Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh? Các mẹ có biết không?

satchobabauchelaferrforte

Thành viên cấp 1
Tham gia
12/9/20
Bài viết
1,172
Thích
5
Điểm
38
Nơi ở
hà nội
Website
satbabau.vn
#1
Bà bầu xuống máu chân mấy lần thì sinh? Nếu đem câu hỏi này hỏi các bác sĩ sản khoa thì chắc chắn mẹ sẽ nhận được câu trả lời là: Còn tùy. Bởi phù chân đôi khi còn là dấu hiệu của tiền sản giật. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để chăm sóc bầu tốt nhất mẹ hãy chú ý những điều dưới đây nhé!

Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh? Các mẹ có biết không?
Phần lớn các chị em phụ nữ khi mang thai đều hoang mang trước tình trạng chân tay trở nên phù nề. Đặc biệt, hiện tượng này thường phổ biến hơn hoặc tiến triển nặng nề hơn vào những tháng gần cuối thai kỳ. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ nên nhiều người thắc mắc rằng phù chân mấy lần thì sinh? Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu phù chân 3 lần trong thời gian mang thai từ tuần thứ 36 – 40 thì sẽ sinh bé trong khoảng 1 – 2 tuần sau đó. Tuy nhiên, việc dựa vào số lần phù chân để dự đoán thời điểm sinh bé của bà bầu chỉ là quan niệm dân gian vì thực tế có nhiều mẹ bầu bị phù chân nhiều lần hoặc cũng có những người không bị phù chân trong suốt thai kỳ.

Có thể với nhiều trường hợp mẹ bầu bị phù chân 3 lần là sinh bé nhưng cũng có những trường hợp không phải như vậy. Việc chuyển dạ sinh con còn phụ thuộc vào tuổi thai và những dấu hiệu chuyển dạ khác như: xuất hiện cơn co tử cung, bung nút nhầy, đau lưng dữ dội…

Phù chân khi mang thai khi nào là bất thường?
Sưng ở chi dưới bao gồm bàn chân, bắp chân, mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Sẽ là bình thường nếu các dấu hiệu này không đi kèm với triệu chứng nào khác.
Thế nhưng, cũng có một số trường hợp mẹ bầu bị phù chân là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo mẹ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Cụ thể, nếu bị phù chân kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì mẹ nên đi khám:
  • Đau đầu thường xuyên, cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều với mức độ nặng nề hơn.
  • Gặp vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ.
  • Buồn nôn, nôn dù đã hết nghén.
  • Sưng phù ngày càng nặng dù mẹ đã nghỉ ngơi nhiều, sưng cả tay chân và mặt.
  • Đau phần dưới xương sườn.
Các dấu hiệu trên có thể là dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm do tình trạng cao huyết áp kèm sự gia tăng nồng độ Protein niệu tăng. Tình trạng này cần được phát hiện và xử trí sớm để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Cách giảm chứng phù chân khi mang thai an toàn và hiệu quả

Khi bị sưng phù chân thì mẹ nên có những biện pháp để giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai cũng như ứng phó tốt với nó để không còn cảm thấy quá khó chịu. Bao gồm:

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, kiểm soát cân nặng tốt. Từ đó, hỗ trợ cải thiện chứng phù chân hiệu quả.

Khi tập thể dục, máu sẽ được lưu thông tốt hơn nên tình trạng phù nề cũng thuyên giảm nhanh. Những bộ môn phù hợp với bà bầu như bơi lội, đi bộ, yoga… Mẹ không nên tập những động tác quá mạnh và tốn nhiều sức lực.

Uống đủ nước


Uống đủ nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, nó cũng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng, tránh được tình trạng tích lũy chất lỏng gây phù nề.

Massage chân

Các động tác massage giúp máu lưu thông tốt hơn, làm dịu cơn đau. Vì thế, massage chân thường xuyên sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng phù nề.

Mẹ có thể nhờ chồng nhờ người thân massage hoặc nếu có điều kiện thì đến các spa chuyên chăm sóc mẹ bầu để được chăm sóc tốt nhất.

Chú ý tư thế ngủ

Khi ngủ, mẹ không nên nằm ngửa, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Mẹ nên nằm nghiêng bên trái vì đây là tư thế tốt nhất cho mẹ bầu, giúp hạn chế chèn ép lên thai nhi cũng như tĩnh mạch.

Cân bằng dinh dưỡng

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng vì lúc này mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn cho thai nhi vì em bé lấy dinh dưỡng từ chính những gì mẹ ăn vào. Vì thế, suốt thai kỳ, mẹ nên bổ sung đầy đủ và cân bằng các loại dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung những dưỡng chất vô cùng quan trọng trong thai kỳ như sắt và acid folic, canxi, DHA, kẽm, magie… cùng các loại vitamin như vitamin C, E, P vì chúng giúp tăng cường bảo vệ thành mạch. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu Kali, đồng thời không ăn mặn vì muối khiến cơ thể bị trữ nước, gây phù nề nặng hơn.

