Là sinh viên, việc tìm nhà trọ dần trở nên quá quen thuộc. Hầu như ai cũng biết, việc tìm được một căn phòng trọ cho sinh viên vừa có mức giá phải chăng, rộng rãi, thoáng mát, an ninh,...quả thật còn khó hơn lên trời.
Dạo một vòng trên các mạng xã hội, không khó để tìm được những dòng trạng thái “than trời trách đất” của sinh viên khi tìm phòng trọ, nhà trọ. Không ít sinh viên đều đặn chuyển trọ 3 tháng 1 lần vì không thể nào tìm được căn hộ phù hợp.
Vậy, sinh viên phải làm thế nào? Đâu mới là cách tìm phòng trọ cho sinh viên nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Những kênh thông tin sinh viên tìm phòng trọ
1.Tìm trên mạng
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, tất cả các thông tin hầu như đều có thể tìm kiếm trên internet, và đương nhiên, thông tin thuê nhà cũng không hề ngoại lệ. Chỉ cần đơn giản gõ từ khóa “phòng trọ” và khu vực muốn tìm lên google, bạn đã nhanh chóng tìm được hàng loạt thông tin những căn phòng trọ đang cho thuê rồi.
Tuy nhiên, đa phần các thông tin xuất hiện trên website đều là của nhà môi giới đăng, nên khi tìm kiếm chúng ta cần phải chọn lọc và tìm kiếm cẩn thận hơn.
Bí kíp tìm nhà trọ sinh viên trên mạng: để ý tới thời gian post bài (thời gian post bài càng lâu, khả năng căn phòng đã được cho thuê càng cao), chú ý đến số điện thoại liên lạc để thuê nhà. Trong trường hợp số điện thoại là của người môi giới, bạn sẽ dễ dàng thấy được hàng loạt thông tin liên quan về số điện thoại đó như bán nhà, bán đất,...
Sinh viên nên cẩn thận với những trường hợp tìm nhà trên mạng
Mặc dù việc thuê nhà thông qua môi giới là sự lựa chọn không tồi, giúp bạn tiết kiệm được khoản thời gian tìm nhà, nhưng đối với sinh viên, khoản chi phí dành cho môi giới cũng không hề thấp. Nếu bên môi giới yêu cầu bạn trả trước một khoản chi phí để “giữ chỗ” thì bạn nên tránh xa ngay, vì môi giới này hoàn toàn không đáng tin, 99% là lừa đảo.
Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác trước những lời quảng cáo hấp dẫn, các căn hộ chất lượng với mức giá thấp, nhưng không có địa chỉ rõ ràng, vì khả năng lừa đảo khá cao.
Nếu như bạn là sinh viên năm nhất, việc tìm nhà trọ qua mạng có thể sẽ mang lại nhiều rủi ro cho bản thân. Thay vào đó, việc tìm trực tiếp mặc dù tốn thời gian nhưng sẽ “an toàn” hơn nhiều.
2. Tìm nhà trực tiếp
Tìm nhà trọ, phòng trọ trực tiếp có lợi thế là bạn hoàn toàn nắm được các thông tin về căn phòng chi tiết hơn, tránh được tình trạng lừa đảo như khi tìm kiếm trên mạng. Tuy nhiên, việc tìm nhà trực tiếp tốn khá nhiều thời gian và công sức. Để có thể tiết kiệm thời gian, bạn có thể nhờ ai đó nắm rõ thông tin khu vực bạn định thuê nhà để đi cùng, hoặc bạn có thể đi bộ trong các con ngõ nhỏ để có thể tìm được những căn phòng trọ phù hợp với khả năng tài chính cũng như yêu cầu bạn đặt ra.
