Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Báo cáo tài chính tác động ra sao?

baongoc1404

Thành viên cấp 1
Tham gia
7/8/20
Bài viết
170
Thích
0
Điểm
16
#1
Phân tích báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính.jpg
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, Báo cáo tài chính là báo cáo thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính mang tính bắt buộc, do Nhà nước quy định với mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của DN hiện nay được lập theo hướng dẫn của thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc thông tư 133/2016/TT-BTC. hành chính nhân sự

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích thích hợp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các Báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu thông tin từ nhiều phía của người sử dụng.

Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thông tin có căn cứ tin cậy, làm giảm sự phụ thuộc vào linh cảm, vào dự đoán và vào trực giác, tạo sự chắc chắn cho các quyết định kinh doanh. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Nội dung phân tích Báo cáo tài chính
Tùy thuộc vào vị trí, cương vị và mục đích sử dụng thông tin của người phân tích, nội dung phân tích BCTC có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, phân tích BCTC bao gồm phân tích dưới góc độ kế toán (gọi tắt là phân tích kế toán) và phân tích dưới góc độ tài chính (gọi tắt là phân tích tài chính).

Phân tích kế toán
Là quá trình xem xét, nội dung, đánh giá độ tin cậy và xác thực của các thông tin phản ánh trên BCTC của doanh nghiệp. Bản chất của phân tích kế toán là việc phân tích nội dung và cách thức ghi nhận các chỉ tiêu cơ bản theo từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính) trên từng Báo cáo tài chính như (Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh Báo cáo tài chính). khóa học hành chính nhân sự

Phân tích kế toán bao gồm đánh giá chất lượng thu nhập của doanh nghiệp, hoặc rộng hơn nữa là đánh giá chất lượng kế toán. Đánh giá chất lượng thu nhập đòi hỏi phải phân tích các yếu tố như: hoạt động của DN, các chính sách kế toán, số lượng và chất lượng thông tin công bố, hiệu suất và uy tín quản lý, các cơ hội và động lực cho quản lý thu nhập. Phân tích kế toán cũng bao gồm việc đánh giá các khoản thu nhập lâu dài (hay thu nhập bền vững).

Mục đích của phân tích kế toán là nhằm làm cho BCTC phản ánh một cách trung thực thực trạng kinh tế của DN, làm cơ sở tin cậy và thuận lợi cho phân tích tài chính.

Phân tích tài chính
Là việc sử dụng các Báo cáo tài chính để xem xết, đánh giá phân tích tình hình và thực trạng tài chính, để ước tính các chỉ tiêu tài chính trong tương lai của Doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp cho những người sử dụng thông tin trả lời được các câu hỏi liên quan đến tình hình tài chính hiện tại và tương lai của DN. học kế toán thực hành ở đâu tphcm

Nội dung của phân tích tài chính bao gồm:
Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích tình hình thanh toán
Phân tích rủi ro tài chính
Phân tích cân bằng tài chính
Phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích khả năng sinh lợi
Phân tích dòng tiền
Dự báo các chỉ tiêu tài chính
Định giá doanh nghiệp.


Đối tượng phân tích báo cáo tài chính
Đối tượng của phân tích báo cáo tài chính là hệ thống chỉ tiêu tài chính phản ánh trên các BCTC cùng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng BCTC hoặc giữa các BCTC với nhau.

Về cơ bản, hệ thống chỉ tiêu trên các BCTC phản ánh các thông tin chủ yếu sau:

Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu)
Thông tin về doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động
Thông tin về tiền và dòng tiền học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
Thông tin giải trình và các thông tin khác về doanh nghiệp

Công cụ so sánh
Là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích nói chung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng nhằm mục đích đánh giá kết quả, xác định vị trí, xu hướng và nhịp điệu biến động của đối tượng nghiên cứu. Khi vận dụng công cụ so sánh, chỉ tiêu nghiên cứu thường được so sánh với (1) kỳ trước, (2) so sánh với đối thủ cạnh tranh, (3) So sánh với bình quân ngành và (4) so sánh với các tiêu chuẩn được xác định trước.

Để áp dụng công cụ so sánh, các nhà phân tích cần phải chú trọng đến các nội dung cơ bản của công cụ như: Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu và hình thức so sánh.
 

Đối tác

Top