- Tham gia
- 16/1/23
- Bài viết
- 153
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Tìm hiểu mồ hôi trộm là gì?
Cái tên “mồ hôi trộm” là cách gọi dân dã ám chỉ mồ hôi tiết ra từ cơ thể bé sơ sinh trong lúc ngủ. Đặc biệt là vào thời điểm ban đêm. Loại mồ hôi này thường toát ra ở các vị trí như đầu, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân… Với trẻ sơ sinh, mồ hôi trộm xuất hiện nhiều nhất chính là khu vực đầu và lưng của bé.
Ở cơ thể bé sơ sinh, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn. Điều này khiến bé thường bị đổ mồ hôi trộm nhiều hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang toả nhiệt trong quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến bé ra nhiều mồ hôi trộm là do thói quen quấn tã, ấp ủ con không đúng cách của mẹ. Nhiều gia đình có thói quen ủ ấm trẻ sơ sinh, tránh gió lùa. Việc để bé ngủ trong phòng ngủ quá nóng và bí bách sẽ khiến bé tăng thân nhiệt. Từ đó xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm. Nếu ba mẹ không phát hiện và lau mồ hôi kịp thời thì bé rất dễ bị nhiễm cảm lạnh.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng VitaDHA Baby Drops
Bé ra nhiều mồ hôi trộm ảnh hưởng xấu thế nào?
Về bản chất, mồ hôi trộm hoàn toàn không gây hại cho sức khoẻ của bé. Tuy nhiên đừng vì điều này mà bạn chủ quan. Bé đổ mồ hôi trộm nhiều có thể gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho sức khoẻ.
Đổ mồ hôi trộm làm lỗ chân lông nở ra, tạo điều kiện cho virus cảm lạnh “tấn công”
Các chuyên gia cho biết, thủ phạm gây ra cảm lạnh ở trẻ là virus rhino. Virus này có mặt ở trong không khí và bụi bẩn. Nó sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể của bé khi có cơ hội. Khi bé ra mồ hôi trộm, lỗ chân lông sẽ giãn ra, bề mặt da ẩm ướt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho virus rhino tấn công làm bé bị cảm lạnh.
Mồ hôi trộm thấm ngược vào cơ thể, bé bị nhiễm lạnh
Bé đổ mồ hôi trộm vào ban đêm nếu không được lau kịp thời, mồ hôi trộm sẽ thấm ngược vào da. Từ đó làm giảm nhiệt độ của cơ thể khiến bé dễ bị cảm lạnh.
Bé ra nhiều mồ hôi trộm gây mất nước và muối khoáng, cơ thể suy yếu
Đổ mồ hôi trộm nhiều khiến cơ thể bé mất đi lượng lớn nước và muối khoáng. Điều này sẽ khiến sức đề kháng của bé bị suy yếu. Hệ miễn dịch của cơ thể bé cũng sẽ kém hơn. Từ đó cơ thể bé sẽ rất dễ bị virus gây cảm lạnh tấn công!
Mồ hôi trộm khiến bé ngứa ngáy, khó chịu
Mồ hôi trộm đổ nhiều sẽ khiến bé luôn trong trạng thái ướt tát, bết dính và ngứa ngáy khó chịu. Giấc ngủ của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, lười bú. Từ đó dẫn tới tình trạng bé quấy khóc, khó tăng cân.
Mồ hôi trộm làm ẩm chăn gối, vi khuẩn sinh sôi hoạt động
Mồ hôi trộm không chỉ khiến cơ thể bé luôn trong trạng thái ẩm ướt mà còn ảnh hưởng xấu tới khu vực ngủ của bé. Từ chăn, ga, gối, đệm… cho tới giường cũi sẽ rất dễ bị ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mồ hôi ướt thấm vào. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh tấn công bé con.
Biện pháp hạn chế bé đổ mồ hôi trộm hiệu quả
Để chăm sóc và cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé, các mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
Luôn kiểm soát nhiệt độ phòng: Ba mẹ hãy đảm bảo nhiệt độ phòng của bé luôn mát mẻ. Loại bỏ chăn và khăn không cần thiết khỏi cũi. Điều này sẽ đảm bảo bé yêu có một giấc ngủ thoải mái và an toàn hơn.
Giữ cho bé luôn đủ nước: Ba mẹ cần cung cấp đủ nước cho bé mỗi ngày. Điều này sẽ bù đắp được lượng nước bị thất thoát do đổ mồ hôi.
Mặc quần áo cho bé phù hợp: Luôn chú ý cho bé mặc trang phục thoáng khí, nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp giữ nhiệt độ cơ thể của bé được kiểm soát. Từ đó giảm thiểu tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm.
Bổ sung vitamin D3 cho bé: Sự thiếu hụt D3 được xem là nguyên nhân phổ biến khiến bé đổ mồ hôi trộm. Vi chất này có nhiệm vụ giúp bé hấp thụ tối ưu canxi và phốt pho. Từ đó giúp hệ xương của bé phát triển khoẻ mạnh, cứng cáp hơn.
Ba mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho bé ngay từ giai đoạn sơ sinh. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm vitamin D3 nhỏ giọt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn cho bé. Các sản phẩm dạng giọt với liều dùng ít, tiện lợi và giúp ba mẹ dễ dàng kiểm soát đủ liều lượng khi bổ sung cho con!