Tìm nhà trực tiếp là phương thức được nhiều sinh viên lựa chọn khi có nhu cầu
Một số lưu ý khi bạn tìm phòng trọ trực tiếp:
Thông thường, cách tìm phòng trọ trực tiếp được nhiều sinh viên áp dụng nhất chính là….lang thang các con phố và tìm những mẩu giấy cho thuê phòng trọ được treo trực tiếp trước cổng nhà. Thông thường, những mẩu giấy, thông báo thuê nhà được dán trực tiếp trước cổng sẽ có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với những thông báo được dán trên cột điện, bờ tường,...(khá thú vị, những biển báo thuê nhà có chữ “miễn trung gian” lại thường là của….trung gian, bên môi giới nhà đất). Trước khi vào xem nhà, bạn nên gọi điện cho chủ nhà để xác định có phải là trung gian hay không, đồng thời cũng có thể kiểm tra trước những thông tin cụ thể như: diện tích căn phòng, giá điện nước, phòng có khép kín hay không, chung chủ hay không,...Nếu là chính chủ, người được gọi sẽ trả lời, giải đáp những thắc mắc của bạn một cách cụ thể và chi tiết. Nếu là môi giới sẽ hẹn gặp bạn ở đâu đó để yêu cầu dẫn bạn đi xem, hoặc không trả lời được những thông tin mà bạn đặt ra, trong trường hợp đó thì bạn nên bỏ qua.
3. Tìm nhà thông qua người thân, bạn bè
Đây là một trong những cách sinh tiên tìm phòng trọ nhanh chóng, đơn giản và an tâm nhất. Bạn có thể nhờ bạn bè tìm hiểu khu vực xung quanh nơi mình sống để dò hỏi giúp, và có thể bạn của bạn sẽ biết được những thông tin xung quanh khu vực như: an ninh khu vực, mức giá trung bình khu vực, tính cách chủ nhà trọ,...
Nếu bạn là tân sinh viên và chưa quen biết nhiều bạn bè ở thành phố, bạn có thể tham gia vào các group cho thuê nhà, phòng trọ trên facebook hoặc đăng tin tìm nhà trong các group của trường. Các anh chị tiền bối trong trường sẽ hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình cho bạn, thậm chí là rủ bạn về “chung một nhà” nữa đấy.
Những vấn đề xoay quanh việc sinh viên tìm nhà trọ
Để có thể tìm được căn nhà trọ phù hợp cho sinh viên, bạn không nên bỏ qua những lưu ý dưới đây:
1.Khu vực phòng trọ và giá thuê
Đầu tiên, bạn cần phải xác định chân lý rằng “tiền nào của nấy”, nên việc tìm được căn phòng trọ vừa đẹp, vừa rẻ, vừa thuận tiện là khó hơn lên trời. Thay vào đó, việc để ý các chi tiết, yếu tố khi tìm phòng trọ sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được căn hộ phù hợp.
Là sinh viên, ai cũng mong muốn tìm được căn phòng trọ gần với trường để tiện cho việc học. Tuy nhiên, đa phần các căn hộ gần trường đều có mức giá “nhỉnh” hơn so với các khu vực xung quanh (trừ những ngôi trường ở khu vực ngoại thành thành phố). Thường thì khi tìm phòng trọ, nhà trọ, bạn nên tìm dựa trên yếu tố quan trọng nhất: mức giá. Việc khoanh vùng được mức giá phòng trọ bạn có thể chi trả được hằng tháng sẽ giúp bạn bớt thời gian tìm kiếm những căn hộ không phù hợp. Đồng thời, bạn nên dự trù trước khoản chi phí đặt cọc phù hợp khi tìm nhà. Đối với những phòng trọ, nhà trọ nhỏ dành cho sinh viên, chủ nhà sẽ yêu cầu đóng khoản tiền cọc 1 tháng, còn đối với những căn hộ lớn (phù hợp với ở nhóm bạn) hoặc căn hộ chung cư mini, khoản tiền đặt cọc sẽ dao động từ 2 - 3 tháng tiền nhà.
