Khó thở khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ, làm tăng thêm sự mệt mỏi và ảnh hưởng đến tâm trạng, chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu, lâu ngày có thể làm ảnh hưởng cả đến sức khỏe. Do đó việc tìm hiểu làm gì để hết khó thở khi mang thai giúp mẹ bầu nhanh chóng khắc phục tình trạng khó chịu này.
Làm sao để hết khó thở khi mang thai?
Khó thở khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Hầu hết tình trạng khó thở ở bà bầu đều không nguy hiểm. Nhưng tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, thể lực suy giảm, không thể thực hiện được hết các công việc thường ngày. Khó thở khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy, ảnh hưởng tới hoạt động của mọi cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa, miễn dịch, thần kinh,… lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Bà bầu phải làm gì để hết khó thở khi mang thai?
Sau đây là một vài cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai hiệu quả:
Thở bằng bụng
Độ sâu của hơi thử ảnh hưởng đến lượng không khí đưa vào cơ thể. Để ngăn ngừa tình trạng khó thở có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mẹ bầu cần thực hiện động tác thở bằng bụng thường xuyên để tăng lượng oxy đưa vào cơ thể cũng như hỗ trợ hô hấp, giảm khó thở cho mẹ bầu.
Cách thực hiện động tác thở bằng bụng như sau:
>>Xem thêm: biểu hiện khó thở do bà bầu thiếu sắt
Thở bằng miệng
Thở bằng miệng mọi lúc không tốt nhưng mỗi ngày thở bằng miệng khoảng 5 – 10 phút lại rất có ích cho mẹ bầu bị khó thở và những người bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng. Nguyên nhân vì thở bằng miệng có thể đưa oxy đi cung cấp cho cơ bắp nhanh hơn, giảm nhanh các triệu chứng mỏi mệt.
Cách thực hiện phương pháp thở bằng miệng gồm có:
Luôn nằm nghiêng trái
Nằm nghiêng bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp bà bầu không bị khó thở. Để dễ thở hơn mẹ bầu cũng có thể kê một chiếc gối vào sau lưng để giảm bớt áp lực lên phổi, giúp mẹ không bị khó thở, ngủ sâu hơn. Khi mỏi mẹ có thẻ thay đổi tư thế cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Biện pháp phòng ngừa hiện tượng khó thở khi mang thai
Khó thở xảy ra phổ biến trong thai kỳ hiện nay chưa có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể phòng ngừa, giảm bớt. Để phòng ngừa hiện tượng bà bầu khó thở khi mang thai các thai phụ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức hữu ích, lý thú, giúp mẹ bầu ngăn ngừa và cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai hiệu quả. Chúc mẹ bầu có thai kỳ trọn vẹn và hạnh phúc!
Làm sao để hết khó thở khi mang thai?
Khó thở khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Hầu hết tình trạng khó thở ở bà bầu đều không nguy hiểm. Nhưng tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, thể lực suy giảm, không thể thực hiện được hết các công việc thường ngày. Khó thở khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy, ảnh hưởng tới hoạt động của mọi cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa, miễn dịch, thần kinh,… lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Bà bầu phải làm gì để hết khó thở khi mang thai?
Sau đây là một vài cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai hiệu quả:
Thở bằng bụng
Độ sâu của hơi thử ảnh hưởng đến lượng không khí đưa vào cơ thể. Để ngăn ngừa tình trạng khó thở có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mẹ bầu cần thực hiện động tác thở bằng bụng thường xuyên để tăng lượng oxy đưa vào cơ thể cũng như hỗ trợ hô hấp, giảm khó thở cho mẹ bầu.
Cách thực hiện động tác thở bằng bụng như sau:
- Nằm ngửa trên đệm, thảm, thả lỏng cơ thể, tay đặt trên bụng
- Hít vào bằng mũi, tay cảm nhận sự chuyển động của bụng đến khi thấy căng phình bụng thì dừng lại, giữ lại khoảng vài giây rồi tiếp tục thở ra bằng miệng cho đến khi bụng và phổi đều đã trống rỗng. Mỗi ngày mẹ bầu có thể tập động tác này trong khoảng 5 – 10 phút
>>Xem thêm: biểu hiện khó thở do bà bầu thiếu sắt
Thở bằng miệng
Thở bằng miệng mọi lúc không tốt nhưng mỗi ngày thở bằng miệng khoảng 5 – 10 phút lại rất có ích cho mẹ bầu bị khó thở và những người bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng. Nguyên nhân vì thở bằng miệng có thể đưa oxy đi cung cấp cho cơ bắp nhanh hơn, giảm nhanh các triệu chứng mỏi mệt.
Cách thực hiện phương pháp thở bằng miệng gồm có:
- Ngồi thoải mái, thả lỏng cơ vai, cổ
- Hai môi ép lại với nhau, chừa lại một khoảng nhỏ ở giữa
- Dùng mũi hít vào sau đó thở ra bằng miệng, đồng thời đếm từ 1 – 4
- Tập mỗi ngày 5 – 10 phút
Luôn nằm nghiêng trái
Nằm nghiêng bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp bà bầu không bị khó thở. Để dễ thở hơn mẹ bầu cũng có thể kê một chiếc gối vào sau lưng để giảm bớt áp lực lên phổi, giúp mẹ không bị khó thở, ngủ sâu hơn. Khi mỏi mẹ có thẻ thay đổi tư thế cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Khó thở xảy ra phổ biến trong thai kỳ hiện nay chưa có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể phòng ngừa, giảm bớt. Để phòng ngừa hiện tượng bà bầu khó thở khi mang thai các thai phụ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Uống đủ nước: Mỗi ngày bà bầu cần uống khoảng 2.0 – 2.5l nước. Uống đủ nước giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi hơn, oxy cũng có thể được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể đầy đủ, dễ dàng, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng khó thở cho bà bầu.
- Uống viên sắt bà bầu theo chỉ định của bác sĩ: Thiếu máu thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị khó thở khi mang thai vì sắt là thành phần chính trong cấu tạo của hemoglobin, huyết sắc tố có trong hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy. Uống viên sắt mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ là cách giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt hiệu quả.
- Xây dựng thực đơn khoa học, lành mạnh: Mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cân đối dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất cơ bản gồm tinh bột, protein, chất béo, chất xơ. Vì thế mẹ bầu nên tăng cường ăn rau củ quả nhưng lại không nên ăn kiêng, ăn chay kéo dài vì có một số vi chất chỉ có trong thịt động vật hoặc ngược lại, chỉ có trong các loại rau củ quả.
- Hạn chế di chuyển, không làm việc nặng: Làm việc, di chuyển quá sức có thể khiến giảm lưu lượng máu di chuyển đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và là nguyên nhân khiến mẹ âu bị sảy thai, thai lưu trong nhưng tháng đầu thai kỳ.
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức hữu ích, lý thú, giúp mẹ bầu ngăn ngừa và cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai hiệu quả. Chúc mẹ bầu có thai kỳ trọn vẹn và hạnh phúc!