Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM, dấu hiệu cách PHÒNG NGỪA nhanh nhất

hungtkss

Thành viên cấp 1
Tham gia
23/4/22
Bài viết
14
Thích
0
Điểm
1
#1
Hen suyễn ở trẻ là tình trạng bệnh mạn tính khá phổ biến ở VN. Bệnh khiến cho tình trạng hô hấp ở trẻ nhỏ gặp khó khăn. Trong đó, môi trường ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng ảnh hưởng lớn đến bệnh hen suyễn ở trẻ.
Do vậy, hôm nay, nhathuocviet.vn mời bạn cùng tìm hiểu bệnh hen suyễn ở trẻ em, qua đó giúp quý ba mẹ có thể có thêm thông tin cải thiện sức khỏe đường hô hấp của trẻ.
Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?

  • Hen suyễn là bệnh viêm phổi và đường thở - nơi vận chuyển không khí ra vào phổi. Nếu trẻ bị hen suyễn, đường hô hấp sẽ bị kích thích và sưng lên, có thể ảnh hưởng đến khả năng thở.
  • Hen suyễn là bệnh mãn tính nghiêm trọng phổ biến nhất ở trẻ em, đồng thời là nguyên nhân thứ ba khiến trẻ em dưới 15 tuổi phải nhập viện. Hiện nay, căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 1/12 trẻ em ở Hoa Kỳ. Ít nhất một nửa trẻ bị hen suyễn phát triển các triệu chứng trước tuổi lên 5.
Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Có nhiều căn nguyên và yếu tố thuận lợi gây bệnh hen có thể kể đến như:
Yếu tố vi khuẩn, virus, nấm mốc

  • Trong không khí cũng là một yếu tố được các nhà nghiên cứu cho rằng là nguyên nhân gây hen hoặc tái phát bệnh hen suyễn.
  • Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng được các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng trong nguy cơ gây hen suyễn tái phát như nhóm thực phẩm hải sản (tôm, cua…), hoa quả, các phụ gia, trứng, đậu…
Do cơ địa
  • Yếu tố cơ địa cũng là một đặc điểm riêng biệt ở bệnh hen suyễn, nhiều trẻ bị bệnh hen là do cơ địa, theo thống kê có khoảng từ 30% đến 60% trẻ em bị chàm sữa sau này có thể bị hen suyễn.
  • Các trẻ đã bị viêm phế quản co thắt, viêm mũi dị ứng, thể tạng tăng tiết dịch cũng nhiều khả năng bị mắc bệnh hen.
Do gia đình, di truyền
Với bệnh hen suyễn ở trẻ em thì yếu tố di truyền là rất lớn, người bị hen có thể do di truyền, trong gia đình cũng có người mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thời tiết, mề đay, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng theo mùa, đặc biệt là bố, mẹ hoặc cả hai có bệnh hen, thì tỷ lệ con cái mắc hen cũng cao.
Do dị nguyên

  • Với hen suyễn thì dị nguyên như phấn hoa, khói bếp, khói thuốc, bụi, lông chó, mèo, thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông lạnh thường hay tái phát bệnh hen ở người bệnh hen mạn tính... và cũng là nguồn cơn gây kích ứng cơn hen.
Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em thường gặp
  • Ho (đặc biệt là vào ban đêm)
  • Thường hay thở ra, dài hơi (đặc biệt là khi chơi đùa)
  • Thở nhanh hoặc khó thở (có thể biểu hiện như căng - hóp bụng quá mức hoặc cánh mũi phập phồng)
  • Khó ăn
  • Tức ngực (trẻ nhỏ có thể chỉ biết nói ngực đau hoặc cảm thấy khó chịu ở ngực)
  • Thở khò khè hoặc có tiếng rít khi thở ra
  • Thường xuyên bị cảm lạnh
  • Mệt mỏi (khiến bé không thể chơi đùa hoặc tham gia các môn thể thao). Các vấn đề về hô hấp cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Mặt, môi hoặc móng tay tái nhợt, hơi xanh trong cơn hen suyễn
Trẻ sơ sinh bị hen suyễn cũng có thể biểu hiện những dấu hiệu sau:
  • Khó bú hoặc mặt nhăn nhó khi ăn
  • Thở khò khè
  • Hay quấy.
Phân loại bệnh hen suyễn ở trẻ em
Hen ở trẻ em có thể chia theo như sau:

  • Khò khè khởi phát do virus (khò khè gián đoạn): Xảy ra thành từng đợt riêng biệt, thường đi kèm với viêm đường hô hấp trên do virus và không có triệu chứng giữa các đợt.
  • Khò khè khởi phát do vận động: Khò khè xảy ra sau hoạt động thể lực gắng sức, ngoài ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố như thay đổi thời tiết, vận động, nhiễm virus, dị nguyên, trẻ vẫn còn triệu chứng giữa các đợt khò khè, thường ở trẻ có cơ địa dị ứng.
Phòng ngừa bệnh hen suyễn cho bé tại nhà hiệu quả, nhanh chóng
  • Không nuôi các loại thú cưng trong nhà.
  • Người lớn không nên hút thuốc lá khi đang ở gần trẻ. Điều này có thể làm cho bệnh hen suyễn ở trẻ em thêm nghiêm trọng.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn, các bông sợi mang lại môi trường sống an toàn, sạch sẽ cho trẻ.
  • Hạn chế hoặc không dùng đến các loại thuốc diệt côn trùng,...
  • Giữ ấm cho cơ thể của trẻ bằng việc mặc nhiều áo ấm khi thời tiết thay đổi.
  • Hạn chế để trẻ đến gần những môi trường ô nhiễm.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng.


Ngoài ra, quý ba mẹ cũng nên lưu ý các thực phẩm tự nhiên ăn hằng ngày thường phải qua chế biến, nấu nướng dẫn đến các dưỡng chất bị vơi đi nhiều, khiến phổi không được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho phổi của bé.

Do vậy, để hiệu quả trong việc điều trị, quý ba mẹ nên bổ sung cho bé các loại thuốc bổ phổi, vì thông thường trong thành phần thuốc bổ phổi có nhiều vi chất thiết yếu cho phổi khỏe mạnh, giúp phổi tăng cường các hoạt động chức năng, hỗ trợ phổi đào thải tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng liên qua đến bệnh lý của phổi ở trẻ.


Điểm danh 10 thuốc bổ phổi tốt nhất hiện nay.
Bấm xem tại link >>
https://nhathuocviet.vn/tin-tuc/thuoc-bo-phoi-tot-nhat-hien-nay.html

Trên là bài viết về bệnh hen suyễn ở trẻ em, thông qua đó hi vọng bài viết đã cung cấp cho quý ba mẹ các thông tin bổ ích nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ tốt nhất.

Xem thêm:
Viêm phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
 

Đối tác

Top