Sinh viên nên xác định được mức giá phòng trọ phù hợp trước khi tìm thuê nhà
Đối với những trường hợp chủ nhà trọ yêu cầu bạn đóng tiền cọc hơn 3 tháng trở lên, bạn cần phải cân nhắc thật kĩ để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”. Ví dụ bạn đóng tiền cọc 3 tháng, nhưng sau khi ở 1 tháng bạn cảm thấy không hợp và không muốn tiếp tục vì nhiều lý do khác nhau (nước bẩn, hàng xóm không tốt, mạng chập chờn,...) thì việc đòi lại khoản tiền cọc bạn đã nộp là rất khó, thậm chí bạn còn phải ngậm ngùi chấp nhận “mất trắng” khoản tiền đặt cọc không-hề-thấp đó.
Có một mẹo nhỏ cho bạn để xác định được chất lượng của căn phòng trọ: hỏi ý kiến của những anh chị còn lại trong khu trọ để “khảo sát ý kiến”, từ đó biết được chất lượng thực sự của nhà trọ như thế nào và đưa ra được quyết định phù hợp.
Tiếp theo là về khu vực thuê trọ. Là sinh viên, bạn nên tìm những phòng trọ thuận tiện nhất cho việc học tập của bạn. Nếu có thể, bạn nên chọn những khu vực trọ ở gần trường học, bến xe buýt, đông dân cư,...Mặc dù có một số khu trọ thường xảy ra tình trạng tắc đường, nhất là vào khung giờ cao điểm (6 - 8h sáng và 5 - 7h chiều), trung với khung giờ đi học của bạn, thì bạn có thể khắc phục bằng cách tìm những tuyến đường ngõ ngách dễ lưu thông hơn, hoặc đi sớm hơn một chút.
2. Các vấn đề xung quanh nhà trọ
Bạn nên để ý xem căn phòng có bị ngập mỗi khi trời mưa hay không, và có bị “hun nóng” vào những ngày thời tiết nắng gắt hay không. Đối với những khu vực bạn cảm thấy nền đất thấp và trũng, bạn không nên lựa chọn vì rất dễ xảy ra tình trạng ngập úng khi trời mưa lớn.
Không nên chọn những căn phòng trọ có nền đất thấp, trũng
An ninh cũng là một trong những vấn đề cần được các bạn sinh viên quan tâm hàng đầu khi tìm phòng trọ. Bạn có thể hỏi thăm tình hình an ninh khu vực thông qua hàng xóm xung quanh chỗ trọ và để ý đến thói quen sinh hoạt của hàng xóm. Bạn không nên “ham rẻ” mà chọn những căn trọ quá xa khu dân cư, hẻo lánh hoặc nơi có nhiều tệ nạn như cá độ, bài bạc, nhậu nhẹt,...Đồng thời, đối với các bạn sinh viên nữ, nên tránh những căn phòng trọ gần công trường, nhiều công nhân bởi vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm rất cao.
3. Đánh giá chất lượng phòng trọ
Bạn nên ước lượng được diện tích tương đối của căn phòng để có thể mang lại cuộc sống chất lượng thoải mái nhất cho bản thân cũng như người bạn cùng phòng. Một căn phòng quá chật khiến cuộc sống không thoải mái, một căn phòng quá rộng khiến bạn mất khoản tiền không nhỏ hằng tháng.
Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng là một trong những khu vực bạn nên để ý khi đánh giá chất lượng của một căn phòng trọ. Nhà vệ sinh phải đảm bảo các yếu tố: an toàn, kín đáo và sạch sẽ. Trong trường hợp bạn thuê phòng trọ không khép kín, khu vực vệ sinh dùng chung, không nên sử dụng chung nhà vệ sinh với 4 phòng trở lên, sẽ rất bất tiện cho cuộc sống, sinh hoạt của bạn sau này, chưa kể các nhà vệ sinh chung thường không được đánh giá cao về tính sạch sẽ, gây cảm giác khó chịu cho người dùng.
