Các tiêu chuẩn ISO có thực sự đủ cho đánh giá chất lượng sản phẩm hay không? Nhiều doanh nghiệp cho rằng chỉ cần ISO có thể đánh giá chất lượng sản phẩm. Nhưng quan điểm này có thực sự chính xác? Hãy cùng chúng tôi lý giải trong bài viết sau đây:
>> Xem thêm: Cách các doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hiệu quả: http://bit.ly/3b62YMm
1. Tiêu chuẩn ISO có đủ cho đánh giá chất lượng sản phẩm hay không?
Một số doanh nghiệp đến nay vẫn nghĩ rằng tiêu chuẩn ISO sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm vươn tầm quốc tế. Nhưng, bản chất của tiêu chuẩn ISO được cấp cho nhà máy, tổ chức, hoàn toàn không được cấp cho sản phẩm và dịch vụ.
Chứng nhận ISO không thể xác định được chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty. Để xác định chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần có một thang đo hoặc chứng nhận một cách cụ thể, chính xác và được công nhận để đánh giá kết quả cuối cùng của sản phẩm, dịch vụ đầu ra.
Khi bạn quá lạm dụng và tiêu chuẩn ISO, có thể bạn sẽ bỏ qua những tiêu chuẩn xác định chất lượng sản phẩm tốt và ấn tượng hơn.
2. Liệu quy trình và công nghệ sản xuất có quyết định chất lượng sản phẩm
Quy trình sản xuất và công nghệ tiên tiến là yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá cao trong quá trình truyền thông đến người dùng. Khi quy trình và công nghệ đảm bảo, thường mang đến cảm giác sản phẩm tốt, đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm được quyết định bởi rất nhiều yếu tố ví dụ như nguyên liệu, kĩ thuật và con người.
Điều này ngầm phủ định ý kiến cho rằng nên đánh giá sản phẩm qua quy trình công nghệ. Vấn đề đánh giá sản phẩm đạt hay không là sự kết hợp hoàn hảo về công nghệ, kĩ thuật, nguyên liệu và con người.
3. Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên những sản phẩm trên thị trường
Nếu bạn chỉ nhận định chất lượng sản phẩm dựa trên những sản phẩm có sẵn trên thị trường, thì hãy nhớ đến còn những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất và phân phối. Để xác định đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ người dùng nên so sánh với các sản phẩm cùng loại khác; tìm hiểu đế công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối. Chỉ như vậy, bạn mới có thể đánh giá sản phẩm, dịch vụ một cách khách quan.
4. Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên những thông tin không xác thực
Thói quen mua hàng của người Việt bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa truyền miệng và tham khảo các nhận xét từ những người đã trải nghiệm sản phẩm. Ví dụ như, ngày nay khi mua hàng, khách hàng có xu hướng xem các lượt bình luận, nhận xét về sản phẩm. Tuy đây là một phương thức để xác định chất lượng sản phẩm gần gũi với chúng ta nhưng nó mang tính khá cá nhân, phụ thuộc vào ý kiến người dùng; Và trên hết, nguồn tin này là những thông tin không được xác thực. Hoặc có thể những nhận xét này của những khách hàng chỉ đã từng sử dụng một sản phẩm, không có sự so sánh giữa các sản phẩm.
Khi khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, chắc chắn không nhà sản xuất nào chê sản phẩm của họ. Chính vì vậy các nhà sản xuất thường có xu hướng ca ngợi sản phẩm của họ.
Ngoài những hiểu lầm căn bản trên, chúng ta có thể đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn, sinh thái và kinh tế hoặc tỷ lệ hư hỏng của sản phẩm. Hoặc chúng ta có thể tham khảo những người đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhiều lần.
>> Tham khảo ngay bài viết để giải đáp vấn đề Yếu tố con người trong hệ thống quản lý chất lượng ISO có thực sự quan trọng.
>> Xem thêm: Cách các doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hiệu quả: http://bit.ly/3b62YMm
1. Tiêu chuẩn ISO có đủ cho đánh giá chất lượng sản phẩm hay không?
Một số doanh nghiệp đến nay vẫn nghĩ rằng tiêu chuẩn ISO sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm vươn tầm quốc tế. Nhưng, bản chất của tiêu chuẩn ISO được cấp cho nhà máy, tổ chức, hoàn toàn không được cấp cho sản phẩm và dịch vụ.
Chứng nhận ISO không thể xác định được chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty. Để xác định chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần có một thang đo hoặc chứng nhận một cách cụ thể, chính xác và được công nhận để đánh giá kết quả cuối cùng của sản phẩm, dịch vụ đầu ra.
Khi bạn quá lạm dụng và tiêu chuẩn ISO, có thể bạn sẽ bỏ qua những tiêu chuẩn xác định chất lượng sản phẩm tốt và ấn tượng hơn.
2. Liệu quy trình và công nghệ sản xuất có quyết định chất lượng sản phẩm
Quy trình sản xuất và công nghệ tiên tiến là yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá cao trong quá trình truyền thông đến người dùng. Khi quy trình và công nghệ đảm bảo, thường mang đến cảm giác sản phẩm tốt, đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm được quyết định bởi rất nhiều yếu tố ví dụ như nguyên liệu, kĩ thuật và con người.
Điều này ngầm phủ định ý kiến cho rằng nên đánh giá sản phẩm qua quy trình công nghệ. Vấn đề đánh giá sản phẩm đạt hay không là sự kết hợp hoàn hảo về công nghệ, kĩ thuật, nguyên liệu và con người.
3. Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên những sản phẩm trên thị trường
Nếu bạn chỉ nhận định chất lượng sản phẩm dựa trên những sản phẩm có sẵn trên thị trường, thì hãy nhớ đến còn những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất và phân phối. Để xác định đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ người dùng nên so sánh với các sản phẩm cùng loại khác; tìm hiểu đế công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối. Chỉ như vậy, bạn mới có thể đánh giá sản phẩm, dịch vụ một cách khách quan.
4. Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên những thông tin không xác thực
Thói quen mua hàng của người Việt bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa truyền miệng và tham khảo các nhận xét từ những người đã trải nghiệm sản phẩm. Ví dụ như, ngày nay khi mua hàng, khách hàng có xu hướng xem các lượt bình luận, nhận xét về sản phẩm. Tuy đây là một phương thức để xác định chất lượng sản phẩm gần gũi với chúng ta nhưng nó mang tính khá cá nhân, phụ thuộc vào ý kiến người dùng; Và trên hết, nguồn tin này là những thông tin không được xác thực. Hoặc có thể những nhận xét này của những khách hàng chỉ đã từng sử dụng một sản phẩm, không có sự so sánh giữa các sản phẩm.
Khi khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, chắc chắn không nhà sản xuất nào chê sản phẩm của họ. Chính vì vậy các nhà sản xuất thường có xu hướng ca ngợi sản phẩm của họ.
Ngoài những hiểu lầm căn bản trên, chúng ta có thể đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn, sinh thái và kinh tế hoặc tỷ lệ hư hỏng của sản phẩm. Hoặc chúng ta có thể tham khảo những người đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhiều lần.
>> Tham khảo ngay bài viết để giải đáp vấn đề Yếu tố con người trong hệ thống quản lý chất lượng ISO có thực sự quan trọng.