- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Bí quyết bất ngờ khích lệ trẻ đọc, viết, chia sẻ cảm xúc
Không hề phức tạp một chút nào, bí quyết nho nhỏ của một người mẹ có tác dụng tuyệt vời trong việc khích lệ trẻ.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Cách cha mẹ sắp xếp cuộc sống vốn quá bận rộn của mình có tác động lớn tới mối quan hệ với con cái. Và bởi mong muốn tác động đó thật tích cực, chúng ta nỗ lực để trò chuyện với con. Nhưng quan trọng hơn, con phải cảm nhận được rằng, con có thể thổ lộ với cha mẹ bất cứ lúc nào, bằng bất cứ phương tiện nào.
Biên tập viên trang Lifehacker, Michelle Woo, mới đây đã chia sẻ ý tưởng thiên tài để khích lệ con chia sẻ cảm xúc, học tập tại nhà. Nhờ đó, sự kết nối cha mẹ – con cái luôn được duy trì chặt chẽ.
Michelle luôn hi vọng con gái 6 tuổi của mình sẽ làm một vài trang bài tập Toán và luyện đọc từ cuốn sách mà bà ngoại mua cho bé. Nhưng cô không hề muốn hối thúc hay ép buộc con.
Thay vào đó, bà mẹ 2 con đã tiến hành một thử nghiệm. Cô xé rời một trang bài tập trong sách và dán nó lên tường nhà bếp. Mục đích là để xem con gái Maggie có chú ý tới tờ phiếu này không và cô bé sẽ làm gì.
Bạn có đoán được không? Maggie đã bày tỏ phản ứng ngay trong buổi tối Michelle đính tờ phiếu bài tập lên tường.
“Không phải giục giã gì hết, con lặng lẽ cầm bút, ngồi trên sàn và hoàn thành tờ phiếu”, Michelle chia sẻ. “Và chỉ thế thôi. Tôi còn chẳng nói ‘Con giỏi lắm’ hay bất cứ điều gì khác”.
Michelle sau đó dán thêm một tờ bài tập khác. Và Maggie tiếp tục hoàn thành. Chuyện xảy ra hết lần này tới lần khác.
Kể từ đó, bức tường phòng bếp trở thành nơi mà Michelle gọi là “noticing wall” (tạm dịch “bức tường chú ý”).
Cô mô tả, đây là “không gian không áp lực dành cho chúng ta viết lời nhắn gửi cho nhau, đặt câu hỏi, liệt kê những điều thú vị mà chúng ta học được và lên kế hoạch”. Không có áp lực hay hạn nộp cho câu trả lời – con gái Michelle có thể đưa ra đáp án/phản hồi vào thời gian rảnh và nếu muốn.
Hai mẹ con cũng sử dụng bức tường đặc biệt để luyện viết chữ sau khi Michelle phát hiện bé Maggie đôi khi viết ngược chữ “p”.
“Nếu chúng tôi trò chuyện về việc học tập, bức tường chú ý trở thành một cách hiệu quả cho tôi để lôi cuốn con gái vào việc đọc có chủ ý”, Michelle chia sẻ.
Chưa dừng lại ở đó, bức tường chú ý còn phát triển thành phương tiện để Michelle khích lệ con gái Maggie chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Những lời nhắn gửi yêu thương, thư xin lỗi, những mẩu đối thoại về các trò chơi họ muốn chơi, các hoạt động họ muốn thực hiện cũng được đính lên bức tường chú ý.
“Tôi háo hức muốn nhìn vào bức tường chú ý mỗi ngày. Và tôi nghĩ con gái cũng vậy. Tôi hi vọng, chúng tôi sẽ luôn tìm ra cách để viết qua lại cho nhau về bất cứ điều gì, về mọi điều, mà không sợ bị phán xét”.
Nếu bạn dự định tạo một bức tường chú ý trong gia đình để khích lệ con:
Trước hết, hãy đảm bảo rằng nó ở vị trí mà mọi thành viên đều nhìn thấy nhiều hơn 1 lần/ngày. Và con bạn có thể dễ dàng với tới những tờ giấy nhắn mà bạn đính lên. Nếu bạn có nhiều hơn 1 bé, Michelle gợi ý hãy đặt những câu hỏi mà mọi người đều liên quan. Hoặc có thể sử dụng ký hiệu nào đó để hướng tới bé mà bạn muốn nhắn gửi.
Ngoài ra, “đừng nói về bức tường chú ý hay ít nhất, đừng nói về nó quá nhiều”, Michelle khuyên. Một phần giải thích cho tính hiệu quả của bí quyết khích lệ trẻ tuyệt vời này là bản chất không đòi hỏi, không phán xét của nó. Trừ khi một vấn đề cấp bách xuất hiện đòi hỏi phải có sự can thiệp nhanh chóng.
“Cứ để bức tường ở đó và trở thành nơi tĩnh lặng cho những suy tư, hi vọng và tò mò”.