Nguồn tin tức bất động sản : http://chothuephongtrore.com/kinh-n...nh-vien-nhanh-chong-va-hieu-qua-nhat-ar12.htm
Dạo một vòng trên các mạng xã hội, không khó để tìm được những dòng trạng thái “than trời trách đất” của sinh viên khi tìm phòng trọ, nhà trọ. Không ít sinh viên đều đặn chuyển trọ 3 tháng 1 lần vì không thể nào tìm được căn hộ phù hợp.
Vậy, sinh viên phải làm thế nào? Đâu mới là cách tìm phòng trọ cho sinh viên nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Những kênh thông tin sinh viên tìm phòng trọ
1.Tìm trên mạng
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, tất cả các thông tin hầu như đều có thể tìm kiếm trên internet, và đương nhiên, thông tin thuê nhà cũng không hề ngoại lệ. Chỉ cần đơn giản gõ từ khóa “phòng trọ” và khu vực muốn tìm lên google, bạn đã nhanh chóng tìm được hàng loạt thông tin những căn phòng trọ đang cho thuê rồi.
Tuy nhiên, đa phần các thông tin xuất hiện trên website đều là của nhà môi giới đăng, nên khi tìm kiếm chúng ta cần phải chọn lọc và tìm kiếm cẩn thận hơn.
Bí kíp tìm nhà trọ sinh viên trên mạng: để ý tới thời gian post bài (thời gian post bài càng lâu, khả năng căn phòng đã được cho thuê càng cao), chú ý đến số điện thoại liên lạc để thuê nhà. Trong trường hợp số điện thoại là của người môi giới, bạn sẽ dễ dàng thấy được hàng loạt thông tin liên quan về số điện thoại đó như bán nhà, bán đất,...
Sinh viên nên cẩn thận với những trường hợp tìm nhà trên mạng
Mặc dù việc thuê nhà thông qua môi giới là sự lựa chọn không tồi, giúp bạn tiết kiệm được khoản thời gian tìm nhà, nhưng đối với sinh viên, khoản chi phí dành cho môi giới cũng không hề thấp. Nếu bên môi giới yêu cầu bạn trả trước một khoản chi phí để “giữ chỗ” thì bạn nên tránh xa ngay, vì môi giới này hoàn toàn không đáng tin, 99% là lừa đảo.
Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác trước những lời quảng cáo hấp dẫn, các căn hộ chất lượng với mức giá thấp, nhưng không có địa chỉ rõ ràng, vì khả năng lừa đảo khá cao.
Nếu như bạn là sinh viên năm nhất, việc tìm nhà trọ qua mạng có thể sẽ mang lại nhiều rủi ro cho bản thân. Thay vào đó, việc tìm trực tiếp mặc dù tốn thời gian nhưng sẽ “an toàn” hơn nhiều.
2. Tìm nhà trực tiếp
Tìm nhà trọ, phòng trọ trực tiếp có lợi thế là bạn hoàn toàn nắm được các thông tin về căn phòng chi tiết hơn, tránh được tình trạng lừa đảo như khi tìm kiếm trên mạng. Tuy nhiên, việc tìm nhà trực tiếp tốn khá nhiều thời gian và công sức. Để có thể tiết kiệm thời gian, bạn có thể nhờ ai đó nắm rõ thông tin khu vực bạn định thuê nhà để đi cùng, hoặc bạn có thể đi bộ trong các con ngõ nhỏ để có thể tìm được những căn phòng trọ phù hợp với khả năng tài chính cũng như yêu cầu bạn đặt ra.
