Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Báo giá sửa chữa nhà 2023 và những giai đoạn giám sát công trình hiệu quả nhất

Nin Nin

Thành viên cấp 1
Tham gia
29/7/22
Bài viết
418
Thích
0
Điểm
16
#1
Khi báo giá sửa chữa nhà 2023, thi công xây dựng thì giám sát công trình là một trong những vị trí quan trọng cần phải có để đảm bảo được tính chuẩn xác và chất lượng cho công trình. Vậy tư vấn giám sát là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Hầu hết các công trình xây dựng hoặc hoàn thiện đều cần giám sát, công trình càng lớn như cấp II, cấp I, cấp đặt biệt thì càng phải cần lượng lực giám sát thi công đông hơn để đảm bảo kịp tiến độ với thi công.

Giám sát công trình xây dựng bao gồm 2 nhiệm vụ:

Làm việc với Kiến trúc sư và Nhà thầu phụ
Giai đoạn đầu của một dự án xây dựng bao gồm thiết kế và lập kế hoạch. Giám sát công trường phải làm việc chặt chẽ với các kiến trúc sư và nhà thầu phụ để phát triển và thương lượng dự toán chi phí, ngân sách và lịch trình làm việc, cũng như lựa chọn phương pháp thi công và vật liệu phù hợp để vừa với ngân sách. Các chủ thầu cần phải có những con người đầu tàu giám sát công trình với kỹ năng quản lý dự án tốt để gắn kết mọi người lại với nhau và hoàn thành dự án đúng thời hạn.

Bảo đảm Giấy phép, Thiết bị và Nguồn cung cấp
Các khía cạnh khác trong công việc của người quản lý xây dựng bao gồm đảm bảo chuẩn bị tất cả các giấy phép xây dựng hoặc quy hoạch yêu cầu, lựa chọn các nguồn cung cấp thiết bị và nhân công cần thiết, cũng như giám sát thi công dự án hàng ngày. Người giám sát xây dựng cần phải chuẩn bị để đối phó với các vấn đề, bao gồm các vấn đề liên quan đến thời tiết hoặc lao động, và phát triển các giải pháp thay thế nếu dự án bị chậm tiến độ.

Quy trình giám sát công trình xây dựng tiêu chuẩn
Giai đoạn tiền xây dựng:
  1. Đánh giá thiết kế – Để tối đa hóa chức năng của các dự án về tiêu chí chi phí và thiết kế, các chủ thầu cần đánh giá thiết kế theo mong đợi và yêu cầu của khách hàng.
  1. Lập kế hoạch & quản lý chi phí và thời gian – Chuẩn bị kế hoạch ngân sách và thời gian thi công dự kiến, cũng như các giai đoạn của thi công để kiểm soát chi phí, đảm bảo hoàn thành kịp thời mà không bị chi phí vượt mức.
  1. Quản lý đấu thầu và ký hợp đồng – Chuẩn bị hồ sơ mời thầu, tổ chức chương trình đấu thầu. Các yếu tố cần xem xét bao gồm: hệ thống sơ tuyển, kỹ thuật và chi phí trước khi lựa chọn nhà thầu.
  1. Quản lý rủi ro – Tiền xác định, đánh giá và lên phương án ngăn ngừa các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu của dự án để đảm bảo kết quả tốt nhất.
Giai đoạn xây dựng:
  1. Quản lý xây dựng – Giám sát và phối hợp với tất cả các nhà thầu về thời gian, quản lý ngân sách, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn lao động. Đảm bảo rằng quá trình thi công diễn ra an toàn, đúng kế hoạch và đáp ứng các thông số kỹ thuật.
  1. Giám sát dự án – Giám sát tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự án. Các thông tin, dữ liệu, số liệu cần liên tục được cập nhật để đo lường, phân tích những thay đổi trong một khoảng thời gian. Yêu cầu cung cấp báo cáo tiến độ của dự án về thời gian, chi phí, nguồn lực, chất lượng và an toàn, minh bạch trong suốt chu trình.
  1. Mua sắm và quản lý hợp đồng Đảm bảo các nguyên vật liệu được mua sắm vào đúng – tốt – kịp thời và với mức giá hợp lý. Thủ tục đàm phán và hợp đồng cũng nên được thực hiện nhanh gọn, giảm thiểu mọi rủi ro liên quan đến giai đoạn xây dựng.
  1. Kiểm soát chất lượng – Có mặt trực tiếp tại hiện trường để giám sát công việc của nhà thầu nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động trong dự án tuân thủ các thông số kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng để đạt được chất lượng mong muốn
  1. Kiểm tra không phá hủy (NDT) – NDT hay còn gọi là thanh tra tại chỗ. Họ là những người được đào tạo để thực hiện kiểm tra theo tất cả các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về xây dựng như kiểm tra đo độ dày, kiểm tra trực quan, phát hiện khuyết tật bề mặt / bề mặt phụ, kiểm tra độ cứng, kiểm tra hàn, v.v.
  1. Kiểm tra môi trường thi công: Bao gồm điều kiện sức khỏe, an toàn và môi trường của địa điểm dự án.
  1. Giải quyết tranh chấp và phân tích khiếu nại – Trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào, các bên cần trình bày hoặc phân tích từng trường hợp một cách cẩn trọng và chuyên nghiệp, cung cấp cơ sở lý luận chặt chẽ và toàn diện.
  1. Bàn giao – Kiểm tra dự án và đảm bảo rằng nó tuân thủ các yêu cầu về thiết kế và hệ thống trước khi bàn giao cho khách hàng, kết thúc quá trình nghiệm thu cuối cùng.
Giám sát công trình nội thất
Đối với các công trình thi công nội thất, kỹ sư giảm sát cần đảm bảo thực hiện chặt chẽ theo quy trình sau:

