- Tham gia
- 24/3/20
- Bài viết
- 48
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện nay được nhiều người ưa chuộng vì hiệu quả thẩm mỹ cao và vẫn giữ được hàm răng thật. Trước khi quyết định tiến hành niềng răng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về các loại khí cụ niềng răng cũng như công dụng và hiệu quả mà khí cụ niềng răng mang lại.
1. Tác dụng của niềng răng
Khi niềng răng, các loại khí cụ niềng răng được nha sĩ sử dụng để nắn chỉnh những chiếc răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giúp tránh được các bệnh lý răng miệng do răng mọc sai vị trí. Ngoài tác dụng làm đẹp, niềng răng còn mang lại những tác dụng cụ thể như sau:
2. Khí cụ niềng răng là gì?
Khí cụ niềng răng là những dụng cụ nha khoa được bác sĩ sử dụng để hỗ trợ trong suốt quá trình nắn chỉnh răng thẩm mỹ. Khí cụ niềng răng có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Hiện nay có 2 cách niềng răng phổ biến đó là niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp, mỗi phương pháp sẽ có các khí cụ chuyên biệt khác nhau.
Khí cụ niềng răng
3. Các loại khí cụ niềng răng cố định
Niềng răng cố định hay còn gọi là niềng răng có mắc cài, đây là phương pháp chỉnh hình nha khoa phổ biến nhất hiện nay, Ưu điểm của phương pháp này là mang lại độ chính xác cao.
Sinh hoạt của người niềng răng cố định cũng ít bị ảnh hưởng, người niềng có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, khi niềng răng cố định cần hạn chế các loại thức uống có gas, thức ăn quá cứng hoặc quá dính (kẹo cao su).
Thun tách kẽ
Khí cụ niềng răng có mắc cài đầu tiên phải nhắc đến chính là thun tách kẽ. Đây là những vòng tròn nhỏ, chất liệu bằng cao su, chức năng chính là tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau. Trước khi mang mắc cài 1 tuần thì người niềng răng phải mang thun tách kẽ để tạo ra khoảng cách giữa 2 kẽ răng, hỗ trợ cho bước mang khâu chỉnh nha và mắc cài dễ dàng hơn.
Đặc biệt, yêu cầu quan trọng trong thời gian mang thun tách kẽ là hạn chế ăn uống đồ quá cứng, vì có thể làm thun rơi ra ngoài.
Khâu chỉnh nha
Sau 1 đến 2 tuần mang thun, bác sĩ nha khoa sẽ lấy thun tách kẽ ra và mang khâu chỉnh nha vào. Khâu kim loại này sẽ được cố định ở răng hàm số 6 hoặc 7 bằng một loại vật liệu cố định chuyên dụng. Khâu sẽ đi theo người chỉnh nha trong suốt quá trình niềng răng.
Dây cung
Một trong các loại khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu chính là hệ thống dây cung. Dây cung chính là hệ thống dây kết nối giữa các mắc cài, chức năng chính là tạo lực để kéo răng di chuyển theo định hướng của mắc cài. Có nhiều loại dây cung khác nhau, chất liệu chủ yếu sắt không gỉ như: Niken – Titanium.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn niềng răng mà hệ thống dây cung được sử dụng sẽ khác nhau về hình dạng và kích thước. Dây cung sẽ được gắn vào các khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép.
Hệ thống mắc cài
Chỉnh nha bằng niềng răng giúp nắn chỉnh lại các răng mọc lệch, mọc sai hướng và tác dụng này là nhờ đa phần vào hệ thống mắc cài. Loại khí cụ niềng răng này có chức năng là cố định và giữ hệ thống dây cung, khi tạo lực sẽ giúp răng di chuyển về vị trí mới thẳng đều và thẩm mỹ hơn.
