Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Các loại lá xông hơi dễ tìm và giải cảm hiệu quả

HomeStory

Thành viên cấp 1
Tham gia
18/5/23
Bài viết
663
Thích
1
Điểm
18
#1
Xông hơi giải cảm bằng nồi nước lá là phương pháp giải cảm dân gian hiệu quả. Hơi nóng từ nồi nước lá xông sẽ giúp làm giãn mạch ngoại biên và lượng máu, từ đó kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, cơ thể sẽ được đào thải chất độc ra ngoài, giải cảm hiệu quả. Vậy để nấu nồi nước xông thì cần loại lá nào? Cùng HomeStory điểm qua các loại lá xông hơi dễ tìm để giải cảm nhé!

Lá xông hơi là gì?
Là để xông hơi là các loại lá dùng để nấu nước xông, giúp chữa cảm mạo. Phương pháp xông hơi bằng lá xông hơi là cách giải cảm hiệu quả theo dân gian. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được cho một số bệnh nhất định và phải có cách xông đúng mới phát huy được hiệu quả.

Theo kinh nghiệm truyền từ nhiều thế hệ, lá xông hơi truyền thống cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu, có tác dụng trừ phong thông khiếu, kháng sinh,... Một số loại lá quen thuộc có thể kể đến là lá sả, lá tía tô, lá chanh, lá gừng, lá nghệ, bạc hà, ngải cứu,...


Lá xông hơi thường có lá chanh, lá bưởi, lá sả

Các loại lá xông hơi
Như đã nhắc đến ở trên, lá để xông hơi nên chọn loại lá thơm có tinh dầu, có tác dụng thải độc, trừ hàn, trị cảm mạo,... Một số loại lá thường có trong nồi nước xông gồm: lá sả, lá tre, lá bưởi, lá chanh, lá ngải cứu, lá bạc hà.


Một số loại lá xông hơi

Tác dụng của lá xông hơi
Tác dụng của lá xông hơi thảo dược tùy thuộc vào việc bạn sử dụng loại lá nào. Có nhiều loại lá sử dụng trong xôi hơi và theo Đông y, mỗi loại lá mang lại một công dụng khác nhau:

  • Lá sả: Giúp chữa tiêu chảy, đầy hơi, nôn ói, tốt cho tiêu hóa và khử uế, tiêu đờm.
  • Lá bưởi: Lá bưởi có hương thơm, nó cũng có tác dụng giúp thư giãn, làm sạch da và giúp làm dịu căng thẳng, xả stress.
  • Lá bạc hà: Bạc hà có hương thơm đặc biệt, hiệu quả trong việc thư giãn và xả stress cho cơ thể. Lá bạc hà cũng giúp giảm mệt mỏi và kích thích lưu thông máu.
  • Lá tía tô: Giúp trị cảm mạo, phong trừ khí hàn.
  • Lá ngải cứu: Giúp lưu thông và điều hòa khí huyết.
  • Lá hương nhu: Giúp chữa cảm mạo, giảm nhức đầu, ra mồ hôi.
  • Lá trà: Các loại lá trà như trà xanh, trà đen cũng được dùng trong xông hơi vì khả năng tạo ra mùi hương dễ chịu, giúp tác động thư giãn hệ thần kinh hiệu quả.
  • Lá cây bạch đàn: Loại lá này có hương thơm dễ chịu, có khả năng giúp làm thông mũi, giảm các triệu chứng cảm lạnh, ngoài ra còn có thể chống viêm, chống khuẩn.
  • Lá chanh và lá cam: Có tác dụng giảm căng thẳng, tăng cường tinh thần bởi hương thơm tươi mát và sảng khoái.

Tác dụng của các loại lá xông hơi quen thuộc

Cách nấu lá xông hơi tại nhà hiệu quả
Cách nấu lá xông hơi
Chuẩn bị nguyên liệu: Các loại lá xông như lá sả, lá tre, lá bưởi, lá bạc hà, tía tô, lá hương nhu.

Cách nấu nước xông:

Rửa sạch tất cả các nguyên liệu và cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt, đun lửa nhỏ nấu khoảng 10 - 15 phút để lá ra tinh dầu, sau đó cho lá bạc hà vào và tắt bếp.


Nấu nước xông

Cách xông lá
Đầu tiên người bệnh cởi hết quần áo, trùm chăn phủ kín hết người và đặt nồi xông trong chăn, ở trước mặt.

Dùng đũa từ từ mở nồi nước ra để hơi nước thoát ra có độ nóng vừa phải.

Bắt đầu xông hơi đến khi toàn thân ra mồ hôi thì dừng. Thời gian từ khoảng 10 - 20 phút.

Dùng khăn khô lau sạch mồ hôi, sau đó mặc lại quần áo.

Sau khoảng 5 phút, bạn nên uống thêm cốc trà đường hoặc trà chanh nóng.

T

rùm kín chăn và xông hơi

Lưu ý khi xông lá tại nhà
Khi xông lá tại nhà, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn cho cơ thể trong quá trình xông hơi:

    • Phương pháp này không dùng cho người đã ra nhiều mồ hôi, mất nước, mất máu nhiều hoặc bị chóng mặt, người già yếu, mắc bệnh Parkinson cũng không nên xông hơi. Lưu ý rằng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện xông hơi theo từng tình trạng sức khỏe.
    • Không áp dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người đang bệnh nặng. Người có tình trạng sức khỏe đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xông hơi.
    • Trong khi xông, bạn phải đảm bảo an toàn cho bản thân bằng cách ngồi khoảng cách vừa phải với nồi nước xông, lưu ý không được tiếp xúc trực tiếp với nước xông vì có thể gây bỏng.
    • Không được áp dụng thường xuyên, mỗi lần bị cảm chỉ nên dùng cách xông lá này 1 lần, nếu không thuyên giảm thì phải đi khám bệnh.

Không nên xông hơi lá thường xuyên

  • Chọn loại lá xông phù hợp với bệnh của bạn như lá cam, lá chanh, lá sả, lá bưởi,... là những loại lá cần phải có khi xông giải cảm. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn lá có nguồn gốc an toàn, không có hóa chất độc hại.
  • Trước khi bắt đầu xông hơi, bạn nên kiểm tra nhiệt độ nồi nước xông, đảm bảo nhiệt độ nước là vừa phải, không quá cao vì có thể gây khô da và ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp.
  • Chỉ xông hơi trong khoảng 10 - 15 phút. Việc xông hơi trong thời gian dài hơn có thể khiến cơ thể bị mất nước, khô da và khiến bệnh nặng hơn.
  • Sau khi xông hơi xong, bạn nên lau lại cơ thể bằng nước ấm và uống thêm cốc trà gừng nóng hoặc trà chanh nóng để giúp bù nước cho cơ thể.
  • Trong quá trình xông hơi, bạn cần chú ý để cảm nhận của cơ thể. Nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như khó thở, khó chịu thì nên dừng xông hơi ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Xông hơi lá giải cảm là phương pháp dân gian hiệu quả. Trên đây là các loại lá để xông hơi dễ tìm mà bạn có thể dùng để nấu nồi nước xông. Ngoài cách xông hơi thủ công này, bạn có thể tham khảo phòng xông hơi ướt vừa giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả xông hơi. Mời bạn đến Homestory để trực tiếp trải nghiệm phòng xông hơi ướt để cảm nhận nhé.
 

Đối tác

Top