Tìm nhà trực tiếp là phương thức được nhiều sinh viên lựa chọn khi có nhu cầu
Một số lưu ý khi bạn tìm phòng trọ trực tiếp:
Thông thường, cách tìm phòng trọ trực tiếp được nhiều sinh viên áp dụng nhất chính là….lang thang các con phố và tìm những mẩu giấy cho thuê phòng trọ được treo trực tiếp trước cổng nhà. Thông thường, những mẩu giấy, thông báo thuê nhà được dán trực tiếp trước cổng sẽ có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với những thông báo được dán trên cột điện, bờ tường,...(khá thú vị, những biển báo thuê nhà có chữ “miễn trung gian” lại thường là của….trung gian, bên môi giới nhà đất). Trước khi vào xem nhà, bạn nên gọi điện cho chủ nhà để xác định có phải là trung gian hay không, đồng thời cũng có thể kiểm tra trước những thông tin cụ thể như: diện tích căn phòng, giá điện nước, phòng có khép kín hay không, chung chủ hay không,...Nếu là chính chủ, người được gọi sẽ trả lời, giải đáp những thắc mắc của bạn một cách cụ thể và chi tiết. Nếu là môi giới sẽ hẹn gặp bạn ở đâu đó để yêu cầu dẫn bạn đi xem, hoặc không trả lời được những thông tin mà bạn đặt ra, trong trường hợp đó thì bạn nên bỏ qua.
3. Tìm nhà thông qua người thân, bạn bè
Đây là một trong những cách sinh tiên tìm phòng trọ nhanh chóng, đơn giản và an tâm nhất. Bạn có thể nhờ bạn bè tìm hiểu khu vực xung quanh nơi mình sống để dò hỏi giúp, và có thể bạn của bạn sẽ biết được những thông tin xung quanh khu vực như: an ninh khu vực, mức giá trung bình khu vực, tính cách chủ nhà trọ,...
Nếu bạn là tân sinh viên và chưa quen biết nhiều bạn bè ở thành phố, bạn có thể tham gia vào các group cho thuê nhà, phòng trọ trên facebook hoặc đăng tin tìm nhà trong các group của trường. Các anh chị tiền bối trong trường sẽ hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình cho bạn, thậm chí là rủ bạn về “chung một nhà” nữa đấy.
Những vấn đề xoay quanh việc sinh viên tìm nhà trọ
Để có thể tìm được căn nhà trọ phù hợp cho sinh viên, bạn không nên bỏ qua những lưu ý dưới đây:
1.Khu vực phòng trọ và giá thuê
Đầu tiên, bạn cần phải xác định chân lý rằng “tiền nào của nấy”, nên việc tìm được căn phòng trọ vừa đẹp, vừa rẻ, vừa thuận tiện là khó hơn lên trời. Thay vào đó, việc để ý các chi tiết, yếu tố khi tìm phòng trọ sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được căn hộ phù hợp.
Là sinh viên, ai cũng mong muốn tìm được căn phòng trọ gần với trường để tiện cho việc học. Tuy nhiên, đa phần các căn hộ gần trường đều có mức giá “nhỉnh” hơn so với các khu vực xung quanh (trừ những ngôi trường ở khu vực ngoại thành thành phố). Thường thì khi tìm phòng trọ, nhà trọ, bạn nên tìm dựa trên yếu tố quan trọng nhất: mức giá. Việc khoanh vùng được mức giá phòng trọ bạn có thể chi trả được hằng tháng sẽ giúp bạn bớt thời gian tìm kiếm những căn hộ không phù hợp. Đồng thời, bạn nên dự trù trước khoản chi phí đặt cọc phù hợp khi tìm nhà. Đối với những phòng trọ, nhà trọ nhỏ dành cho sinh viên, chủ nhà sẽ yêu cầu đóng khoản tiền cọc 1 tháng, còn đối với những căn hộ lớn (phù hợp với ở nhóm bạn) hoặc căn hộ chung cư mini, khoản tiền đặt cọc sẽ dao động từ 2 - 3 tháng tiền nhà.
