Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Ăn uống thế nào để không bị rớt mắc cài và sớm tháo niềng?

huyenvancanh77

Thành viên cấp 1
Tham gia
10/4/19
Bài viết
20
Thích
0
Điểm
1
Website
benhviendainam.vn
#1
Niềng răng có ảnh hưởng đến việc ăn uống không?
Một khách hàng của Updental chia sẻ, với bạn niềng răng là một quyết định cực kỳ khó khăn, bởi vì bạn sợ đau, sợ mất thẩm mỹ về răng hàm trong quá trình chỉnh nha và đặc biệt là ảnh hưởng sức khỏe.
Thời gian đầu mới niềng, các mắc cài bị mắc vào răng sẽ làm bạn rất khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy vướng víu do mắc cài cọ xát với má trong, nướu và lưỡi. Vì lực căng kéo bắt đầu tác động lên răng và xương hàm nên cảm giác đau nhức là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề ăn uống là chuyện bình thường không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng khi biết cách ăn đúng.
Đặc biệt cần một chế độ ăn vừa hợp lý, vừa dinh dưỡng để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể trong suốt quá trình niềng răng. Mục đích là tránh làm lệch niềng, đứt niềng vì nó khiến cảm đau khó chịu hơn.
Thói quen ăn đúng cách khi đeo mắc cài
Lệ Chi – một khách hàng niềng răng tại Nha khoa Sydney tâm sự ăn uống là một trong những nỗi lo lắng trước khi niềng răng: “Thứ hai là ăn uống, cũng sợ đau rất là nhiều thứ lo lắng, em cũng có tham khảo qua trang Fanpage của mình…”

Nhưng sau đó Lệ Chi đã hoàn toàn yên tâm và quen dần trong việc ăn uống có chiếc niềng răng, cô gái chia sẻ: “Chỉ ăn những đồ mềm, hạn chế ăn những đồ cứng, còn vệ sinh răng miệng thì 1 ngày em đánh răng nhiều hơn, bình thường thì em đánh răng tầm 3 lần 1 ngày thì bây giờ mỗi lần dùng bữa xong thì em đánh răng tăng lên 4 – 6 lần…”
Chỉ cần bạn biết đúng và làm đúng với những biện pháp tối ưu nhất cho răng hàm khi đeo mắc cài thì hiệu quả sẽ nhận lại tốt nhất.
Cần hạn chế các thói quen xấu khi đeo mắc cài
Bên cạnh tạo cho mình thói quen ăn uống hợp lý thì thói quen này chúng ta cũng cần bỏ ngay như: dùng que tăm sau khi ăn, hút thuốc, cắn móng tay, cắn các vật cứng như bút, nhai đá, cắn môi, dùng lưỡi đẩy, lấy tay chóng hàm hoặc thở bằng miệng.

Người Việt hay có thói quen dùng que tăm sau khi ăn. Đối với trường hợp đang đeo mắc cài chỉnh răng hàm thì việc làm này không hề tốt chút nào cho bạn cả. Que tăm có độ cứng và sắt nhọn, khi đưa vào các nú răng, lợi răng dễ dẫn đến tác động, ma sát hàm làm mất đi vị trí niềng của các nha khoa.
Tương tự cắn móng tay cũng vậy, đặc biệt là trẻ em. Chúng ta cần hạn chế đến mức tối đa những tật xấu này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến răng hàm của ta trong suốt quá trình chỉnh nha đặc biệt là phương pháp đeo mắc cài trực tiếp vào răng hàm bạn.
Ngoài ra, bản thân của người niềng răng phải cố gắng có chế độ ăn uống. Đừng cố cắn hay nghiền nát thức ăn có độ cứng, dai, giòn và dính quá. Thay vì dùng răng trực tiếp tác động đến thức ăn, bạn có thể dùng thìa hoặc dao nĩa để làm nhỏ chúng lại và dùng một cách dễ hơn để bảo vệ răng hàm cho chính bạn.
Hiệu quả khi bạn thực hiện đúng cách ăn uống khi đeo mắc cài
“Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền” để giúp cho quá trình niềng răng của mình đặt hiệu quả tối ưu nhất. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ, thói quen ăn uống đúng cách giúp bạn ngừa được những rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha.