Theo Smart Parenting
Không hề phức tạp một chút nào, bí quyết nho nhỏ của một người mẹ có tác dụng tuyệt vời trong việc khích lệ trẻ.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Cách cha mẹ sắp xếp cuộc sống vốn quá bận rộn của mình có tác động lớn tới mối quan hệ với con cái. Và bởi mong muốn tác động đó thật tích cực, chúng ta nỗ lực để trò chuyện với con. Nhưng quan trọng hơn, con phải cảm nhận được rằng, con có thể thổ lộ với cha mẹ bất cứ lúc nào, bằng bất cứ phương tiện nào.
Biên tập viên trang Lifehacker, Michelle Woo, mới đây đã chia sẻ ý tưởng thiên tài để khích lệ con chia sẻ cảm xúc, học tập tại nhà. Nhờ đó, sự kết nối cha mẹ – con cái luôn được duy trì chặt chẽ.
Michelle luôn hi vọng con gái 6 tuổi của mình sẽ làm một vài trang bài tập Toán và luyện đọc từ cuốn sách mà bà ngoại mua cho bé. Nhưng cô không hề muốn hối thúc hay ép buộc con.
Thay vào đó, bà mẹ 2 con đã tiến hành một thử nghiệm. Cô xé rời một trang bài tập trong sách và dán nó lên tường nhà bếp. Mục đích là để xem con gái Maggie có chú ý tới tờ phiếu này không và cô bé sẽ làm gì.
Bạn có đoán được không? Maggie đã bày tỏ phản ứng ngay trong buổi tối Michelle đính tờ phiếu bài tập lên tường.
“Không phải giục giã gì hết, con lặng lẽ cầm bút, ngồi trên sàn và hoàn thành tờ phiếu”, Michelle chia sẻ. “Và chỉ thế thôi. Tôi còn chẳng nói ‘Con giỏi lắm’ hay bất cứ điều gì khác”.
Michelle sau đó dán thêm một tờ bài tập khác. Và Maggie tiếp tục hoàn thành. Chuyện xảy ra hết lần này tới lần khác.
Kể từ đó, bức tường phòng bếp trở thành nơi mà Michelle gọi là “noticing wall” (tạm dịch “bức tường chú ý”).
Cô mô tả, đây là “không gian không áp lực dành cho chúng ta viết lời nhắn gửi cho nhau, đặt câu hỏi, liệt kê những điều thú vị mà chúng ta học được và lên kế hoạch”. Không có áp lực hay hạn nộp cho câu trả lời – con gái Michelle có thể đưa ra đáp án/phản hồi vào thời gian rảnh và nếu muốn.
Hai mẹ con cũng sử dụng bức tường đặc biệt để luyện viết chữ sau khi Michelle phát hiện bé Maggie đôi khi viết ngược chữ “p”.
“Nếu chúng tôi trò chuyện về việc học tập, bức tường chú ý trở thành một cách hiệu quả cho tôi để lôi cuốn con gái vào việc đọc có chủ ý”, Michelle chia sẻ.
Chưa dừng lại ở đó, bức tường chú ý còn phát triển thành phương tiện để Michelle khích lệ con gái Maggie chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Những lời nhắn gửi yêu thương, thư xin lỗi, những mẩu đối thoại về các trò chơi họ muốn chơi, các hoạt động họ muốn thực hiện cũng được đính lên bức tường chú ý.
“Tôi háo hức muốn nhìn vào bức tường chú ý mỗi ngày. Và tôi nghĩ con gái cũng vậy. Tôi hi vọng, chúng tôi sẽ luôn tìm ra cách để viết qua lại cho nhau về bất cứ điều gì, về mọi điều, mà không sợ bị phán xét”.
Nếu bạn dự định tạo một bức tường chú ý trong gia đình để khích lệ con:
Trước hết, hãy đảm bảo rằng nó ở vị trí mà mọi thành viên đều nhìn thấy nhiều hơn 1 lần/ngày. Và con bạn có thể dễ dàng với tới những tờ giấy nhắn mà bạn đính lên. Nếu bạn có nhiều hơn 1 bé, Michelle gợi ý hãy đặt những câu hỏi mà mọi người đều liên quan. Hoặc có thể sử dụng ký hiệu nào đó để hướng tới bé mà bạn muốn nhắn gửi.
Ngoài ra, “đừng nói về bức tường chú ý hay ít nhất, đừng nói về nó quá nhiều”, Michelle khuyên. Một phần giải thích cho tính hiệu quả của bí quyết khích lệ trẻ tuyệt vời này là bản chất không đòi hỏi, không phán xét của nó. Trừ khi một vấn đề cấp bách xuất hiện đòi hỏi phải có sự can thiệp nhanh chóng.
“Cứ để bức tường ở đó và trở thành nơi tĩnh lặng cho những suy tư, hi vọng và tò mò”.
Theo Smart Parenting