Máy chiếu là một thiết bị điện tử có tác dụng chuyển đổi các dữ liệu hình ảnh từ máy vi tính hay nguồn video thành các hình ảnh hiển thị với diện tích lớn hơn, trên nền xa hơn như tường, phông nền,... Hiện nay trên thị trường kinh doanh rất nhiều các nhãn hiệu máy chiếu khác nhau với giá thấp nhất từ 8 cho đến vài chục, vài trăm triệu đồng.
Cũng chính vì sự đắt đỏ của máy mới này đã khiến thị trường máy chiếu cũ ngày càng sôi động, nơi đây những người không có nhu cầu sẽ thanh lý lại máy chiếu cũ với giá thành rẻ, người mua sẽ tiến hành thương lượng, trả giá để có thể sở hữu chiếc máy chiếu cho mình. Tuy nhiên, vì là một thị trường nhiều người mua kẻ bán nên việc đảm bảo chất lượng máy chiếu cũng bị giảm xuống. Để chọn được một chiếc máy chiếu cũ chất lượng ta cần biết cách chọn mua máy chiếu cũ.
Chọn máy chiếu có thân máy hoàn thiện, không bị móp méo hay nhìn quá cũ
Cấu tạo máy chiếu gồm rất nhiều các bộ phận linh kiện nhỏ tạo thành, vì thế nó rất dễ xảy ra trục trặc nếu bị va đập hoặc không được bảo quản cẩn thận. Vì vậy, khi chọn mua máy chiếu cũ, hãy ưu tiên những chiếc máy có thân máy hoàn thiện, không bị móp méo hoặc quá cũ, bởi nó cho thấy rằng máy chiếu đã không được bảo quản cẩn thận trong quá trình sử dụng, gia tăng nguy cơ hỏng hóc trong quá trình sử dụng tiếp theo.
Kiểm tra năm sản xuất của máy chiếu
Công nghệ sản xuất máy chiếu được làm mới và cập nhật từng ngày để đồng bộ với các thiết bị điện tử khác. Vì thế nếu sản phẩm máy chiếu quá cũ có thể không thể đồng bộ hoặc không theo kịp các công nghệ mới. Việc sửa chữa các máy chiếu cũ cũng khó khăn hơn do nhiều linh kiện đã không còn sản xuất.
Để kiểm tra năm sản xuất của máy chiếu, ta có thể xem trên tem dính vào máy hoặc tem giấy dán trên hộp.
Không nên chọn máy quá rẻ
Với cấu tạo của một chiếc máy chiếu thì bóng đèn đã có giá từ 2-3 triệu đồng, nếu là máy chiếu LCD thì sẽ có thêm tấm LCD với giá thành từ 3-4 triệu đồng. Vì thế, giá thành trung bình của một chiếc máy chiếu cũ sẽ không quá rẻ, nhất là các dòng LCD. Không nên chọn những chiếc máy có giá rẻ bất thường bởi nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chất lượng máy.
Kiểm tra công nghệ sử dụng trong máy chiếu
Dù là máy chiếu cũ hay mới thì công nghệ sử dụng để sản xuất máy chiếu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh mà máy chiếu hiển thị, độ tương phản cũng như rõ nét mà hình ảnh được hiển thị.
Hiện nay có 3 công nghệ sản xuất máy chiếu phổ biến như LCD, DLP và LCoS. Trong đó LCD cho hình ảnh hiện thị tốt và chân thực hơn DLP nhưng kích thước cồng kềnh hơn. DLP cho hình ảnh mịn, độ tương phản màu sắc cao nhưng có thể xuất hiện hiệu ứng cầu vồng đi theo các vật sáng chuyển động trên màn chiếu. Còn LCoS thì mang ưu điểm của cả LCD và DLP nhưng giá thành lại đắt hơn.
Kiểm tra xem máy đã từng được sửa chữa hay chưa
Dù trong nhiều trường hợp cách kiểm tra này không quá có ý nghĩa bởi dù chưa sửa chữa thì việc máy hỏng sau khi mua là vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu xác định máy chưa từng qua sửa chữa thì có nghĩa là sản phẩm có linh kiện chất lượng của nhà sản xuất và hạn chế rủi ro đã bị thay linh kiện trong các lần sửa chữa trước đây. Cách kiểm tra máy bị mở hay chưa là chú ý đến phần tem gắn trên một ốc vít và bóng đèn xem còn nguyên hay không, nếu còn nguyên thì có nghĩa là chưa từng sửa và ngược lại.
