Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Bác Sĩ Nhi Tư Vấn Cách Điều Trị Hăm Tã Cho Trẻ Sơ Sinh 3 Ngày Không Cần Dùng Thuốc

Dược Khoa Xanh

Thành viên cấp 1
Tham gia
31/5/20
Bài viết
26
Thích
0
Điểm
1
#1
Những vết hăm tã làm trẻ đau rát, khó chịu khiến mẹ mất ăn mất ngủ. Nhưng đừng nóng vội, mẹ hãy bình tĩnh xử lý hăm theo hướng dẫn của bác sĩ nhi sau đây, bé sẽ khỏi trong vòng 3-4 ngày thôi.


Hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây hăm tả ở trẻ?

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm tã

Những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn. Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã ở trẻ:
✔ Thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.
✔ Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay…
✔ Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.
✔ Một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt
✔ Sẽ rất khó tin, nhưng thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phân của bé. Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… Khi bé có dấu hiệu bị hăm, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình.
✔ Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân gây hăm ở bé.
✔Trường hợp hiếm, hăm da có thể do vi khuẩn, vùng ban có kích thước như đồng xu, đóng vỉ màu mật ong, nổi quanh mông. Trường hợp này cũng cần được bác sĩ kê thuốc bôi kháng sinh.

Biểu hiện của hăm tã ở trẻ nhỏ?
✔ Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã, đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.
✔ Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ,… một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.

Biểu hiện của hăm tã

✔ Trường hợp nặng hơn khi quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ.
✔ Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiểu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc.

Sử dụng tắm bé thảo dược Elemis, tắm bé elemis với các thành phần từ thảo dược thiên nhiên như dịch chiết Kinh giới, Sài đất, Khổ qua, Diệp lục tố, Chè Xanh, Papain (đu đủ), chanh và tinh dầu sả chanh giúp da bé dịu nhẹ, hết hoàn toàn hăm tã chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.


Sử dụng tắm bé Elemis giúp phòng chống hăm tã, mụn nhọt, rôm sảy
Nếu dùng kem chống hăm cho bé: Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ dạng bào chế của thuốc chống hăm để có thể chọn cho bé một sản phẩm thích hợp và hiệu quả nhất. Thuốc chống hăm dạng mỡ được ưu tiên sử dụng hơn vì có khả năng tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi tác nhân gây kích ứng hiệu quả.

Những điều các bậc cha mẹ không nên làm bị bé bị hăm tã
1. Quên không thay tã trong nhiều giờ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã. Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã…
Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.
2. Lạm dụng phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã).
Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.
3. Quấn tã quá chặt.
Việc quấn tã quá chặt gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện. Ngoài ra, quấn tã cho trẻ quá chặt có thể khiến khớp háng phát triển bất thường, gây trật cổ xương đùi khỏi ổ khớp. Theo Hội Chỉnh hình nhi khoa Bắc Mỹ, tình trạng này, được gọi là loạn sản phát triển khớp háng, có thể dẫn tới đi khập khiễng, chân dài chân ngắn, đau và viêm khớp.
4. Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).
Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.

Bí quyết phòng tránh hăm tã cho bé
1. Hạn chế mặc tã, đóng bỉm cho bé.
Khi trẻ đang bị hăm thì bạn hạn chế tối đa việc đóng bỉm, mặc tã cho trẻ. Thay vào đó, bạn nên cho bé mặc quần áo mỏng, thoáng mát để đảm bảo sự thông thoáng cho các vùng da bị hăm. Đối với những trẻ còn quá nhỏ thì bạn có thể sử dụng tã lót để giữ vệ sinh cho bé luôn khô thoáng.
2. Giữ vệ sinh vùng da mặc tã sạch sẽ.
Muốn điều trị hăm tã cho bé ở trẻ thì bạn cần giữ vệ sinh vùng da mặc tã của bé luôn sạch sẽ, khô thoáng. Sau mỗi lần thay tã, bạn cần vệ sinh sạch, lau khô vùng mông, bộ phận sinh dục và những vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã. Đặc biệt lưu ý lau từ trước ra sau để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn từ “cửa sau” của con.
Không chỉ giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, mẹ cũng nên lưu ý vấn đề vệ sinh của mình nữa nhé! Mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau mỗi lần thay tã cho con. E. coli, viêm gan A, tiêu chảy Rotavirus… đều là những bệnh có thể lây nhiễm, nếu mẹ lỡ chạm vào “sản phẩm” của con. Sử dụng Nước tắm thảo dược Elemis để vệ sinh cho bé, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp bé khỏi hăm nhanh chóng.
3. Thay tã thường xuyên.
Để điều trị hăm tã thì mẹ nên thường xuyên thay tã cho trẻ để tránh việc làn da của trẻ tiếp xúc quá lâu với chất bẩn, bởi các vi khuẩn trong phân sẽ phân giải urea trong nước tiểu và sản sinh ra ammonia kích thích da của bé, gây viêm. Vì vậy, thay tã đúng giờ là một trong những cách giúp mẹ nâng niu làn da mỏng manh của con. Các chuyên gia khuyên rằng cứ khoảng 3- 4 tiếng thì bạn nên thay tã cho bé 1 lần và sau mỗi lần bé đi ngoài thì cần được thay tã ngay.
4. Chọn mua tã tốt, chống hăm.
- Việc chọn mua tã, bỉm cũng ảnh hưởng khá nhiều đối với tình trạng hăm ở trẻ em. Nếu bé nhà bạn có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng thì bạn nên lựa chọn những loại tã có thành phần an toàn, không gây kích ứng da. Ngoài ra, bạn nên chọn kích thước size tã phù hợp với cân nặng của từng bé để hạn chế việc hăm tã xảy ra.
- Bạn nên chọn mua tã của những thương hiệu lớn, được nhiều người tin dùng, đã được kiểm định chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng như Bobby, Pampers, Huggies,...
5. Tạm biệt hăm.
Tùy theo sự phát triển, thời gian “tạm biệt” bệnh hăm của từng bé cũng khác nhau. Chỉ có khoảng 22% trẻ em có thể từ bỏ việc mặc tã lúc 2 tuổi rưỡi, trong khi hầu hết trẻ em đều đã có khả năng kiểm soát bàng quang khi được 18 tháng tuổi.
Mẹ nên cân nhắc việc dạy con đi vệ sinh nếu bé có thể giữ quần áo hoặc tã sạch trong khoảng từ 3-4 giờ liên tục.



 

Đối tác

Top