Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Bạn đã có cái nhìn đúng đắn về quy hoạch đô thị?

viet anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/1/19
Bài viết
1,409
Thích
0
Điểm
36
#1
Đô thị hóa và những áp lực cho hạ tầng đô thị
Theo tìm hiểu của trang tin dothimoitruong.com , được biết: Hiện nay có hơn 3,5 tỉ người sinh sống tại đô thị, khoảng 1 tỉ người trong đó phải sinh sống trở điều kiện hết sức tồi tàn. Với sự phát triển của đô thị hóa ngày càng tăng cao, cư dân sinh sống ở nông thôn toàn thế giới theo đó cũng giảm dần theo thời gian, chỉ còn 2,8 tỷ người vào khoảng năm 2050.

Tại Việt Nam chúng ta: Mỗi năm sẽ có khoảng 1-1,2 triệu người dân nông thôn ra đô thị sinh sống. Mật độ dân số lúc này cao gấp 6 – 7 lần so với mật độ chuẩn. Trong vòng những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam ta có số dân tăng lên khoảng 1,1 triệu người.



Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề của đô thị hóa

Cùng với đà phát triển chung hiện nay của thế giới, đô thị hóa tại Việt Nam cũng đã và đang diễn vô cùng mạnh mẽ. Song song thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tương đối phức tạp phát sinh từ nền đô thị hóa. Mặt trái của đô thị hóa nhanh quá được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Sự công nghiệp hóa và di dân cũng sẽ kéo theo một nền đô thị hóa tự phát, đô thị được mở rộng thì dân số trong khu vực sẽ tăng càng nhanh.

Đô thị hóa nhanh khiến đất đai bị thu hẹp
Cũng bởi đô thị hóa quá nhanh đã khiến cho lượng lớn người dân mất đất đai để sản xuất phục vụ nông nghiệp, người dân thiếu công ăn việc làm, mọi người không có thu nhập và dĩ nhiên lại trở thành dân nghèo của đô thị hóa. Chính vì thế đã dẫn đến tỷ lệ đói nghèo tại đô thị trầm trọng hơn rất nhiều. Ta cũng thấy rõ một thực tế: dân nghèo đã và đang bị đẩy xa dần các khu đô thị, không thì lại bị dồn vào ngõ nhỏ, những khu sống thấp, ít tiếp cận được với các dịch vụ của đô thị, không được hưởng phúc lợi xã hội, hoặc họ sẽ phải trả các chi phí cho dịch vụ cao hơn.



Đô thị môi trường phát triển khiến đất đai vị thu hẹp rất nhiều

Bên cạnh đó thì môi trường sống đô thị của nhiều khu vực hiện đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Rác thải đang ngày một đổ ra nhiều hơn, quy trình xử lý rác bị xuống cấp hoặc là chưa được đầu tư một cách đồng bộ. Thường xuyên xảy ra úng ngập, gây tắc nghẽn giao thông đô thị. Đất trồng cây, đất sinh hoạt cộng đồng cũng bị thu hẹp dần dần.

Tương lai không xa, tầng lớp giàu và nghèo có sự chênh lệch rất cao, tính trạng phân cấp trong xã hội sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Đây là một mối lo ngại, là câu hỏi tại sao kinh tế Việt Nam tuy tăng trưởng rất tốt, trong khi chất lượng dân số lại rất thấp? Chất lượng dân số thấp cũng chính là yếu tố trong việc cản trở tốc độ phát triển, bên cạnh đó nó khiến cho nước nhà đứng trước nguy cơ tụt hậu về sau so với nhiều nước trên thế giới.





Tạm kết:

Chiến lược phát triển đô thị hóa Việt Nam nhất định phải hướng đến một mục tiêu bền vững, phải cân bằng được mối quan hệ giữa người với môi trường và nền kinh tế xã hội. Đô thị hóa của chúng ta cũng cần phải ố gắng đạt được các tiêu chí về tăng trưởng, môi trường sinh thái, cơ cấu kinh tế,… mục đích là nhằm đáp ứng sao cho tốt những xu hướng “hội nhập & phát triển bền vững”. Nếu như quản lý đô thị bị sai lệch hoặc bị thiếu sót , tất nhiên sẽ dẫn đến sự lãng phí về nguồn lực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giúp giảm nghèo cho chính đô thị đó. Khi tổ chức quản lý đô thị được tốt thì người dân đô thị được hưởng chất lượng cuộc sống tốt, và tuổi thọ cũng sẽ cao hơn.

Không một đất nước nào trên thế giới đạt được nhiều thành tựu về kinh tế mà lại không phải trải qua những giai đoạn trong việc đô thị hóa, trong đó không thể không nhắc đến Việt Nam. Tương lai tươi sáng của người dân phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị để làm sao thích ứng tốt với quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển này.

Nguồn tin tức bất động sản : https://dothimoitruong.com/ban-da-co-cai-nhin-dung-dan-ve-quy-hoach-thi/
 

Đối tác

Top