- Tham gia
- 13/1/23
- Bài viết
- 215
- Thích
- 1
- Điểm
- 18
Chia sẻ trẻ bắt đầu mọc răng khi nào?
Thông thường, bé khi được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu nhú chiếc răng sữa đầu tiên của mình. Quá trình này sẽ kết thúc khi bé được 30 tháng tuổi với 20 chiếc răng sữa. Trong một số trường hợp, bé có thể mọc răng sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi. Ngược lại, cũng có bé đã qua 6 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng. Ba mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Thời gian chênh lệch có thể không quá 1 năm.
Một số cột mốc thời gian mọc răng của bé ba mẹ có thể tham khảo:
6 – 10 tháng tuổi: Răng cửa giữa hàm trên
8 – 12 tháng tuổi: Răng cửa giữa hàm dưới
9 – 13 tháng tuổi: Răng cửa bên hàm trên
10 – 16 tháng tuổi: Răng cửa bên hàm dưới
13 – 19 tháng tuổi: Răng hàm sơ cấp hàm trên
14 – 18 tháng tuổi: Răng hàm sơ cấp hàm dưới
16 – 22 tháng tuổi: Răng nanh hàm trên
17 – 23 tháng tuổi: Răng nanh hàm dưới
23 – 31 tháng tuổi: Răng hàm thứ cấp hàm dưới
25 – 33 tháng tuổi: Răng hàm thứ cấp hàm trên.
Một số dấu hiệu trẻ mọc răng ba mẹ cần biết
Bé chảy nhiều nước dãi: Bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến bé chảy nước dãi nhiều. Đây là dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên nếu bé càng lớn, răng mọc đầy đủ hơn thì hiện tượng này sẽ giảm dần.
Nổi mẩn xung quanh miệng: Nước dãi chảy nhiều khiến vùng da xung quanh miệng và cằm của bé bị nổi mẩn. Đây là dấu hiệu ba mẹ cần chú ý và có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Hay nhai cắn: Mầm răng nhú lên khiến bé có cảm giác bị ngứa ngáy. Lúc này, bé sẽ có xu hướng cắn mọi thứ xung quanh để giảm cảm giác này.
Bé bị sốt nhẹ: Mọc răng sẽ tác động làm hệ miễn dịch của bé thay đổi. Từ đó dẫn tới tình trạng bé bị sốt. Ba mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé để có biện pháp xử lí kịp thời.
Bé bú kém hơn: Mọc răng làm lợi của bé bị đau. Từ đó gây ra cảm giác khó chịu. Bé sẽ bú kém hơn; thậm chí là bỏ bú.
Bé quấy khóc: Mọc răng sẽ khiến bé đau nhức, khó chịu. Từ đó bé sẽ quấy khóc ảnh hưởng tới cuộc sống của cả gia đình.
Ba mẹ nên chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào?
Như vậy ba mẹ đã nắm được những dấu hiệu trẻ mọc răng cơ bản nhất. Để giúp chăm sóc bé mọc răng khoẻ mạnh và đúng cách, ba mẹ hãy chú ý một số vấn đề sau:
Tạo hứng thú cho bé trong các bữa ăn. Ví dụ như chia bữa ăn thành những bữa nhỏ; tránh ép bé ăn. Ngoài ra ba mẹ nên chế biến đồ ăn thành dạng lỏng dễ nuốt; trang trí món ăn cho bé bắt mắt…
Bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé một số loại thực phẩm giàu vitamin như nước ép hoa quả, rau củ… Nó sẽ cung cấp thêm cho bé chất chống oxy hoá, tăng sức đề kháng. Từ đó giảm thiểu đau nhức khi bé mọc răng.
Bé bị sốt nhẹ ba mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp bé sốt lâu ngày hoặc sốt cao thì ba mẹ nên đưa bé tới thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì ba mẹ hãy tăng thêm cữ bú cho bé. Còn nếu bé trên 6 tháng thì ba mẹ có thể cho bé uống thêm nhiều nước hơn.
Giữ gìn răng miệng cho bé luôn sạch sẽ. Dùng khăn sạch lau thường xuyên; đeo yếm nếu thấy bé chảy nước dãi nhiều.
Ngoài ra, để bé mọc răng khoẻ mạnh, ngay từ giai đoạn sơ sinh; ba mẹ đã cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Một trong những hoạt chất bé sơ sinh có nguy cơ bị thiếu hụt hàng đầu hiện nay là vitamin D3. Đây là vi chất có nhiệm vụ giúp bé hấp thụ canxi tối ưu. Từ đó phát triển xương và răng khoẻ mạnh. Tuy nhiên lượng D3 có trong sữa mẹ khá thấp. Dù bé có bú đủ sữa mẹ cũng không cung cấp đủ lượng D3 mà cơ thể cần. Do đó, ba mẹ cần chú ý cung cấp thêm dưỡng chất này cho bé từ nguồn bên ngoài.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm bổ sung vitamin D3 cho bé sơ sinh khá đa dạng. Ba mẹ hãy ưu tiên lựa chọn cho bé những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng; thương hiệu uy tín. Ngoài ra, bé sơ sinh nên ưu tiên sử dụng sản phẩm vitamin D3 nhỏ giọt với liều dùng thấp. Đây là dạng tiện lợi với cách sử dụng đa dạng. Nó vừa giúp bé dễ dàng tiếp nhận và hấp thụ dưỡng chất. Ba mẹ cũng kiểm soát liều lượng cho bé chính xác hơn.