Niềng răng có mắc cài đi kèm với hệ thống dây cung mang lại hiệu quả cao hơn, thời gian niềng cũng ngắn hơn so với niềng răng tháo lắp. Lý do là lực kéo điều chỉnh lên dây cung, mắc cài thường ổn định và có tính thường xuyên hơn phương pháp niềng răng không mắc cài.
Hook, minivis
Một khí cụ niềng răng khác là hook, có dạng móc, dùng để bấm vào dây cung, có tác dụng liên kết 2 hàm lại với nhau. Hook thường được gắn ở răng nanh hay các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài của răng cối lớn.
Minivis là điểm neo chặn tuyệt đối giúp di chuyển răng phía trước chạy vô trong mà không cho răng phía trong chạy ngược ra ngoài.
Hàm duy trì
Hàm duy trì là một khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu. Sau khi mắc cài được tháo bỏ, quá trình niềng răng hoàn tất thì hàm duy trì vẫn được dùng để giữ cho răng chắc chắn, ổn định và không di chuyển về vị trí ban đầu, thay thế chức năng của mắc cài trước đó. Hàm duy trì phải vừa khít với khuôn hàm của từng người để sử dụng sau khi tháo niềng răng.
Sáp nha khoa
Thời gian đầu của quá trình niềng răng có mắc cài, các loại khí cụ niềng răng bằng kim loại sẽ cọ xát vào nướu và má gây tổn thương chảy máu hoặc đau. Khi đó, người niềng răng cần sử dụng sáp nha khoa để bôi vào bề mặt những khí cụ hoặc kẽ răng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn như đau nhức, chảy máu...
3. Quy trình niềng răng cơ bản với phương pháp có mắc cài
Bước 1: Đặt thun tách kẽ
Bước 2: Gắn khâu chỉnh nha.
Bước 3: Gắn hệ thống mắc cài
Bước 4: Tạo khoảng trống giữa các răng để di chuyển răng (bằng cách nong hàm, mài kẽ, nhổ răng...)
Bước 5: Nhổ răng khôn (nếu có).
Bước 6: Đặt minivis chỉnh nha.
Bước 7: Chỉnh nha tùy theo từng bệnh nhân.
Bước 8: Sau khi niềng răng thành công thì tháo bỏ hệ thống các khí cụ niềng răng và mang hàm duy trì sau chỉnh nha.
Một số lưu ý khi niềng răng có mắc cài
Hệ thống mắc cài và dây cung khi niềng răng cố định chính là nơi lí tưởng nơi để các vụn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn phát triển. Do đó, người niềng răng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, sử dụng các loại dụng cụ chăm sóc răng miệng để hạn chế nguy cơ sâu răng và mắc các bệnh về nướu.
4. Các loại khí cụ niềng răng tháo lắp
Niềng răng tháo lắp hay niềng răng không mắc cài đang dần phổ biến hơn. Có 2 phương pháp niềng răng tháo lắp là Invisalign (xuất xứ từ Mỹ) và eCligner (xuất xứ từ Hàn Quốc). Niềng răng không mắc cài sẽ sử dụng một loại khay giúp nắn chỉnh hàm răng, hiệu quả thường không thua kém so với hệ thống mắc cài cổ điển.
Khí cụ niềng răng không mắc cài chủ yếu nhất chính là khay niềng. Thiết kế của khay niềng này là từ các vật liệu trong suốt, đơn giản, có tính đàn hồi và tác động lực lên răng, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí đều đặn, thẳng đứng trên cung hàm. Các khay niềng từ nhựa này được chứng minh là lành tính, không gây kích ứng trong khoang miệng và không ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.
Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là tính thẩm mỹ trong quá trình niềng, không để mọi người thấy được hệ thống mắc cài chằng chịt. Bên cạnh đó, khay niềng còn hạn chế các tác dụng phụ như tuột mắc cài, gây tổn thương môi, má và các mô mềm xung quanh. Các thông tin trên đã cung cấp cho bạn biết các khí cụ thực hiện khi niềng răng một cách đầy đủ.