Sau thời gian đeo niềng răng từ 1 – 2 năm, bạn có thể tập được thói quen đạt được khi niềng răng. ăn uống “thùy mị”, nhẹ nhàng hơn. Biết cách tận dụng tối đa và “sành điệu” hơn với các dụng cụ trên bàn ăn để việc ăn uống của bạn dễ dàng hơn, quá trình nghiền nhỏ thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Ví dụ: tập được tính ăn chậm nhai kỹ, kiên nhẫn trong khi ăn, giảm được các bệnh về đường tiêu hóa, tập được cách ăn uống đảm bảo khoa học đầy đủ dinh dưỡng.
Những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng không quá tốn kém chi phí, chỉ cần bạn biết cách chọn những loại thực phẩm có thể chế biến như cách các chuyên gia Nha khoa Sydney đã tư vấn ở trên. Đừng quá e ngại hay lo lắng về các thay đổi trong sinh hoạt và chế độ ăn uống khi niềng răng. Hãy tự tin và thử một lần làm những điều cần thiết cho hàm răng và vẻ ngoài tự tin cùng một sức khỏe tốt hơn.
Những thực phẩm hạn chế ăn khi niềng răng
Một chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo dinh dưỡng đòi hỏi sự cân bằng các chất với nhau. Bản thân người niềng răng phải trực tiếp làm chủ thang dinh dưỡng của mình và hạn chế dùng những loại thực phẩm sau để tránh bị gặp trục trặc trình chỉnh nha bằng mắc cài.

– Thực phẩm dai – các loại bánh mỳ, bánh dày, bánh nếp, pizza…
– Thực phẩm giòn – khoai tây chiên, bắp sấy, nước đá, kẹo cứng…
– Thực phẩm dính – kẹo mạch nha, kẹo cao su, kẹo gummy…
– Thực phẩm cứng – các loại hạt, kẹo cứng…
Các loại thực phẩm vừa kể trên các bạn cần tránh là vì khi dùng những thức ăn dạng này bạn phải dùng răng tác động vào để thức ăn nhỏ hơn bằng cách cắn, nghiền nát. Chính những cử động răng này sẽ làm răng hàm bạn đang đeo mắc cài dễ dàng bung tuột.
Những loại thực phẩm phù hợp với người niềng răng
Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm có lợi cho bản thân khi thắc mắc không biết ăn gì lúc đeo mắc cài niềng răng. Bạn nên dùng những loại thực phẩm có cách chế biến như sau:
– Nên ăn cháo, súp, cơm mềm khi niềng răng bởi vì:
Chứa nhiều tinh bột giúp bạn no lâu hơn, tránh để cơ thể mệt mỏi vì đói. Mặc khác với những loại thức ăn này bạn không cần dùng răng nhai quá nhiều làm ảnh hưởng đến các mắc cài.
– Nên ăn các món ăn được làm từ sữa, trứng khi niềng răng để:
Cân bằng đủ dưỡng chất, cung cấp protein, vitamin D, canxi và các chất khoáng chất cần thiết cho thể. Hai loại này cũng có đặc điểm là không phải nhai quá nhiều, đặc biệt là sữa.
– Nên ăn rau xanh khi niềng răng nhằm:
Cung cấp chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất. Bạn nên chọn các
loại rau mềm, không dai như mồng tơi, rau dền…
– Nên ăn thức ăn đã được xay nhỏ thành miếng nhằm:
Tránh các ma sát trong quá trình ăn, đồng thời lại dễ chế biến không cần phải chọn loại mềm, lỏng.
– Nên dùng các món hầm, món luộc bởi vì:
Thực phẩm này dễ mềm, không cần nhai quá nhiều và đặc biệt phù hợp với những bạn đang có ý định giảm cân bằng cách ăn kiêng. Đối với món hầm thì có nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho bạn hơn như đạm, vitamin, canxi…
– Nên uống nhiều nước ép hoa quả hoặc sinh tố khi niềng răng:
Các vitamin chứa nhiều trong hoa quả, nó làm giảm sự ngán về chế độ ăn uống kiêng cử này. Loại thực phẩm này giúp bổ sung các lượng sắc tố cần thiết cho cơ thể trong khi răng hàm đang trong quá trình điều trị.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp sử dụng các thực phẩm thông thường, giàu chất dinh dưỡng và nấu thành những dạng thực đơn trên. Chúng ta không nên ăn những loại thực phẩm đòi hỏi phải dùng răng cắn vào, nghiền nát mà phải chọn những thực phẩm dễ ăn, mềm, lỏng.
 

Đối tác

Top