Sinh viên nên xác định được mức giá phòng trọ phù hợp trước khi tìm thuê nhà
Đối với những trường hợp chủ nhà trọ yêu cầu bạn đóng tiền cọc hơn 3 tháng trở lên, bạn cần phải cân nhắc thật kĩ để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”. Ví dụ bạn đóng tiền cọc 3 tháng, nhưng sau khi ở 1 tháng bạn cảm thấy không hợp và không muốn tiếp tục vì nhiều lý do khác nhau (nước bẩn, hàng xóm không tốt, mạng chập chờn,...) thì việc đòi lại khoản tiền cọc bạn đã nộp là rất khó, thậm chí bạn còn phải ngậm ngùi chấp nhận “mất trắng” khoản tiền đặt cọc không-hề-thấp đó.
Có một mẹo nhỏ cho bạn để xác định được chất lượng của căn phòng trọ: hỏi ý kiến của những anh chị còn lại trong khu trọ để “khảo sát ý kiến”, từ đó biết được chất lượng thực sự của nhà trọ như thế nào và đưa ra được quyết định phù hợp.
Tiếp theo là về khu vực thuê trọ. Là sinh viên, bạn nên tìm những phòng trọ thuận tiện nhất cho việc học tập của bạn. Nếu có thể, bạn nên chọn những khu vực trọ ở gần trường học, bến xe buýt, đông dân cư,...Mặc dù có một số khu trọ thường xảy ra tình trạng tắc đường, nhất là vào khung giờ cao điểm (6 - 8h sáng và 5 - 7h chiều), trung với khung giờ đi học của bạn, thì bạn có thể khắc phục bằng cách tìm những tuyến đường ngõ ngách dễ lưu thông hơn, hoặc đi sớm hơn một chút.
2. Các vấn đề xung quanh nhà trọ
Bạn nên để ý xem căn phòng có bị ngập mỗi khi trời mưa hay không, và có bị “hun nóng” vào những ngày thời tiết nắng gắt hay không. Đối với những khu vực bạn cảm thấy nền đất thấp và trũng, bạn không nên lựa chọn vì rất dễ xảy ra tình trạng ngập úng khi trời mưa lớn.
Không nên chọn những căn phòng trọ có nền đất thấp, trũng
An ninh cũng là một trong những vấn đề cần được các bạn sinh viên quan tâm hàng đầu khi tìm phòng trọ. Bạn có thể hỏi thăm tình hình an ninh khu vực thông qua hàng xóm xung quanh chỗ trọ và để ý đến thói quen sinh hoạt của hàng xóm. Bạn không nên “ham rẻ” mà chọn những căn trọ quá xa khu dân cư, hẻo lánh hoặc nơi có nhiều tệ nạn như cá độ, bài bạc, nhậu nhẹt,...Đồng thời, đối với các bạn sinh viên nữ, nên tránh những căn phòng trọ gần công trường, nhiều công nhân bởi vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm rất cao.
3. Đánh giá chất lượng phòng trọ
Bạn nên ước lượng được diện tích tương đối của căn phòng để có thể mang lại cuộc sống chất lượng thoải mái nhất cho bản thân cũng như người bạn cùng phòng. Một căn phòng quá chật khiến cuộc sống không thoải mái, một căn phòng quá rộng khiến bạn mất khoản tiền không nhỏ hằng tháng.
Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng là một trong những khu vực bạn nên để ý khi đánh giá chất lượng của một căn phòng trọ. Nhà vệ sinh phải đảm bảo các yếu tố: an toàn, kín đáo và sạch sẽ. Trong trường hợp bạn thuê phòng trọ không khép kín, khu vực vệ sinh dùng chung, không nên sử dụng chung nhà vệ sinh với 4 phòng trở lên, sẽ rất bất tiện cho cuộc sống, sinh hoạt của bạn sau này, chưa kể các nhà vệ sinh chung thường không được đánh giá cao về tính sạch sẽ, gây cảm giác khó chịu cho người dùng.
Nguồn tin tức bất động sản : http://chothuephongtrore.com/kinh-n...nh-vien-nhanh-chong-va-hieu-qua-nhat-ar12.htm