1. Tác dụng của niềng răng
Khi niềng răng, các loại khí cụ niềng răng được nha sĩ sử dụng để nắn chỉnh những chiếc răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giúp tránh được các bệnh lý răng miệng do răng mọc sai vị trí. Ngoài tác dụng làm đẹp, niềng răng còn mang lại những tác dụng cụ thể như sau:
- Nắn chỉnh thân răng thẳng đều.
- Làm hẹp khoảng hở giữa các răng.
- Cải thiện chức năng nhai và giao tiếp.
- Cải thiện sức khỏe răng miệng.
- Điều chỉnh bệnh lý sai khớp cắn.
2. Khí cụ niềng răng là gì?
Khí cụ niềng răng là những dụng cụ nha khoa được bác sĩ sử dụng để hỗ trợ trong suốt quá trình nắn chỉnh răng thẩm mỹ. Khí cụ niềng răng có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Hiện nay có 2 cách niềng răng phổ biến đó là niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp, mỗi phương pháp sẽ có các khí cụ chuyên biệt khác nhau.
Khí cụ niềng răng
3. Các loại khí cụ niềng răng cố định
Niềng răng cố định hay còn gọi là niềng răng có mắc cài, đây là phương pháp chỉnh hình nha khoa phổ biến nhất hiện nay, Ưu điểm của phương pháp này là mang lại độ chính xác cao.
Sinh hoạt của người niềng răng cố định cũng ít bị ảnh hưởng, người niềng có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, khi niềng răng cố định cần hạn chế các loại thức uống có gas, thức ăn quá cứng hoặc quá dính (kẹo cao su).
Thun tách kẽ
Khí cụ niềng răng có mắc cài đầu tiên phải nhắc đến chính là thun tách kẽ. Đây là những vòng tròn nhỏ, chất liệu bằng cao su, chức năng chính là tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau. Trước khi mang mắc cài 1 tuần thì người niềng răng phải mang thun tách kẽ để tạo ra khoảng cách giữa 2 kẽ răng, hỗ trợ cho bước mang khâu chỉnh nha và mắc cài dễ dàng hơn.
Đặc biệt, yêu cầu quan trọng trong thời gian mang thun tách kẽ là hạn chế ăn uống đồ quá cứng, vì có thể làm thun rơi ra ngoài.
Khâu chỉnh nha
Sau 1 đến 2 tuần mang thun, bác sĩ nha khoa sẽ lấy thun tách kẽ ra và mang khâu chỉnh nha vào. Khâu kim loại này sẽ được cố định ở răng hàm số 6 hoặc 7 bằng một loại vật liệu cố định chuyên dụng. Khâu sẽ đi theo người chỉnh nha trong suốt quá trình niềng răng.
Dây cung
Một trong các loại khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu chính là hệ thống dây cung. Dây cung chính là hệ thống dây kết nối giữa các mắc cài, chức năng chính là tạo lực để kéo răng di chuyển theo định hướng của mắc cài. Có nhiều loại dây cung khác nhau, chất liệu chủ yếu sắt không gỉ như: Niken – Titanium.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn niềng răng mà hệ thống dây cung được sử dụng sẽ khác nhau về hình dạng và kích thước. Dây cung sẽ được gắn vào các khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép.
Hệ thống mắc cài
Chỉnh nha bằng niềng răng giúp nắn chỉnh lại các răng mọc lệch, mọc sai hướng và tác dụng này là nhờ đa phần vào hệ thống mắc cài. Loại khí cụ niềng răng này có chức năng là cố định và giữ hệ thống dây cung, khi tạo lực sẽ giúp răng di chuyển về vị trí mới thẳng đều và thẩm mỹ hơn.
