Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Bạn có biết trẻ bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì

Methongthai

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/1/23
Bài viết
215
Thích
1
Điểm
18
#1
Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm ba mẹ cần lưu ý

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt và chưa hoàn thiện, do đó tình trạng ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra. Thông thường, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ sẽ xuất hiện sau vài giờ, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, các dấu hiệu có thể xuất hiện sau 24 – 48 giờ.
Các bác sĩ cho biết bé bị ngộ độc thực phẩm thường có những triệu chứng điển hình sau:
  • Nôn ói
  • Đau bụng dữ dội khiến bé quấy khóc nhiều hơn
  • Sốt cao lên tới 38 độ C
  • Tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước, trường hợp nặng có thể đi ra máu
  • Bụng trướng
  • Cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể rơi vào hôn mê, không tỉnh táo
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì tốt nhất?
Khi bé đang ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hoá còn khá suy yếu. Nếu bé ăn phải một số thực phẩm khó tiêu sẽ càng làm tăng cảm giác khó chịu, chướng bụng. Do đó, ba mẹ cần chú ý tối đa khi xây dựng chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ khoẻ mạnh. Vậy trẻ bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì? Ba mẹ nên chú ý một số cái tên dưới đây:
Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng như gà rán, khoai tây chiên,… Chúng sẽ gây cảm giác khó chịu ở bụng cho bé.
Tránh cho bé uống các loại đồ uống có cồn; có gas; caffein… Chúng sẽ làm tăng nguy cơ bị đày bụng, khó tiêu, mất nước cho bé.
Hạn chế cho bé dùng các chế phẩm từ sữa động vật như phô mai, bơ… trong 1 vài ngày sau khi bé hết ngộ độc. Điều này sẽ hạn chế bé gặp phải vấn đề khó tiêu khi dung nạp lactose.
Các thực phẩm cho bé bổ sung cần đảm bảo ăn chín, uống sôi. Ba mẹ tránh cho bé ăn các thực phẩm chưa chế biến kĩ, thực phẩm sống… Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bé bị ngộ độc nặng nề hơn.
Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ ba mẹ nên chú ý
Trên thực tế, tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất kì ai, bất kỳ lúc nào. Do đó ba mẹ cần chú ý chăm sóc bé cẩn thận; chủ động thực hiện các phương pháp phòng tránh như sau:
Lựa chọn các thực phẩm tươi sạch, không bị dập nát, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho bé
Tuyệt đối không cho bé ăn những đồ ăn đã quá hạn sử dụng; đồ ăn có mùi hoặc dấu hiệu ôi thiu
Tránh bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh cũng như dùng các loại thực phẩm này để chế biến. Bởi vi khuẩn gây hại hoàn toàn có thể sinh sôi và phát triển trong điều kiện bảo quản của tủ lạnh.
Mẹ đảm bảo giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong quá trình nấu nướng. Ví dụ như không sử dụng chung thớt thái đồ ăn sống hoặc đồ ăn chín; rửa sạch các dụng cụ nấu nướng…
Thực hiện các nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối ba mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm chưa chín như trứng lòng đào; sushi cá…
Ngoài ra, để bé có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh; ba mẹ hãy chủ động bổ sung thêm các sản phẩm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đây là cách hiệu quả cung cấp thêm lượng lợi khuẩn dồi dào cho đường ruột. Chúng sẽ cân bằng lại hệ vi sinh; ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn có hại. Từ đó hạn chế các vấn đề về loạn khuẩn đường ruột; nâng cao hệ miễn dịch; cải thiện sức khoẻ toàn diện của trẻ!
 

Đối tác

Top