Việc thờ cúng ông Địa, thần Tài là tín ngưỡng hình thành từ rất lâu đời với mong muốn gia đình làm ăn, kinh doanh có nhiều phát đạt, suôn sẻ và may mắn. Vậy cách thờ cúng ông Địa, thần Tài hằng ngày như thế nào, cần chuẩn bị gì và thực hiện ra sao để đón được tài lộc, may mắn. Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây của Trầm Hương Thiền Việt.
1. Ý nghĩa của việc thờ cúng ông Địa, thần Tài
Trên hình ảnh chúng ta thường thấy từ những bức tượng thì thần Tài, ông Địa chỉ có 2 vị, nhưng thực tế mỗi 1 vị là tượng trưng cho 5 vị khác.
Thần Tài gồm có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài Và Hoàng Thần Tài, trong đó Hoàng Thần Tài là vị chủ chốt. Trên tay cầm cục vàng thỏi (kim ngân lượng), đội mũ mão, trang phục ăn vận trang nghiêm, chỉnh tề là hình tượng của thần Tài. Thờ thần Tài với mong muốn mang đến tài lộc, may mắn và thuận lợi trong việc làm ăn buôn bán.
Ông Địa gồm có: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường có khuôn mặt cười tươi, bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.
Tương truyền rằng thần Tài, ông Địa rất gần gũi với dân chúng. Vì vậy khi có điều gì lo lắng, bức xúc thì hãy khấn xin 2 ông, thì mọi chuyện sẽ được hóa giải như ý tốt đẹp.
2. Chuẩn bị lễ vật cúng ông Địa, thần Tài hàng ngày
Sáng sớm mỗi ngày khi mở cửa bán hàng hoặc bắt đầu công việc kinh doanh ở bất cứ đâu, người ta thường thắp hương cúng thần Tài, mong thần Tài phù hộ cho một ngày buôn may, bán đắt. Sáng sáng cúng cho thần Tài, ông Địamột ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông độ cho đông khách, tiền vào như nước. Ngoài ra chỉ cần chuẩn bị một hộp bánh, đĩa hoa quả, bình hoa tươi và chén nước là được.
3. Cách cúng ông Địa, thần Tài hàng ngày chuẩn nhất
Hàng ngày, gia chủ chỉ nên thắp hương vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7h tối. Mỗi lần thắp chỉ thắp 5 nén hương. Ngày nào cũng phải thay nước trắng và kiểm tra lại nước trong lọ hoa, lúc nào cũng phải thắp hương hoa tươi, không được để hoa khô, héo trên bàn thờ thần Tài, ông Địa. Lưu ý, gia chủ nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng và tắm cho thần Tài, ông Địa vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng bằng nước lá bưởi, lá thảo dược hoặc rượu pha nước. Sử dụng chổi lau, khăn lau riêng biệt, không lau chung với những vật dụng khác.
4. Bài văn khấn ông Địa, thần Tài hàng ngày
Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.
Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.
Khấn xong, vái hay lạy ba cái.
Tín ngưỡng thờ ông Địa, thần Tài là tín ngưỡng văn hóa dân gian lâu đời và có ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với mỗi gia đình làm ăn, kinh doanh. Bởi vậy khi cúng thần Tài ông Địa hàng ngày dù lễ mọn nhưng phải thật thành tâm, để ông Địa, thần Tài phù hộ cho gia đình làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt. Để tạo bầu không khí tâm linh thành kính, tỏ lòng thành của gia chủ thì nên sử dụng những loại hương sạch, có mùi thơm thuần mộc. Hãy đến với Trầm Hương Thiền Việt để trải nghiệm sản phẩm nhang trầm hương trầm sạch, không có tạp chất hoá học hay bất cứ hương liệu nào khác. Mùi hương rất thanh dịu, ngọt ngào đặc trưng của trầm hương, an toàn cho con người và môi trường.
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: Tramhuongthienviet.vn
Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt
Hotline mua hàng: 0969 77 4444
1. Ý nghĩa của việc thờ cúng ông Địa, thần Tài
Trên hình ảnh chúng ta thường thấy từ những bức tượng thì thần Tài, ông Địa chỉ có 2 vị, nhưng thực tế mỗi 1 vị là tượng trưng cho 5 vị khác.
Thần Tài gồm có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài Và Hoàng Thần Tài, trong đó Hoàng Thần Tài là vị chủ chốt. Trên tay cầm cục vàng thỏi (kim ngân lượng), đội mũ mão, trang phục ăn vận trang nghiêm, chỉnh tề là hình tượng của thần Tài. Thờ thần Tài với mong muốn mang đến tài lộc, may mắn và thuận lợi trong việc làm ăn buôn bán.
Ông Địa gồm có: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường có khuôn mặt cười tươi, bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.
Tương truyền rằng thần Tài, ông Địa rất gần gũi với dân chúng. Vì vậy khi có điều gì lo lắng, bức xúc thì hãy khấn xin 2 ông, thì mọi chuyện sẽ được hóa giải như ý tốt đẹp.
2. Chuẩn bị lễ vật cúng ông Địa, thần Tài hàng ngày
Sáng sớm mỗi ngày khi mở cửa bán hàng hoặc bắt đầu công việc kinh doanh ở bất cứ đâu, người ta thường thắp hương cúng thần Tài, mong thần Tài phù hộ cho một ngày buôn may, bán đắt. Sáng sáng cúng cho thần Tài, ông Địamột ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông độ cho đông khách, tiền vào như nước. Ngoài ra chỉ cần chuẩn bị một hộp bánh, đĩa hoa quả, bình hoa tươi và chén nước là được.
3. Cách cúng ông Địa, thần Tài hàng ngày chuẩn nhất
Hàng ngày, gia chủ chỉ nên thắp hương vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7h tối. Mỗi lần thắp chỉ thắp 5 nén hương. Ngày nào cũng phải thay nước trắng và kiểm tra lại nước trong lọ hoa, lúc nào cũng phải thắp hương hoa tươi, không được để hoa khô, héo trên bàn thờ thần Tài, ông Địa. Lưu ý, gia chủ nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng và tắm cho thần Tài, ông Địa vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng bằng nước lá bưởi, lá thảo dược hoặc rượu pha nước. Sử dụng chổi lau, khăn lau riêng biệt, không lau chung với những vật dụng khác.
4. Bài văn khấn ông Địa, thần Tài hàng ngày
Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.
Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.
Khấn xong, vái hay lạy ba cái.
Tín ngưỡng thờ ông Địa, thần Tài là tín ngưỡng văn hóa dân gian lâu đời và có ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với mỗi gia đình làm ăn, kinh doanh. Bởi vậy khi cúng thần Tài ông Địa hàng ngày dù lễ mọn nhưng phải thật thành tâm, để ông Địa, thần Tài phù hộ cho gia đình làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt. Để tạo bầu không khí tâm linh thành kính, tỏ lòng thành của gia chủ thì nên sử dụng những loại hương sạch, có mùi thơm thuần mộc. Hãy đến với Trầm Hương Thiền Việt để trải nghiệm sản phẩm nhang trầm hương trầm sạch, không có tạp chất hoá học hay bất cứ hương liệu nào khác. Mùi hương rất thanh dịu, ngọt ngào đặc trưng của trầm hương, an toàn cho con người và môi trường.
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: Tramhuongthienviet.vn
Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt
Hotline mua hàng: 0969 77 4444