từ năm 2011, "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối.[16][17] Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất nhiều để ngành du lịch thật sự trở thành "mũi nhọn" và từ có "tiềm năng" trở thành có "khả năng"Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng,Chùa Phật Tích.Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951.[33] Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958.[34]Hiện nay, một số đơn vị nghệ thuật đã đưa vào phục vụ khách du lịch như rối nước Hà Nội, Đờn ca tài tử Bạc Liêu, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Chèo Ninh Bình, Nhà hát Chèo Hà Nội.Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt,[4] khách nội địa đạt 35 triệu lượt.[5] Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng.[6]Năm 2012, lần nữa, những tin tức tiêu cực và kinh nghiệm xấu về du lịch Việt Nam được đăng tải trên nhiều báo chí, phản ánh 'Nạn lừa đảo du khách rất đáng báo động', chất lượng dịch vụ kém và "du khách đua nhau tố các chiêu 'chặt chém' ", chưa có đấu hiệu thay đổi [9][10]. Thêm nữa, nạn ô nhiễm môi trường lại tăng lên, theo kết quả của báo cáo thường niên năm 2012 mang tên The Environmental Performance Index (EPI) của hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện, về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc gia khảo sát, được xem là có không khí bẩn thứ 10 thế giới.[56]Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).[Vùng núi đá vôi ở Việt Nam có diện tích khá lớn, lên tới 50. 000 - 60. 000 km2, chiếm gần 15% diện tích đất liền tập trung chủ yếu ở 4 tiểu vùng Việt Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn), Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh), Tây Bắc Bộ (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình) và Bắc Trung Bộ (Quảng Bình).