- Tham gia
- 16/1/23
- Bài viết
- 153
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Trẻ sinh non, thiếu sữa mẹ
Khi cơ thể mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc phải các bệnh lí trong thai kỳ, em bé sẽ chậm phát triển trong tử cung. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị sinh non và suy dinh dưỡng ngay từ khi mới sinh ra. Có những bé mặc dù sinh đủ tháng nhưng cân nặng lại thấp hơn 2,5kg.
Ngoài ra, nhiều bé sơ sinh không được bú đủ sữa mẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoặc là mẹ bị tắc tuyến sữa hoặc sữa ít, không chú ý bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Điều này sẽ khiến bé không được cung cấp đủ dưỡng chất, từ đó dẫn tới bé thấp còi, nhẹ cân.
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất khiến bé bị thấp còi
Nguyên nhân hàng đầu lí giải tại sao trẻ thấp còi chính là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất. Cụ thể, khẩu phần ăn của bé bị thiếu hụt protein, canxi, vitamin D cùng các vi chất quan trọng khác. Điều này không chỉ gây suy dinh dưỡng ở trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, trí tuệ.
Bé mắc phải các bệnh lí nhiễm trùng
Trong 2 năm đầu đời, nếu bé gặp phải một số bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, giun sán, viêm phổi… và tái phát đi tái phát lại nhiều lần; thể chất của bé sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng. Khi gặp phải bệnh lí này, cơ thể bé sẽ mệt mỏi; khó chịu; biếng ăn. Khẩu phần ăn bé đưa vào cơ thể cũng bị thiếu hụt. Sự hấp thụ dưỡng chất của cơ thể cũng theo đó bị suy giảm.
Hậu quả nghiêm trọng khi bé thấp còi, suy dinh dưỡng
Ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan, coi thường tình trạng bé thấp còi, suy dinh dưỡng trong thời gian dài. Chúng có thể gây ra nhiều hệ luỵ nặng nề tới sự phát triển của bé. Cụ thể như:
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé, ba mẹ cần chú ý cân bằng khẩu phần ăn đúng và đủ số lượng. Chế độ ăn của bé thấp còi nhẹ cân cần được cân bằng giữa các nhóm chất cùng các lưu ý dưới đây:
Khi cơ thể mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc phải các bệnh lí trong thai kỳ, em bé sẽ chậm phát triển trong tử cung. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị sinh non và suy dinh dưỡng ngay từ khi mới sinh ra. Có những bé mặc dù sinh đủ tháng nhưng cân nặng lại thấp hơn 2,5kg.
Ngoài ra, nhiều bé sơ sinh không được bú đủ sữa mẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoặc là mẹ bị tắc tuyến sữa hoặc sữa ít, không chú ý bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Điều này sẽ khiến bé không được cung cấp đủ dưỡng chất, từ đó dẫn tới bé thấp còi, nhẹ cân.
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất khiến bé bị thấp còi
Nguyên nhân hàng đầu lí giải tại sao trẻ thấp còi chính là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất. Cụ thể, khẩu phần ăn của bé bị thiếu hụt protein, canxi, vitamin D cùng các vi chất quan trọng khác. Điều này không chỉ gây suy dinh dưỡng ở trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, trí tuệ.
Bé mắc phải các bệnh lí nhiễm trùng
Trong 2 năm đầu đời, nếu bé gặp phải một số bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, giun sán, viêm phổi… và tái phát đi tái phát lại nhiều lần; thể chất của bé sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng. Khi gặp phải bệnh lí này, cơ thể bé sẽ mệt mỏi; khó chịu; biếng ăn. Khẩu phần ăn bé đưa vào cơ thể cũng bị thiếu hụt. Sự hấp thụ dưỡng chất của cơ thể cũng theo đó bị suy giảm.
Hậu quả nghiêm trọng khi bé thấp còi, suy dinh dưỡng
Ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan, coi thường tình trạng bé thấp còi, suy dinh dưỡng trong thời gian dài. Chúng có thể gây ra nhiều hệ luỵ nặng nề tới sự phát triển của bé. Cụ thể như:
- Bé bị suy giảm sức khoẻ đáng kể. Hệ miễn dịch của bé bị tổn thương khi trưởng thành khiến bé dễ mặc bệnh, khả năng đề kháng kém hơn so với bé bình thường.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng có tỉ lệ mắc bệnh lí về thần kinh cao hơn. Ví dụ như trầm cảm, tự kỉ,…
- Tinh thần bé bị ảnh hưởng, cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng tập trung. Từ đó ảnh hưởng tới quá trình vui chơi và học tập.
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé, ba mẹ cần chú ý cân bằng khẩu phần ăn đúng và đủ số lượng. Chế độ ăn của bé thấp còi nhẹ cân cần được cân bằng giữa các nhóm chất cùng các lưu ý dưới đây:
- Tăng dần lượng protein cho bé. Với bé bị thấp còi, ba mẹ cần tăng cao lượng protein hơn nhu cầu bình thường. Từ đó bé sẽ nhanh chóng phục hồi thể trạng dinh dưỡng bình thường.
- Tăng dần calo từ 90 – 150g/ kg/ ngày. Protein từ 2g/kg lên 5 – 7g/kg/ ngày. Nên cho bé dùng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như trứng; thịt; sữa; cá; tôm; cua… Đồng thời ba mẹ có thể dùng các protein nguồn gốc thực vật khác cho bé. Ví dụ như đậu; đỗ; vừng; lạc…
- Các bữa ăn hàng ngày chia nhỏ thành nhiều bữa cho bé. Thay vì 3 bữa, bạn có thể chia thành 5 – 6 bữa/ ngày. Đồng thời tích cực cho bé uống thêm sữa để tăng thêm dưỡng chất cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho sự phát triển xương khớp của bé. Tiêu biểu nhất là canxi, vitamin D3, phospho, kẽm, magie,… Muốn vậy, các mẹ nên thiết lập sớm chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng thực phẩm và phù hợp với độ tuổi của bé.
- Nếu bé đang ở giai đoạn sơ sinh, duy trì cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là giải pháp hữu hiệu giúp bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào và tốt nhất cho bé. Đồng thời, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con, các mẹ cũng có thể kết hợp bổ sung bổ sung thêm vitamin D3 và DHA cho bé.