Bước 1: Kiểm tra sự chính xác theo biên bản nghiệm thu nội thất

Đây là bước quan trọng đầu tiên trong công tác thực hiện giám sát. Các kỹ sư chịu trách nhiệm có nhiệm vụ khảo sát, kiểm tra, đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế, thi công & thẩm tra dự toán công trình cùng các quy chuẩn theo đúng quy định. Đồng thời phát hiện các vấn đề còn thiếu sót để có hướng giải quyết hiệu quả, nhằm đảm bảo chi phí phát sinh ở mức tối thiểu.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công

Kỹ sư trưởng sẽ chịu trách nhiệm giám sát căn cứ hồ sơ bản vẽ thiết kế – đúng quy chuẩn kỹ thuật trong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Qua đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch công tác thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ giám sát.

Bước 3: Đánh giá theo quy trình giám sát thi công nội thất

Kiểm tra, nhận xét & đánh giá hồ sơ thiết kế thi công nội thất từng hạng mục. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn & kỹ thuật xây dựng.

Bước 4: Giám sát từng hạng mục

Kỹ sư giám sát sẽ bao quát và giám sát thi công từng hạng mục. Kiểm tra vật liệu thi công theo từng số liệu thống kê đối chiếu với thực tế. Qua đó phát hiện kịp thời các sai sót & đưa phương án xử lý nhanh chóng, hiệu quả.

Kiểm tra chặt chẽ quá trình nghiệm thu từng nguyên vật liệu xây dựng. Tuân thủ theo đúng hợp đồng thi công nhà thầu đã thỏa thuận với chủ đầu tư.

Bước 5: Quy trình thi công nội thất đảm bảo tiến độ

Đôn đốc nhắc nhở, giám sát tiến độ thực hiện của nhà thầu trong từng hạng mục. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp gấp rút thực hiện thi công đúng thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng thi công đúng như quy định.

Bước 6: Quản lý giá thành

Tính toán và thông báo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng so với hiện tại. Qua đó nhanh chóng điều chỉnh giá thành dự toán đồng thời đề xuất phương án giám sát giá thành ở mức ổn định.

Bước 7: Báo cáo quy trình giám sát thi công định kỳ

Báo cáo thi công định kỳ về tiến độ & chất lượng thi công theo yêu cầu chủ thầu. Báo cáo các yếu tố hạn chế khuyết điểm còn tồn tại trong phương án xử lý tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Bước 8: Nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu nội thất

Theo như các kinh nghiệm về quy trình thi công nội thất, tổ chức sẽ nghiệm thu từng hạng mục đã hoàn thành. Những thiết bị nội thất được lắp đặt trong công trình thi công nội thất.

Giám sát công trình điện
Quy trình kiểm tra & giám sát thi công hệ thống cơ điện được áp dụng cho mọi quy mô công trình, có thể điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tính chất & đặc trưng từng dự án.

Về cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra các biện pháp thi công đã giải trình của nhà thầu thi công;
  • Kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên, có hệ thống quá trình nhà thầu thi công cơ điện triển khai các công việc tại hiện trường. Đồng thời ghi chép nhật ký giám sát đầy đủ hoặc biên bản kiểm tra theo đúng quy định.
  • Xác nhận bản vẽ hoàn công;
  • Tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định.
  • Tập hợp & kiểm tra lại những tài liệu phục vụ cho nghiệm thu công việc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu khi hoàn thành từng hạng mục của công trình và khi hoàn thành công trình.
  • Nếu phát hiện sai sót hay bất hợp lý về thiết kế cần phải điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế cơ điện điều chỉnh trong thời gian sớm nhất;
  • Tổ chức thẩm tra lại chất lượng những bộ phận hay hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình khi có bất cứ nghi ngờ nào về chất lượng;
  • Chủ trì & phối hợp với các bên liên quan để giải quyết những vướng mắc hoặc phát sinh trong khi thi công cơ điện công trình.
  • Giám đốc trung tâm, tổ Quản lý kỹ thuật của Trung tâm thành lập tổ kiểm tra để thanh tra công việc tư vấn giám sát của các giám sát viên.
  • Giám sát chính sẽ lập Báo cáo hoàn thành và gửi cho lãnh đạo Trung tâm kiểm tra trước khi gửi báo cáo này cho chủ đầu tư xem xét.
  • Phía Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Trung tâm và các thành phần khác có liên quan sẽ tiến hành nghiệm thu bàn giao để đưa công trình vào sử dụng theo Biên bản bàn giao đã thống nhất trước đó.
 

Đối tác

Top