thức uống lỉnh kỉnh và ăn nhiều lần như lúc vừa phát tâm ăn chay đã không còn diễn ra nữa.
Xem thêm: Đệ Tử Quy