- Tham gia
- 7/8/19
- Bài viết
- 3
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Quả thật rất khó khi gặp phải những khách hàng không biết cách diễn tả mong muốn của mình khi đến với salon tóc. Làm sao để hiểu được khách hàng muốn gì đây? Hãy trò chuyện và hỏi khách hàng những câu hỏi sau nhé!
1. Tại sao bạn biết đến Salon?
Câu hỏi này giúp Salon biết được quảng cáo của mình có hiệu quả hay không, qua báo chí, mạng xã hội hay sự truyền miệng của khách hàng… Câu hỏi này còn giúp Salon có một khái niệm chung về khách hàng, biết được mối quan hệ xã hội của họ.
Cũng có người đến đây vì không hài lòng với kiểu tóc hay sự phục vụ ở tiệm cũ. Có được thông tin, Salon sẽ biết được người thợ làm tóc trước tay nghề kém, khách quá khó tính hay giữa khách và thợ không hiểu nhau? Biết điều này sẽ giúp Salon tránh không lặp lại sai lầm đó.
2. Bạn làm nghề gì? Thường làm gì để giải trí?
Nhờ câu hỏi này Salon sẽ có một khái niệm về việc người khách muốn có kiểu tóc như thế nào. Rõ ràng là một người làm việc trong một môi trường nghiêm túc như luật sư hay doanh nhân thì không thể để một mái tóc phá phách, nổi loạn. Nắm được điều này sẽ giúp bạn có được những hình dung cụ thể về kiểu tóc mà bạn sẽ tạo cho khách.
3. Bạn có mục đích làm gì với mái tóc?
Có trường hợp khách hàng sẽ trả lời là: “Tôi không biết, tùy ý anh/chị muốn làm sao thì làm”. Nhưng bạn rất cần hỏi câu này để khách hàng nói ra ý định của mình.
Có thể sau câu trả lời đó họ sẽ nói thêm “nhưng đừng cắt ngắn quá, hay đừng uốn quăn quá…”. Như vậy, bạn có thể tiến tới gần hơn kiểu tóc mà khách hàng muốn có.
4. Điều gì về mái tóc mà bạn không vừa ý?
Thường thường, khách hàng sẽ nói ra những khó chịu về mái tóc của họ như tóc quăn hay thẳng quá, tóc mỏng quá hay mềm quá khó vào nếp, tóc bị dầu,… Nắm được điều này, bạn sẽ dễ dàng làm việc để cải thiện mái tóc đó.
Hãy đem kiến thức và kinh nghiệm ra để giải thích cho khách biết về sản phẩm nào phù hợp hay dịch vụ nào tốt cho mái tóc của họ. Điều quan trọng là “bắt mạnh” được mái tóc rồi mới đưa ra cách điều trị.
5. Bạn thích nhất điểm gì ở mái tóc của mình?
Có ai mà tự ghét mình đến mức không còn chỗ nào mà nói? Sau khi đem những điều không thích, những bất mãn ra mổ xẻ rồi, bạn cố làm cho khách nói lên điều họ có thể tự hào.
Ví dụ như họ không thích vì tóc họ mềm quá nhưng họ thích màu tóc nâu đen hay hung vàng tự nhiên. Điều này cũng có lợi để bạn sẽ làm cho những ưu điểm đó nổi bật lên.
6. Lần nào làm tóc ở salon mà bạn vừa ý nhất?
Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu xem lần vừa ý đó mái tóc họ ra sao. Có được thông tin cũng có nghĩa là bạn đang tiếp cận gần hơn đến kiểu tóc khiến khách hàng vừa lòng, bằng cách làm cho mới hơn, hợp thời trang hơn, màu tóc sáng hơn hay đậm hơn, cắt ngắn hay để dài hơn một chút… Đem kiểu cũ làm thành mới là nghệ thuật của những nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp.
7. Mỗi buổi sáng bạn cần bao nhiêu thời gian để làm tóc?
Nếu họ trả lời rằng: “Rất nhanh, khoảng 5 – 10 phút tôi đã xong mái tóc”. Câu trả lời cho thấy họ có mái tóc đã ăn nếp, kiểu tóc gọn gàng, dễ chải, dễ tạo kiểu và có người thợ làm tóc giỏi.
Câu trả lời này cũng là căn bản cho bạn khi tạo kiểu cho họ, làm sao để thời gian bằng đúng với thời gian họ tự làm tóc ở nhà. Và bạn cũng sẽ có một ý niệm trước về kiểu tóc bạn sẽ cắt đúng theo ý muốn của khách.
8. Mái tóc của bạn có giữ được kiểu suốt ngày hay không?
Mái tóc mềm và mỏng sẽ khó giữ kiểu tóc suốt ngày nếu không biết cách dùng những dụng cụ hay sản phẩm đúng với loại tóc. Khi bạn cắt, tạo kiểu cho mái tóc loại này, bạn nên giới thiệu những sản phẩm salon bạn có dùng cho tóc mềm và mỏng.
Nếu như khách hàng không biết dùng những dụng cụ hay sản phẩm để giữ kiểu tóc, bạn hãy dạy họ cách sử dụng để họ có thể tự làm lấy ở nhà. Điều này sẽ khiến khách hàng thêm tin cậy vào bạn hơn.
9. Bạn muốn thay đổi ra sao?
Đây chính là câu hỏi then chốt, để khách nói được lên họ muốn gì. Còn nếu như khách hàng không đưa được ra ý kiến thì bạn chỉ nên đề nghị những thay đổi nhỏ. Hãy làm cho khách hàng một kiểu tóc thời trang nhưng dễ dàng tạo kiểu để họ có thể tự làm lấy ở nhà.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu một kiểu tóc quá khó và khách hàng không thể tự mình làm giống như vậy, họ sẽ có cảm giác bực bội và thất vọng. Và đấy là nguyên nhân chính khiến cho khách hàng tìm đến một người thợ làm tóc khác.