Nguồn: http://maychieucunet.blogocial.com/Kinh-nghiem-mua-may-chieu-cu-33051817
Cũng chính vì sự đắt đỏ của máy mới này đã khiến thị trường máy chiếu cũ ngày càng sôi động, nơi đây những người không có nhu cầu sẽ thanh lý lại máy chiếu cũ với giá thành rẻ, người mua sẽ tiến hành thương lượng, trả giá để có thể sở hữu chiếc máy chiếu cho mình. Tuy nhiên, vì là một thị trường nhiều người mua kẻ bán nên việc đảm bảo chất lượng máy chiếu cũng bị giảm xuống. Để chọn được một chiếc máy chiếu cũ chất lượng ta cần biết cách chọn mua máy chiếu cũ.
Chọn máy chiếu có thân máy hoàn thiện, không bị móp méo hay nhìn quá cũ
Cấu tạo máy chiếu gồm rất nhiều các bộ phận linh kiện nhỏ tạo thành, vì thế nó rất dễ xảy ra trục trặc nếu bị va đập hoặc không được bảo quản cẩn thận. Vì vậy, khi chọn mua máy chiếu cũ, hãy ưu tiên những chiếc máy có thân máy hoàn thiện, không bị móp méo hoặc quá cũ, bởi nó cho thấy rằng máy chiếu đã không được bảo quản cẩn thận trong quá trình sử dụng, gia tăng nguy cơ hỏng hóc trong quá trình sử dụng tiếp theo.
Kiểm tra năm sản xuất của máy chiếu
Công nghệ sản xuất máy chiếu được làm mới và cập nhật từng ngày để đồng bộ với các thiết bị điện tử khác. Vì thế nếu sản phẩm máy chiếu quá cũ có thể không thể đồng bộ hoặc không theo kịp các công nghệ mới. Việc sửa chữa các máy chiếu cũ cũng khó khăn hơn do nhiều linh kiện đã không còn sản xuất.
Để kiểm tra năm sản xuất của máy chiếu, ta có thể xem trên tem dính vào máy hoặc tem giấy dán trên hộp.
Không nên chọn máy quá rẻ
Với cấu tạo của một chiếc máy chiếu thì bóng đèn đã có giá từ 2-3 triệu đồng, nếu là máy chiếu LCD thì sẽ có thêm tấm LCD với giá thành từ 3-4 triệu đồng. Vì thế, giá thành trung bình của một chiếc máy chiếu cũ sẽ không quá rẻ, nhất là các dòng LCD. Không nên chọn những chiếc máy có giá rẻ bất thường bởi nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chất lượng máy.
Kiểm tra công nghệ sử dụng trong máy chiếu
Dù là máy chiếu cũ hay mới thì công nghệ sử dụng để sản xuất máy chiếu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh mà máy chiếu hiển thị, độ tương phản cũng như rõ nét mà hình ảnh được hiển thị.
Hiện nay có 3 công nghệ sản xuất máy chiếu phổ biến như LCD, DLP và LCoS. Trong đó LCD cho hình ảnh hiện thị tốt và chân thực hơn DLP nhưng kích thước cồng kềnh hơn. DLP cho hình ảnh mịn, độ tương phản màu sắc cao nhưng có thể xuất hiện hiệu ứng cầu vồng đi theo các vật sáng chuyển động trên màn chiếu. Còn LCoS thì mang ưu điểm của cả LCD và DLP nhưng giá thành lại đắt hơn.
Kiểm tra xem máy đã từng được sửa chữa hay chưa
Dù trong nhiều trường hợp cách kiểm tra này không quá có ý nghĩa bởi dù chưa sửa chữa thì việc máy hỏng sau khi mua là vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu xác định máy chưa từng qua sửa chữa thì có nghĩa là sản phẩm có linh kiện chất lượng của nhà sản xuất và hạn chế rủi ro đã bị thay linh kiện trong các lần sửa chữa trước đây. Cách kiểm tra máy bị mở hay chưa là chú ý đến phần tem gắn trên một ốc vít và bóng đèn xem còn nguyên hay không, nếu còn nguyên thì có nghĩa là chưa từng sửa và ngược lại.
Nguồn: http://maychieucunet.blogocial.com/Kinh-nghiem-mua-may-chieu-cu-33051817
Sửa lần cuối: