- Tham gia
- 5/1/19
- Bài viết
- 10
- Thích
- 1
- Điểm
- 3
Cháu trai bị thiểu năng, 6 năm qua, bà Chen (80 tuổi, Trung Quốc) hàng ngày đưa đón tới trường và ngồi chờ cháu 8 tiếng.
6 giờ sáng, bà Chen Xiulan (Từ Châu) gọi cháu trai Liu Baochao 14 tuổi dậy ăn. Sau đó, hai bà cháu lên chiếc xe 3 bánh đi 5 km đến trạm xe buýt, rồi đi thêm 13 km đến trường. Từ đó đến 4 giờ chiều, bà Chen lặng lẽ ngồi trên vỉa hè để chờ cháu tan học.
Bà Chen ngồi vỉa hè được nhiều người đề nghị hỗ trợ tiền ăn, chỗ ngủ… nhưng bà luôn từ chối.
Cháu trai của bà bị thiểu năng trí tuệ do di truyền từ mẹ. Bố của cậu đi làm xa nên chỉ có bà chăm sóc. Hình ảnh bà ngồi trước cổng trường giáo dục đặc biệt đã quen thuộc với nhiều người, dù ngày mưa gió, băng tuyết.
“Tôi muốn cháu tôi phải có văn hóa. Vì không phải trường nội trú, nên tôi phải đưa đón cháu đi học hàng ngày và ngồi chờ, sợ cháu có vấn đề gì. Ngoài ra, tôi cũng muốn tiết kiệm, nếu đi 2 lượt, tôi phải mất đến 12 tệ (khoảng 40 nghìn đồng)”, bà Chen nói.
Năm 2013, bà Chen đã lặn lội nhiều nơi để tìm trường cho cháu. Ngôi trường cách nhà 18 km là nơi gần nhất. Thế nhưng ban đầu Liu không đủ khả năng để được học trường này. Trong hơn một năm, bà Chen đã cố gắng dạy cháu nói bập bẹ, rồi thường xuyên đến thuyết phục hiệu trưởng. Cuối cùng, cháu bà cũng được nhận.
Hiện tại Liu đã có khá nhiều kỹ năng sống và kiến thức, có thể hòa nhập với xã hội và sống tự lập.
May mắn, cậu bé Liu đã có nhiều tiến bộ, là một trong những học sinh giỏi nhất trường. Cậu bé có thể viết, vẽ thuần thục, dù lúc đầu không có phản ứng gì với người xung quanh. Liu cũng đã vui vẻ, tự tin và hoạt ngôn. Ở nhà, Liu có thể rửa chén, quét sân…giúp việc nhà.
Nhiều người nói rằng, bà Chen đã quá già để tiếp tục theo sát cháu trai. Nhưng bà chỉ nhẹ nhàng nói “cháu trai chưa lớn, tôi không dám già”.
6 giờ sáng, bà Chen Xiulan (Từ Châu) gọi cháu trai Liu Baochao 14 tuổi dậy ăn. Sau đó, hai bà cháu lên chiếc xe 3 bánh đi 5 km đến trạm xe buýt, rồi đi thêm 13 km đến trường. Từ đó đến 4 giờ chiều, bà Chen lặng lẽ ngồi trên vỉa hè để chờ cháu tan học.
Bà Chen ngồi vỉa hè được nhiều người đề nghị hỗ trợ tiền ăn, chỗ ngủ… nhưng bà luôn từ chối.
Cháu trai của bà bị thiểu năng trí tuệ do di truyền từ mẹ. Bố của cậu đi làm xa nên chỉ có bà chăm sóc. Hình ảnh bà ngồi trước cổng trường giáo dục đặc biệt đã quen thuộc với nhiều người, dù ngày mưa gió, băng tuyết.
“Tôi muốn cháu tôi phải có văn hóa. Vì không phải trường nội trú, nên tôi phải đưa đón cháu đi học hàng ngày và ngồi chờ, sợ cháu có vấn đề gì. Ngoài ra, tôi cũng muốn tiết kiệm, nếu đi 2 lượt, tôi phải mất đến 12 tệ (khoảng 40 nghìn đồng)”, bà Chen nói.
Năm 2013, bà Chen đã lặn lội nhiều nơi để tìm trường cho cháu. Ngôi trường cách nhà 18 km là nơi gần nhất. Thế nhưng ban đầu Liu không đủ khả năng để được học trường này. Trong hơn một năm, bà Chen đã cố gắng dạy cháu nói bập bẹ, rồi thường xuyên đến thuyết phục hiệu trưởng. Cuối cùng, cháu bà cũng được nhận.
Hiện tại Liu đã có khá nhiều kỹ năng sống và kiến thức, có thể hòa nhập với xã hội và sống tự lập.
May mắn, cậu bé Liu đã có nhiều tiến bộ, là một trong những học sinh giỏi nhất trường. Cậu bé có thể viết, vẽ thuần thục, dù lúc đầu không có phản ứng gì với người xung quanh. Liu cũng đã vui vẻ, tự tin và hoạt ngôn. Ở nhà, Liu có thể rửa chén, quét sân…giúp việc nhà.
Nhiều người nói rằng, bà Chen đã quá già để tiếp tục theo sát cháu trai. Nhưng bà chỉ nhẹ nhàng nói “cháu trai chưa lớn, tôi không dám già”.