1. Tại sao bạn biết đến Salon?
Câu hỏi này giúp Salon biết được quảng cáo của mình có hiệu quả hay không, qua báo chí, mạng xã hội hay sự truyền miệng của khách hàng… Câu hỏi này còn giúp Salon có một khái niệm chung về khách hàng, biết được mối quan hệ xã hội của họ.
Cũng có người đến đây vì không hài lòng với kiểu tóc hay sự phục vụ ở tiệm cũ. Có được thông tin, Salon sẽ biết được người thợ làm tóc trước tay nghề kém, khách quá khó tính hay giữa khách và thợ không hiểu nhau? Biết điều này sẽ giúp Salon tránh không lặp lại sai lầm đó.
2. Bạn làm nghề gì? Thường làm gì để giải trí?
Nhờ câu hỏi này Salon sẽ có một khái niệm về việc người khách muốn có kiểu tóc như thế nào. Rõ ràng là một người làm việc trong một môi trường nghiêm túc như luật sư hay doanh nhân thì không thể để một mái tóc phá phách, nổi loạn. Nắm được điều này sẽ giúp bạn có được những hình dung cụ thể về kiểu tóc mà bạn sẽ tạo cho khách.
3. Bạn có mục đích làm gì với mái tóc?
Có trường hợp khách hàng sẽ trả lời là: “Tôi không biết, tùy ý anh/chị muốn làm sao thì làm”. Nhưng bạn rất cần hỏi câu này để khách hàng nói ra ý định của mình.
Có thể sau câu trả lời đó họ sẽ nói thêm “nhưng đừng cắt ngắn quá, hay đừng uốn quăn quá…”. Như vậy, bạn có thể tiến tới gần hơn kiểu tóc mà khách hàng muốn có.
4. Điều gì về mái tóc mà bạn không vừa ý?
Thường thường, khách hàng sẽ nói ra những khó chịu về mái tóc của họ như tóc quăn hay thẳng quá, tóc mỏng quá hay mềm quá khó vào nếp, tóc bị dầu,… Nắm được điều này, bạn sẽ dễ dàng làm việc để cải thiện mái tóc đó.
Hãy đem kiến thức và kinh nghiệm ra để giải thích cho khách biết về sản phẩm nào phù hợp hay dịch vụ nào tốt cho mái tóc của họ. Điều quan trọng là “bắt mạnh” được mái tóc rồi mới đưa ra cách điều trị.
5. Bạn thích nhất điểm gì ở mái tóc của mình?
Có ai mà tự ghét mình đến mức không còn chỗ nào mà nói? Sau khi đem những điều không thích, những bất mãn ra mổ xẻ rồi, bạn cố làm cho khách nói lên điều họ có thể tự hào.
Ví dụ như họ không thích vì tóc họ mềm quá nhưng họ thích màu tóc nâu đen hay hung vàng tự nhiên. Điều này cũng có lợi để bạn sẽ làm cho những ưu điểm đó nổi bật lên.
6. Lần nào làm tóc ở salon mà bạn vừa ý nhất?
Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu xem lần vừa ý đó mái tóc họ ra sao. Có được thông tin cũng có nghĩa là bạn đang tiếp cận gần hơn đến kiểu tóc khiến khách hàng vừa lòng, bằng cách làm cho mới hơn, hợp thời trang hơn, màu tóc sáng hơn hay đậm hơn, cắt ngắn hay để dài hơn một chút… Đem kiểu cũ làm thành mới là nghệ thuật của những nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp.
7. Mỗi buổi sáng bạn cần bao nhiêu thời gian để làm tóc?
Nếu họ trả lời rằng: “Rất nhanh, khoảng 5 – 10 phút tôi đã xong mái tóc”. Câu trả lời cho thấy họ có mái tóc đã ăn nếp, kiểu tóc gọn gàng, dễ chải, dễ tạo kiểu và có người thợ làm tóc giỏi.
Câu trả lời này cũng là căn bản cho bạn khi tạo kiểu cho họ, làm sao để thời gian bằng đúng với thời gian họ tự làm tóc ở nhà. Và bạn cũng sẽ có một ý niệm trước về kiểu tóc bạn sẽ cắt đúng theo ý muốn của khách.
8. Mái tóc của bạn có giữ được kiểu suốt ngày hay không?
Mái tóc mềm và mỏng sẽ khó giữ kiểu tóc suốt ngày nếu không biết cách dùng những dụng cụ hay sản phẩm đúng với loại tóc. Khi bạn cắt, tạo kiểu cho mái tóc loại này, bạn nên giới thiệu những sản phẩm salon bạn có dùng cho tóc mềm và mỏng.
Nếu như khách hàng không biết dùng những dụng cụ hay sản phẩm để giữ kiểu tóc, bạn hãy dạy họ cách sử dụng để họ có thể tự làm lấy ở nhà. Điều này sẽ khiến khách hàng thêm tin cậy vào bạn hơn.
9. Bạn muốn thay đổi ra sao?
Đây chính là câu hỏi then chốt, để khách nói được lên họ muốn gì. Còn nếu như khách hàng không đưa được ra ý kiến thì bạn chỉ nên đề nghị những thay đổi nhỏ. Hãy làm cho khách hàng một kiểu tóc thời trang nhưng dễ dàng tạo kiểu để họ có thể tự làm lấy ở nhà.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu một kiểu tóc quá khó và khách hàng không thể tự mình làm giống như vậy, họ sẽ có cảm giác bực bội và thất vọng. Và đấy là nguyên nhân chính khiến cho khách hàng tìm đến một người thợ làm tóc khác.