Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh gặp tình trạng nôn trớ

debehettaoboninfabiotix

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/3/21
Bài viết
383
Thích
0
Điểm
16
#1
Trong những tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp tình trạng nôn trớ khiến các bậc cha mẹ đau đầu lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ lâu ngày sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tìm hiểu cách chữa trẻ sơ sinh bị nôn trớ hiệu quả và nhanh chóng nhất trong bài viết sau.

VÌ SAO XẢY RA TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ Ở TRẺ SƠ SINH?
Nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường nên có phần chủ quan. Tuy nhiên đây chỉ là 1 phần nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bên cạnh các yếu tố sinh lý thì bệnh lý cũng có thể làm trẻ bị nôn trớ thường xuyên.
Những nguyên nhân cụ thể khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ gồm có:
  • Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ mắc bệnh teo ruột, xoắn ruột, tắc ruột, viêm đường tiêu hóa hay viêm đường hô hấp,... đều có thể bị nôn trớ kèm đau bụng dữ dội, co giật, có máu khi nôn,... Những trẻ này cần được đi bệnh viện điều trị ngay để tránh gặp nguy hiểm.
  • Nguyên nhân sinh lý: Dạ dày của bé nằm ngang, thể tích nhỏ, cơ thắt tâm vị yếu khiến sữa, thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và trào ra ngoài. Ngoài ra bé cũng có thể bị nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, ho, khóc nhiều. Hoặc cũng có thể do bé ăn quá nhiều, ăn thức ăn có mùi lạ, thức ăn gây chướng bụng đầy hơi, bé bị ép ăn, bé được cho bú không đúng cách nên đã nuốt cả không khí vào bụng,... Nôn trớ sinh lý sẽ tự kết thúc khi trẻ được 12 - 18 tháng tuổi.
TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ CÓ THỂ GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ TỚI TRẺ SƠ SINH?
Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị nôn trớ, nhất là trong những tuần đầu sau sinh, vào lúc đã ăn no hoặc lúc vặn mình. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường tự hết sau khoảng 6 - 24 giờ mà không cần phải áp dụng phương pháp điều trị nào. Vì thế nếu bé vẫn khỏe mạnh, tăng cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng.
Trường hợp bé có các dấu hiệu bất thường đi kèm nôn trớ mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị bệnh, tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bé. Những dấu hiệu bất thường đi kèm nôn trớ ở trẻ sơ sinh gồm có:
  • Cơ thể có dấu hiệu bị mất nước như ít đi tiểu, kho miệng và da, khóc không có nước mắt hoặc có rất ít
  • Chất nôn có dịch nhầy màu xanh hoặc vàng
  • Sốt
  • Đau bụng quặn quại
  • Bụng chướng to
  • Co giật
  • Thiếu tỉnh táo
  • Liên tục nôn trớ trong 24 giờ trở lên
BIỆN PHÁP CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH GẶP TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ
Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ mẹ cần tìm cách khắc phục ngay vì để kéo dài sẽ khiến bé mệt mỏi, có tâm lý sợ hãi, quấy khóc, chán ăn, biếng ăn kéo dài dẫn đến lười ăn. Nôn trớ thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Cách phòng ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh:
  • Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi ăn mà cần bế bé cao đầu trong khoảng 15 - 20 phút, vỗ ợ hơi trước khi nằm
  • Cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ép trẻ ăn quá no, không để thìa, muỗng trong miệng bé quá lâu sẽ gây ra phản xạ nôn
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để thành bụng và dạ dày của trẻ không bị chèn ép gây nôn trớ
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hay bất dung nạp lactose cần được sử dụng loại sữa công thức phù hợp để chống nôn trớ
Cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh:
  • Dùng khăn mềm và nước ấm lau cơ thể, thay quần áo cho trẻ
  • Không sử dụng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Cho bé uống men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ giúp bổ sung lợi khuẩn, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa, nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa cho trẻ. Khi hệ tiêu hóa của con được khỏe mạnh, đề kháng vững vàng giúp hạn chế tối đa tình trạng nôn trớ và các vấn đề đường ruột ở trẻ.
  • Đỡ bé ngồi dậy khi bị nôn để chất nôn không tràn vào khí quản gây sặc
  • Làm sạch chất nôn cho bé bằng gạc mềm theo thứ tự miệng trước, họng và mũi sau
  • Vỗ về để xoa dịu bé, giúp bé không căng thẳng, sợ hãi

Trên đây là những cách chữa trẻ sơ sinh bị nôn trớ sinh lý tại nhà. Với những trẻ bị nôn trớ bệnh lý mẹ cần đưa con đi khám ngay để được điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả bảo vệ và tăng cường sức khỏe tốt nhất.
 

Đối tác

Top