Kế toán tài chính là một ngành mà đã quá quen thuộc với đại đa số chúng ta ngày nay khi kinh tế trong nước đang một ngày phát triển tào tiền đề cho cho các doanh nghiệp phát triển và lớn, nhu cầu tuyển người của các vị trí làm việc ngày một tăng trong đó là vị trí kế toán doanh nghiệp cho nên bây giờ vì sẽ nêu rõ kế toán doanh nghiệp là gì, khai báo thuế là gì, công việc của kế toán doanh nghiệp,….Để các bạn có cái nhín tổng thể nhất về ngành và có kiến thức cơ bản về ngành nha.
1.Khái niệm
1.1 Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính hay kế toán doanh nghiệp là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, kế toán viên cũng sẽ được cung cấp các công cụ hỗ trợ công việc hiệu quả và đáng tin cậy
Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được chia ra làm hai mảng bộ phận chính mà chúng ta thường hay gọi là kế toán thuế và kế toán nội bộ.
1.2 Khai báo thuế là gì?
Báo cáo thuế là hoạt động kê khai các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do chính đơn vị phát hành là thuế Giá trị gia tăng đầu ra.Báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, việc nắm rõ và chính xác các quy định của pháp luật về báo cáo thuế như là: Các loại tờ khai thuế doanh nghiệp cần nộp, thời hạn để nộp tờ khai thuế và thời gian để nộp tiền thuế của doanh nghiệp khi có phát sinh là vấn đề rất cần thiết
2.Những kỹ năng của một kế toán
+ Năng lực chuyên môn cao
Tất nhiên rồi ngành nào cũng vậy phải đòi hỏi người có chuyên môn cao, để trong quá trình làm việc thì không được mắc sai xót và có thể dễ dàng xử lý tốt các công việc được giao và đưa ra các biện pháp giải quyết các xai sót của công ty
+Thành thạo tin học văn phòng
Đây là điều bạn phải có vì công việc này thường xuyên phải ngồi trên máy tính, tính toán sổ sách, tiếp xúc nhiều với các phần mềm như word, excel,…. Cho nên bạn phải thành thạo tin học van phòng
+ Khả năng ngoại ngữ
Đối với những công ty liên doanh hoặc công ty tư nhân hợp tác với nước ngoài, nhân viên kế toán bắt buộc phải thông thạo ngoại ngữ, thông dụng nhất là tiếng Anh. Bởi nghề kế toán liên quan đến các điều luật kinh tế, tài chính trong nước và kinh tế. Kế toán khi đó phải có sự hiểu biết tỉ mỉ về pháp luật, hệ thống chuẩn mực của phía đối tác để dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán, hợp tác.
+ Cẩn thận và trung thực
Ngoài yêu cầu cơ bản về chuẩn mực đạo đức, chuyên môn, người kế toán viên nhất định phải có tính cẩn thận, ngăn nắp và khoa học bởi đây là nghề quanh năm gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ, với những con số về tình hình tài chính. Nghề kế toán mang tính quyết định đến sự sống còn của một công ty. Do đó, một kế toán chuyên nghiệp phải biết sắp xếp tài liệu như thế nào cho khoa học nhất, thuận tiện nhất cho việc tìm kiếm.
+Sự nhạy bén
Đừng nghĩ rằng công việc của nhân viên kế toán là ngồi một chỗ làm việc. Với những nhân viên chuyên nghiệp, họ luôn có sự nhạy bén trong việc quan sát, nắm bắt xu hướng vận động của nền kinh tế, hướng phát triển của công ty đối thủ để có thể đưa ra được những giải pháp kịp thời giúp doanh nghiệp có thể “đi trước một bước”.
+Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp
Công việc mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo… Những công việc này đòi hỏi khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách hợp lý.
+Chịu được áp lực công việc cao, biết cách quản lý thời gian
Công việc kế toán là một trong những công việc phải chịu áp lực nặng nề nhất bởi đây là công việc phải vận động đầu óc thường xuyên, lúc nào cũng quay “mòng mòng” với những con số, nhất là vào những giai đoạn gấp gáp như: cuối tháng hay cuối năm khi công ty phải tổng kết doanh thu, phát lương cho nhân viên.
+Khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo
Ngoài việc tính toán ghi chép các số liệu, nhân viên kế toán sẽ là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về tình hình tài chính của công ty, là người sẽ đưa ra những tư vấn cho các nhà quản trị. Để truyền đạt được báo cáo một cách dễ hiểu, đúng trọng tâm thì khả năng diễn đạt là điều không thể thiếu của nhân viên kế toán..
Diễn đạt tốt trong kế toán là ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Khả năng giao tiếp, ứng xử cũng là lợi thế để bạn có thể tạo được thiện cảm với đồng nghiệp và quan trọng là thuyết phục được khách hàng của công ty.
3.Công việc của một kế toán
+Đầu năm
Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.
Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.
Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh.
Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi
Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1
Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề
Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề
Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3
+Hàng ngày
Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không
Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan
Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày
Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác
Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm
Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm
Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng tu trữ vĩnh viễn
+Hàng tháng
Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).
Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra
Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có
Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề
Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán
Tính lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động
Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ
Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế
+Công việc công quý
Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý)
Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).
Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
+Cuối năm
Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .
Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp
Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó
Lưu trữ các chứng từ và số sách
Trên đây là những công việc cơ bản mà kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp. Để làm tốt những công tác tưởng như đơn giản đó, bạn phải hiểu rõ về những văn bản thuế liên quan, và các chuẩn mực kế toán.
Một số văn bản về thuế hiện hành kế toán cần nắm được như sau:– Thông tư 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế
Thông tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT
Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN
Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN
Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn sử dụng hóa đơn
Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi một số Thông tư
4.Lương của kế toán
Mức lương kế toán tổng hợp có thể dao động từ 10-30 triệu/tháng. Vị trí kế toán trưởng là vị trí có mức lương chênh lệch nhiều nhất giữa các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp kế toán trưởng chỉ có mức lương khoảng 15-20 triệu, nhưng cũng có những doanh nghiệp đang chi trả cho vị trí này tới 80-100 triệu/tháng.
5.Học kế toán tài chính và khai báo thuế ở đâu?
TRUNG TÂM GEC là một trong những trung tâm đi đầu về đào tạo nghiệp vụ kinh tế trong đó có ngành kế toán tài chính và khai báo thuế với đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy mình tin là bạn có thể dễ dàng kiếm được những kiến thức cần thiết để đi làm.
Cảm ơn bạn đã xem và chúc bạn thành công