- Tham gia
- 16/1/23
- Bài viết
- 153
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Nguyên nhân gây táo bón khi trẻ ăn thức ăn mới
Thông thường, tình trạng táo bón khi trẻ ăn thức ăn mới xuất hiện chủ yếu khi bé chuyển từ bú mẹ sang chế độ ăn dặm. Trong 6 tháng đầu đời, nguồn thức ăn chính của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hệ tiêu hoá của bé phát triển mạnh mẽ trong thời gian này để chuẩn bị cho giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hệ tiêu hoá của bé sẽ không sản xuất đủ enzyme để tiêu hoá tinh bột cho tới khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Việc ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm là một nguyên nhân dẫn tới quá tải hệ tiêu hoá, gây táo bón.
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, cơ thể bé cần một khoảng thời gian để thích nghi với cách ăn mới và các thực phẩm mới. Trong thời gian điều chỉnh này, ba mẹ có thể thấy bé gặp phải tình trạng táo bón, khó tiêu. Nguyên nhân có thể do bữa ăn của bé thiếu chất xơ hoặc thiếu nước, làm cho thức ăn khó di chuyển trong đường ruột, dần dần trở nên khô cứng và gây táo bón.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Một số dấu hiệu bé táo bón khi ăn dặm ba mẹ cần lưu ý
Ba mẹ cần chú ý một số biểu hiện trẻ ăn dặm táo bón dưới đây ở bé để có giải pháp cải thiện kịp thời:
Bé gắng sức và rặn đỏ mặt khi đi đại tiện. Thời gian đại tiện của bé kéo dài trên 10 phút.
Bé khóc và đau mỗi khi đi đại tiện. Phân của bé bị táo bón thường khá khô và cứng. Ngoài ra, bé còn có thể cảm thấy bị đau bụng do chứng co thắt ruột khi bị táo bón.
Phân của bé khô, cứng và có dạng viên tròn. Điều này là do thức ăn di chuyển lâu ở ruột già; phần nước được tái hấp thụ vào cơ thể. Từ đó phân sẽ cứng hơn so với bình thường.
Bé có biểu hiện chán ăn, hay quấy khóc, cáu kỉnh, ít đi đại tiện hơn so với bình thường.
Ba mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng táo bón khi trẻ ăn thức ăn mới?
Một số biện pháp hiệu quả ba mẹ có thể thực hiện tại nhà để cải thiện tình trạng táo bón khi trẻ ăn thức ăn mới là:
Đây là giải pháp cung cấp thêm lượng lợi khuẩn dồi dào cho hệ tiêu hoá. Nhờ đó bé sẽ hạn chế các vấn đề về loạn khuẩn đường ruột; phòng ngừa táo bón, khó đi ngoài hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc sử dụng men vi sinh còn là giải pháp hỗ trợ bé tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên; bảo vệ sức khoẻ cơ thể tối ưu. Ba mẹ hãy kết hợp một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất cũng như sử dụng men lợi khuẩn đúng cách để bé có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động tối ưu.
Thông thường, tình trạng táo bón khi trẻ ăn thức ăn mới xuất hiện chủ yếu khi bé chuyển từ bú mẹ sang chế độ ăn dặm. Trong 6 tháng đầu đời, nguồn thức ăn chính của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hệ tiêu hoá của bé phát triển mạnh mẽ trong thời gian này để chuẩn bị cho giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hệ tiêu hoá của bé sẽ không sản xuất đủ enzyme để tiêu hoá tinh bột cho tới khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Việc ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm là một nguyên nhân dẫn tới quá tải hệ tiêu hoá, gây táo bón.
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, cơ thể bé cần một khoảng thời gian để thích nghi với cách ăn mới và các thực phẩm mới. Trong thời gian điều chỉnh này, ba mẹ có thể thấy bé gặp phải tình trạng táo bón, khó tiêu. Nguyên nhân có thể do bữa ăn của bé thiếu chất xơ hoặc thiếu nước, làm cho thức ăn khó di chuyển trong đường ruột, dần dần trở nên khô cứng và gây táo bón.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Một số dấu hiệu bé táo bón khi ăn dặm ba mẹ cần lưu ý
Ba mẹ cần chú ý một số biểu hiện trẻ ăn dặm táo bón dưới đây ở bé để có giải pháp cải thiện kịp thời:
Bé gắng sức và rặn đỏ mặt khi đi đại tiện. Thời gian đại tiện của bé kéo dài trên 10 phút.
Bé khóc và đau mỗi khi đi đại tiện. Phân của bé bị táo bón thường khá khô và cứng. Ngoài ra, bé còn có thể cảm thấy bị đau bụng do chứng co thắt ruột khi bị táo bón.
Phân của bé khô, cứng và có dạng viên tròn. Điều này là do thức ăn di chuyển lâu ở ruột già; phần nước được tái hấp thụ vào cơ thể. Từ đó phân sẽ cứng hơn so với bình thường.
Bé có biểu hiện chán ăn, hay quấy khóc, cáu kỉnh, ít đi đại tiện hơn so với bình thường.
Ba mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng táo bón khi trẻ ăn thức ăn mới?
Một số biện pháp hiệu quả ba mẹ có thể thực hiện tại nhà để cải thiện tình trạng táo bón khi trẻ ăn thức ăn mới là:
- Tăng cường các loại rau xanh và trái cây cho bé. Đây là nguồn bổ sung chất xơ cùng các vitamin, khoáng chất dồi dào. Chúng sẽ kích thích nhu động ruột; hỗ trợ bé đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Phần thức ăn của bé ba mẹ nên xay nhuyễn, chế biến ở dạng lỏng để bé dê tiêu hoá hơn.
- Cung cấp thêm nước để hỗ trợ làm mềm phân; bé đi đại tiện dễ dàng hơn. Ba mẹ có thể kết hợp cho bé bú sữa công thức, bú mẹ hoặc uống thêm nước từ bên ngoài.
- Tránh không để cho bé ăn quá nhiều protein, chất béo. Hệ tiêu hoá của bé lúc này vẫn chưa hoàn thiện. Việc bổ sung quá nhiều chất đạm, chất béo sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hoá. Từ đó khiến tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.
- Ba mẹ có thể thực hiện một số động tác massage để giúp bé giảm táo bón, cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện bài tập di chuyển chân của bé theo chuyển động đạp xe. Nhờ đó hỗ trợ phân cứng di chuyển dọc theo ruột của bé dễ dàng hơn.
- Bên cạnh với những giải pháp trên, với những bé có biểu hiện tiêu hoá kém biếng ăn, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá và phòng ngừa táo bón cho trẻ.
Đây là giải pháp cung cấp thêm lượng lợi khuẩn dồi dào cho hệ tiêu hoá. Nhờ đó bé sẽ hạn chế các vấn đề về loạn khuẩn đường ruột; phòng ngừa táo bón, khó đi ngoài hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc sử dụng men vi sinh còn là giải pháp hỗ trợ bé tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên; bảo vệ sức khoẻ cơ thể tối ưu. Ba mẹ hãy kết hợp một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất cũng như sử dụng men lợi khuẩn đúng cách để bé có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động tối ưu.