>>Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp

Có thể thấy rằng, việc phù chân mấy lần thì sinh tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bạn không nên chỉ chú ý đến đặc điểm này mà hãy quan sát những thay đổi khác của cơ thể để xác định được chính xác khi nào thì bé yêu sẽ chào đời. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để vượt cạn thành công mẹ tròn con vuông!
 

satchobabauchelaferrforte

Thành viên cấp 1
Tham gia
12/9/20
Bài viết
1,172
Thích
5
Điểm
38
Nơi ở
hà nội
Website
satbabau.vn
#2
Kinh nghiệm cho mẹ bầu sắp sinh giúp giảm đau khi chuyển dạ
Cơn đau chuyển dạ xuất hiện trong thời gian khá dài. Có người chuyển dạ nhanh, chỉ vài tiếng nhưng có người lại chuyển dạ khá lâu, nửa ngày hoặc một ngày sau đó mới sinh bé. Thời gian chuyển dạ kéo dài cùng với mức độ đau khó chịu khiến mẹ bầu mệt mỏi, kiệt sức, không còn đủ sức để rặn khi em bé chui ra.

Vì vậy, ngoài việc bổ sung ăn uống đủ chất, kiêng những thực phẩm mẹ không được ăn khi gần ngày sinh thì những kinh nghiệm cho bà bầu sắp sinh giúp giảm đau khi chuyển dạ rất quan trọng, giúp mẹ đỡ đau hơn để đủ khỏe và đưa em bé ra ngoài an toàn. Mẹ có thể áp dụng những mẹo giảm đau dưới đây:

Xoa bóp


Khi chuyển dạ, đa số mẹ bầu bị đau bụng và đau lưng dưới. Mẹ có thể nhờ chồng, người thân xoa bóp lưng và bụng để giúp cảm thấy dễ chịu và bớt đau hơn.

Tập luyện cách thở

Những cơn đau chuyển dạ có thể đến dồn dập. Vì vậy, mẹ nên học cách điều chỉnh nhịp thở và tư thế để vượt qua những cơn đau một cách dễ dàng.

Mẹ có thể đi học ở các lớp học tiền sản trước đó hoặc tham khảo các khóa học online. Mỗi khi có cơn gò, hãy hít thật sâu rồi thở ra từ từ, như vậy cũng giúp bạn cảm thấy bớt đau hơn.

Ngoài ra, những tư thế hạn chế đau là tư thế lưng thẳng đứng, ngồi xổm, lắc lư vùng chậu, quỳ gối chống tay xuống đất đều giúp giảm đau tốt. Mẹ tuyệt đối không nằm ngửa khi đang đau chuyển dạ vì nó khiến mẹ cảm thấy đau hơn.

Chườm nóng

Dùng một chiếc khăn sạch ngâm với nước ấm rồi vắt bớt nước. Sau đó, chườm lên bụng, lên lưng sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tắm ấm


Nếu đang bị đau chuyển dạ, mẹ có thể tắm ấm một chút. Nước ấm giúp giảm đau hiệu quả mà mẹ không ngờ đến đấy.

Tưởng tượng cảnh không đau

Nếu đang đối mặt với những cơn đau chuyển dạ, bạn không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy tưởng tượng đến những cảnh giúp bạn thấy dễ chịu như tập yoga, thiền, đi dạo giữa cánh đồng hoa, hoặc ngồi nói chuyện với người thân để tâm trí không nghĩ nhiều đến cơn đau.

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau khiến bạn không thể chịu đựng được thì có thể nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm thuốc giảm đau. Các phương pháp giảm đau bằng thuốc có thể gồm:

Gây tê ngoài màng cứng
Gây tê màng cứng giúp giảm đau hiệu quả và khá an toàn. Hầu hết các trường hợp mẹ bầu đều có thể áp dụng theo cách này, trừ một vài trường hợp chống chỉ định nội khoa. Gây tê ngoài màng cứng cũng không làm tăng nguy cơ mổ lấy thai nên mẹ muốn sinh thường có thể yên tâm áp dụng.

Gây tê tủy sống
Phương pháp này thường áp dụng cho mẹ bầu sinh con theo phương pháp sinh mổ. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê vào khoang dưới màng nhện, thuốc tê hòa chung vào dịch tủy não sẽ khiến các rễ thần kinh mất cảm giác, liệt vận động nên sản phụ sẽ không cảm thấy đau, mất cảm giác nửa thân dưới.
 

Đối tác

Top