- Tham gia
- 7/1/19
- Bài viết
- 502
- Thích
- 1
- Điểm
- 18
Bạn có biết bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn không ? Trong các loại tiểu đường thì type 2 là loại thường được chia ra thành những giai đoạn khác nhau. Nắm rõ được các giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh mạn tính này.
Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn ? 4 Thời kỳ đái tháo đường type 2 cần nắm được
Tiểu đường type 2 là trường hợp chiếm hầu như toàn bộ tổng só người bệnh tiểu đường khi có tỷ lệ lên đến 90%. Đa phần mọi người chỉ biết được rằng type 2 gồm 2 giai đoạn chính là khởi phát và biến chứng mà không biết được rằng thực chất có đến 4 giai đoạn:
Đầu tiên là giai đoạn tiền đái tháo đường. Nếu như phát hiện được ở giai đoạn này thì người bệnh có thể ngăn chặn được bệnh sang giai đoạn mạn tính. Tuy nhiên hầu như tất cả người bệnh đều không phát hiện được do lượng đường mới chỉ tăng cao hơn một chút so với mức an toàn nên sẽ không có những biểu hiện nào rõ ràng cả. Trong thực tế người bệnh thường chỉ vô tình phát hiện được do đi khám định kỳ sức khỏe thường xuyên.
Tiếp đến sẽ là giai đoạn khởi phát tiểu đường mạn tính khi mà đường huyết luôn ở mức cao. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như số lần đi tiểu nhiều hơn, thường xuyên cảm thấy đói, nước tiểu có kiến bâu…
Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn xuất hiện biến chứng. Đa phần mọi người sẽ phát hiện ra tiểu đường khi bắt đầu có một biến chứng nào đó rồi đi khám mới biết bệnh. Người bệnh tiểu đường sẽ có những biến chứng nhẹ như mắt mờ, viêm da, loét da… trước tiên rồi đến những biến chứng nặng hơn như tim mạch, thần kinh và thận.
Cuối cùng là giai đoạn nguy hiểm nhất, giai đoạn toàn phát biến chứng. Khi mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị ảnh hưởng lớn từ việc đường huyết tăng cao diễn ra trong một thời gian dài thì những biến chứng nghiêm trọng sẽ diễn ra và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Các biến chứng này bao gồm: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mạn tính, hoại tử da, mù mắt, mất thị lực…
Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn ? Nên làm gì ở từng giai đoạn
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà chúng ta sẽ có cách khắc phục và chữa trị hợp lý nhất:
+ Giai đoạn tiền đái tháo đường: mục đích điều trị quan trọng nhất cần đạt được là đưa đường huyết về mức bình thường ngăn chặn nguy cơ thành tiểu đường mạn tính. Thông thường việc điều trị ở giai đoạn này sẽ chỉ xoay quanh việc điều chỉnh lối sống ăn uống, sinh hoạt, tập luyện.
+ Giai đoạn khởi phát tiểu đường mạn tính: mục tiêu điều trị sẽ là điều hòa ổn định đường huyết ở mức an toàn nhất có thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trong giai đoạn này người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc hạ và kiểm soát đường huyết tây y sử dụng liên tục hàng ngày. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.
+ Giai đoạn có biến chứng: lúc này thì ngoài việc phải điều hòa đường huyết thì người bệnh cần phải được điều trị các biến chứng liên quan nữa. Do đó cùng với các thuốc đường huyết thì người bệnh sẽ được sử dụng thêm các thuốc điều trị khác để làm giảm các biến chứng và không để xuất hiện thêm những biến chứng nguy hiểm khác.
+ Giai đoạn cuối: thông thường ở giai đoạn này người bệnh sẽ phải nhập viện để điều trị và được theo dõi bởi các bác sỹ chuyên khoa. Nếu như không được điều trị ở giai đoạn biến chứng tiểu đường toàn phát thì nguy cơ tử vong là rất cao.
Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn ? 4 Thời kỳ đái tháo đường type 2 cần nắm được
Tiểu đường type 2 là trường hợp chiếm hầu như toàn bộ tổng só người bệnh tiểu đường khi có tỷ lệ lên đến 90%. Đa phần mọi người chỉ biết được rằng type 2 gồm 2 giai đoạn chính là khởi phát và biến chứng mà không biết được rằng thực chất có đến 4 giai đoạn:
Đầu tiên là giai đoạn tiền đái tháo đường. Nếu như phát hiện được ở giai đoạn này thì người bệnh có thể ngăn chặn được bệnh sang giai đoạn mạn tính. Tuy nhiên hầu như tất cả người bệnh đều không phát hiện được do lượng đường mới chỉ tăng cao hơn một chút so với mức an toàn nên sẽ không có những biểu hiện nào rõ ràng cả. Trong thực tế người bệnh thường chỉ vô tình phát hiện được do đi khám định kỳ sức khỏe thường xuyên.
Tiếp đến sẽ là giai đoạn khởi phát tiểu đường mạn tính khi mà đường huyết luôn ở mức cao. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như số lần đi tiểu nhiều hơn, thường xuyên cảm thấy đói, nước tiểu có kiến bâu…
Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn xuất hiện biến chứng. Đa phần mọi người sẽ phát hiện ra tiểu đường khi bắt đầu có một biến chứng nào đó rồi đi khám mới biết bệnh. Người bệnh tiểu đường sẽ có những biến chứng nhẹ như mắt mờ, viêm da, loét da… trước tiên rồi đến những biến chứng nặng hơn như tim mạch, thần kinh và thận.
Cuối cùng là giai đoạn nguy hiểm nhất, giai đoạn toàn phát biến chứng. Khi mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị ảnh hưởng lớn từ việc đường huyết tăng cao diễn ra trong một thời gian dài thì những biến chứng nghiêm trọng sẽ diễn ra và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Các biến chứng này bao gồm: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mạn tính, hoại tử da, mù mắt, mất thị lực…
Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn ? Nên làm gì ở từng giai đoạn
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà chúng ta sẽ có cách khắc phục và chữa trị hợp lý nhất:
+ Giai đoạn tiền đái tháo đường: mục đích điều trị quan trọng nhất cần đạt được là đưa đường huyết về mức bình thường ngăn chặn nguy cơ thành tiểu đường mạn tính. Thông thường việc điều trị ở giai đoạn này sẽ chỉ xoay quanh việc điều chỉnh lối sống ăn uống, sinh hoạt, tập luyện.
+ Giai đoạn khởi phát tiểu đường mạn tính: mục tiêu điều trị sẽ là điều hòa ổn định đường huyết ở mức an toàn nhất có thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trong giai đoạn này người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc hạ và kiểm soát đường huyết tây y sử dụng liên tục hàng ngày. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.
+ Giai đoạn có biến chứng: lúc này thì ngoài việc phải điều hòa đường huyết thì người bệnh cần phải được điều trị các biến chứng liên quan nữa. Do đó cùng với các thuốc đường huyết thì người bệnh sẽ được sử dụng thêm các thuốc điều trị khác để làm giảm các biến chứng và không để xuất hiện thêm những biến chứng nguy hiểm khác.
+ Giai đoạn cuối: thông thường ở giai đoạn này người bệnh sẽ phải nhập viện để điều trị và được theo dõi bởi các bác sỹ chuyên khoa. Nếu như không được điều trị ở giai đoạn biến chứng tiểu đường toàn phát thì nguy cơ tử vong là rất cao.