Cái tên “mồ hôi trộm” là cách gọi dân dã ám chỉ mồ hôi tiết ra từ cơ thể bé sơ sinh trong lúc ngủ. Đặc biệt là vào thời điểm ban đêm. Loại mồ hôi này thường toát ra ở các vị trí như đầu, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân… Với trẻ sơ sinh, mồ hôi trộm xuất hiện nhiều nhất chính là khu vực đầu và lưng của bé.
Ở cơ thể bé sơ sinh, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn. Điều này khiến bé thường bị đổ mồ hôi trộm nhiều hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang toả nhiệt trong quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến bé ra nhiều mồ hôi trộm là do thói quen quấn tã, ấp ủ con không đúng cách của mẹ. Nhiều gia đình có thói quen ủ ấm trẻ sơ sinh, tránh gió lùa. Việc để bé ngủ trong phòng ngủ quá nóng và bí bách sẽ khiến bé tăng thân nhiệt. Từ đó xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm. Nếu ba mẹ không phát hiện và lau mồ hôi kịp thời thì bé rất dễ bị nhiễm cảm lạnh.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng VitaDHA Baby Drops
Bé ra nhiều mồ hôi trộm ảnh hưởng xấu thế nào?
Về bản chất, mồ hôi trộm hoàn toàn không gây hại cho sức khoẻ của bé. Tuy nhiên đừng vì điều này mà bạn chủ quan. Bé đổ mồ hôi trộm nhiều có thể gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho sức khoẻ.
Đổ mồ hôi trộm làm lỗ chân lông nở ra, tạo điều kiện cho virus cảm lạnh “tấn công”
Các chuyên gia cho biết, thủ phạm gây ra cảm lạnh ở trẻ là virus rhino. Virus này có mặt ở trong không khí và bụi bẩn. Nó sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể của bé khi có cơ hội. Khi bé ra mồ hôi trộm, lỗ chân lông sẽ giãn ra, bề mặt da ẩm ướt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho virus rhino tấn công làm bé bị cảm lạnh.
Mồ hôi trộm thấm ngược vào cơ thể, bé bị nhiễm lạnh
Bé đổ mồ hôi trộm vào ban đêm nếu không được lau kịp thời, mồ hôi trộm sẽ thấm ngược vào da. Từ đó làm giảm nhiệt độ của cơ thể khiến bé dễ bị cảm lạnh.
Bé ra nhiều mồ hôi trộm gây mất nước và muối khoáng, cơ thể suy yếu
Đổ mồ hôi trộm nhiều khiến cơ thể bé mất đi lượng lớn nước và muối khoáng. Điều này sẽ khiến sức đề kháng của bé bị suy yếu. Hệ miễn dịch của cơ thể bé cũng sẽ kém hơn. Từ đó cơ thể bé sẽ rất dễ bị virus gây cảm lạnh tấn công!
Mồ hôi trộm khiến bé ngứa ngáy, khó chịu
Mồ hôi trộm đổ nhiều sẽ khiến bé luôn trong trạng thái ướt tát, bết dính và ngứa ngáy khó chịu. Giấc ngủ của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, lười bú. Từ đó dẫn tới tình trạng bé quấy khóc, khó tăng cân.
Mồ hôi trộm làm ẩm chăn gối, vi khuẩn sinh sôi hoạt động
Mồ hôi trộm không chỉ khiến cơ thể bé luôn trong trạng thái ẩm ướt mà còn ảnh hưởng xấu tới khu vực ngủ của bé. Từ chăn, ga, gối, đệm… cho tới giường cũi sẽ rất dễ bị ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mồ hôi ướt thấm vào. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh tấn công bé con.
Biện pháp hạn chế bé đổ mồ hôi trộm hiệu quả
Để chăm sóc và cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé, các mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
Luôn kiểm soát nhiệt độ phòng: Ba mẹ hãy đảm bảo nhiệt độ phòng của bé luôn mát mẻ. Loại bỏ chăn và khăn không cần thiết khỏi cũi. Điều này sẽ đảm bảo bé yêu có một giấc ngủ thoải mái và an toàn hơn.
Giữ cho bé luôn đủ nước: Ba mẹ cần cung cấp đủ nước cho bé mỗi ngày. Điều này sẽ bù đắp được lượng nước bị thất thoát do đổ mồ hôi.
Mặc quần áo cho bé phù hợp: Luôn chú ý cho bé mặc trang phục thoáng khí, nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp giữ nhiệt độ cơ thể của bé được kiểm soát. Từ đó giảm thiểu tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm.
Bổ sung vitamin D3 cho bé: Sự thiếu hụt D3 được xem là nguyên nhân phổ biến khiến bé đổ mồ hôi trộm. Vi chất này có nhiệm vụ giúp bé hấp thụ tối ưu canxi và phốt pho. Từ đó giúp hệ xương của bé phát triển khoẻ mạnh, cứng cáp hơn.
Ba mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho bé ngay từ giai đoạn sơ sinh. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm vitamin D3 nhỏ giọt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn cho bé. Các sản phẩm dạng giọt với liều dùng ít, tiện lợi và giúp ba mẹ dễ dàng kiểm soát đủ liều lượng khi bổ sung cho con!