Niềng răng có mắc cài đi kèm với hệ thống dây cung mang lại hiệu quả cao hơn, thời gian niềng cũng ngắn hơn so với niềng răng tháo lắp. Lý do là lực kéo điều chỉnh lên dây cung, mắc cài thường ổn định và có tính thường xuyên hơn phương pháp niềng răng không mắc cài.
Hook, minivis
Một khí cụ niềng răng khác là hook, có dạng móc, dùng để bấm vào dây cung, có tác dụng liên kết 2 hàm lại với nhau. Hook thường được gắn ở răng nanh hay các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài của răng cối lớn.
Minivis là điểm neo chặn tuyệt đối giúp di chuyển răng phía trước chạy vô trong mà không cho răng phía trong chạy ngược ra ngoài.
Hàm duy trì
Hàm duy trì là một khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu. Sau khi mắc cài được tháo bỏ, quá trình niềng răng hoàn tất thì hàm duy trì vẫn được dùng để giữ cho răng chắc chắn, ổn định và không di chuyển về vị trí ban đầu, thay thế chức năng của mắc cài trước đó. Hàm duy trì phải vừa khít với khuôn hàm của từng người để sử dụng sau khi tháo niềng răng.
Sáp nha khoa
Thời gian đầu của quá trình niềng răng có mắc cài, các loại khí cụ niềng răng bằng kim loại sẽ cọ xát vào nướu và má gây tổn thương chảy máu hoặc đau. Khi đó, người niềng răng cần sử dụng sáp nha khoa để bôi vào bề mặt những khí cụ hoặc kẽ răng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn như đau nhức, chảy máu...
3. Quy trình niềng răng cơ bản với phương pháp có mắc cài
Bước 1: Đặt thun tách kẽ
Bước 2: Gắn khâu chỉnh nha.
Bước 3: Gắn hệ thống mắc cài
Bước 4: Tạo khoảng trống giữa các răng để di chuyển răng (bằng cách nong hàm, mài kẽ, nhổ răng...)
Bước 5: Nhổ răng khôn (nếu có).
Bước 6: Đặt minivis chỉnh nha.
Bước 7: Chỉnh nha tùy theo từng bệnh nhân.
Bước 8: Sau khi niềng răng thành công thì tháo bỏ hệ thống các khí cụ niềng răng và mang hàm duy trì sau chỉnh nha.
Một số lưu ý khi niềng răng có mắc cài
Hệ thống mắc cài và dây cung khi niềng răng cố định chính là nơi lí tưởng nơi để các vụn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn phát triển. Do đó, người niềng răng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, sử dụng các loại dụng cụ chăm sóc răng miệng để hạn chế nguy cơ sâu răng và mắc các bệnh về nướu.
4. Các loại khí cụ niềng răng tháo lắp
Niềng răng tháo lắp hay niềng răng không mắc cài đang dần phổ biến hơn. Có 2 phương pháp niềng răng tháo lắp là Invisalign (xuất xứ từ Mỹ) và eCligner (xuất xứ từ Hàn Quốc). Niềng răng không mắc cài sẽ sử dụng một loại khay giúp nắn chỉnh hàm răng, hiệu quả thường không thua kém so với hệ thống mắc cài cổ điển.
Khí cụ niềng răng không mắc cài chủ yếu nhất chính là khay niềng. Thiết kế của khay niềng này là từ các vật liệu trong suốt, đơn giản, có tính đàn hồi và tác động lực lên răng, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí đều đặn, thẳng đứng trên cung hàm. Các khay niềng từ nhựa này được chứng minh là lành tính, không gây kích ứng trong khoang miệng và không ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.
Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là tính thẩm mỹ trong quá trình niềng, không để mọi người thấy được hệ thống mắc cài chằng chịt. Bên cạnh đó, khay niềng còn hạn chế các tác dụng phụ như tuột mắc cài, gây tổn thương môi, má và các mô mềm xung quanh. Các thông tin trên đã cung cấp cho bạn biết các khí cụ thực hiện khi niềng răng một cách đầy đủ.