Thông thường, bé khi được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu nhú chiếc răng sữa đầu tiên của mình. Quá trình này sẽ kết thúc khi bé được 30 tháng tuổi với 20 chiếc răng sữa. Trong một số trường hợp, bé có thể mọc răng sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi. Ngược lại, cũng có bé đã qua 6 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng. Ba mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Thời gian chênh lệch có thể không quá 1 năm.
Một số cột mốc thời gian mọc răng của bé ba mẹ có thể tham khảo:
6 – 10 tháng tuổi: Răng cửa giữa hàm trên
8 – 12 tháng tuổi: Răng cửa giữa hàm dưới
9 – 13 tháng tuổi: Răng cửa bên hàm trên
10 – 16 tháng tuổi: Răng cửa bên hàm dưới
13 – 19 tháng tuổi: Răng hàm sơ cấp hàm trên
14 – 18 tháng tuổi: Răng hàm sơ cấp hàm dưới
16 – 22 tháng tuổi: Răng nanh hàm trên
17 – 23 tháng tuổi: Răng nanh hàm dưới
23 – 31 tháng tuổi: Răng hàm thứ cấp hàm dưới
25 – 33 tháng tuổi: Răng hàm thứ cấp hàm trên.
Một số dấu hiệu trẻ mọc răng ba mẹ cần biết
Bé chảy nhiều nước dãi: Bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến bé chảy nước dãi nhiều. Đây là dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên nếu bé càng lớn, răng mọc đầy đủ hơn thì hiện tượng này sẽ giảm dần.
Nổi mẩn xung quanh miệng: Nước dãi chảy nhiều khiến vùng da xung quanh miệng và cằm của bé bị nổi mẩn. Đây là dấu hiệu ba mẹ cần chú ý và có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Hay nhai cắn: Mầm răng nhú lên khiến bé có cảm giác bị ngứa ngáy. Lúc này, bé sẽ có xu hướng cắn mọi thứ xung quanh để giảm cảm giác này.
Bé bị sốt nhẹ: Mọc răng sẽ tác động làm hệ miễn dịch của bé thay đổi. Từ đó dẫn tới tình trạng bé bị sốt. Ba mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé để có biện pháp xử lí kịp thời.
Bé bú kém hơn: Mọc răng làm lợi của bé bị đau. Từ đó gây ra cảm giác khó chịu. Bé sẽ bú kém hơn; thậm chí là bỏ bú.
Bé quấy khóc: Mọc răng sẽ khiến bé đau nhức, khó chịu. Từ đó bé sẽ quấy khóc ảnh hưởng tới cuộc sống của cả gia đình.
Ba mẹ nên chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào?
Như vậy ba mẹ đã nắm được những dấu hiệu trẻ mọc răng cơ bản nhất. Để giúp chăm sóc bé mọc răng khoẻ mạnh và đúng cách, ba mẹ hãy chú ý một số vấn đề sau:
Tạo hứng thú cho bé trong các bữa ăn. Ví dụ như chia bữa ăn thành những bữa nhỏ; tránh ép bé ăn. Ngoài ra ba mẹ nên chế biến đồ ăn thành dạng lỏng dễ nuốt; trang trí món ăn cho bé bắt mắt…
Bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé một số loại thực phẩm giàu vitamin như nước ép hoa quả, rau củ… Nó sẽ cung cấp thêm cho bé chất chống oxy hoá, tăng sức đề kháng. Từ đó giảm thiểu đau nhức khi bé mọc răng.
Bé bị sốt nhẹ ba mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp bé sốt lâu ngày hoặc sốt cao thì ba mẹ nên đưa bé tới thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì ba mẹ hãy tăng thêm cữ bú cho bé. Còn nếu bé trên 6 tháng thì ba mẹ có thể cho bé uống thêm nhiều nước hơn.
Giữ gìn răng miệng cho bé luôn sạch sẽ. Dùng khăn sạch lau thường xuyên; đeo yếm nếu thấy bé chảy nước dãi nhiều.
Ngoài ra, để bé mọc răng khoẻ mạnh, ngay từ giai đoạn sơ sinh; ba mẹ đã cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Một trong những hoạt chất bé sơ sinh có nguy cơ bị thiếu hụt hàng đầu hiện nay là vitamin D3. Đây là vi chất có nhiệm vụ giúp bé hấp thụ canxi tối ưu. Từ đó phát triển xương và răng khoẻ mạnh. Tuy nhiên lượng D3 có trong sữa mẹ khá thấp. Dù bé có bú đủ sữa mẹ cũng không cung cấp đủ lượng D3 mà cơ thể cần. Do đó, ba mẹ cần chú ý cung cấp thêm dưỡng chất này cho bé từ nguồn bên ngoài.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm bổ sung vitamin D3 cho bé sơ sinh khá đa dạng. Ba mẹ hãy ưu tiên lựa chọn cho bé những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng; thương hiệu uy tín. Ngoài ra, bé sơ sinh nên ưu tiên sử dụng sản phẩm vitamin D3 nhỏ giọt với liều dùng thấp. Đây là dạng tiện lợi với cách sử dụng đa dạng. Nó vừa giúp bé dễ dàng tiếp nhận và hấp thụ dưỡng chất. Ba mẹ cũng kiểm soát liều lượng cho bé chính xác hơn.