Đau xương mu sau sinh là tình trạng đau nhức âm ỉ, tê bì, đôi lúc đau nhói như điện giật, kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như giấc ngủ của phụ nữ sau sinh. Hai bên của xương mu liên kết với nhau và tạo thành một phần khớp xương chậu. Trong quá trình mang thai, khớp xương chậu này giãn nở vì sự thay đổi kích thước của tử cung. Càng gần cuối thai kỳ, áp lực tác động lên xương chậu càng tăng vì kích thước của thai nhi đang lớn dần, khiến cho các dây chằng bị kéo căng và gây ra tình trạng đau nhức xương mu sau sinh. Vậy làm sao để hết đau xương mu sau sinh?
Nguyên nhân gây đau xương mu sau sinh
Khi mẹ mang thai, kích thước tử cung to lên khiến khung xương chậu cũng biến đổi theo. Tình trạng đau vùng xương mu sau khi sinh thường do các nguyên nhân dưới đây gây ra:
Đi lại nhiều hoặc vận động mạnh sau sinh:
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu ớt cần phải có thời gian nghỉ ngơi để cơ thể và xương khớp được hồi phục. Nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý, cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi, tổng thể sức khỏe bị suy nhược, cơ thể lâu hồi phục và đây cũng là nguyên nhân gây đau xương mu.
Trong thai kỳ thiếu canxi:
Việc sinh con khiến cho cơ thể mẹ bị thiếu hụt canxi, vitamin D và B12 làm ảnh hưởng lớn đến các dây thần kinh ngoại vi, gây tê bì, đau mỏi các khớp và giảm sự săn chắc của dây chằng. Canxi đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu không cung cấp đủ canxi cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu hụt canxi mà còn khiến cho xương của mẹ bị mềm và yếu hơn, gây ra hiện tượng tê nhức và đau khớp.
Xem thêm: nên uống sắt và canxi loại nào sau sinh
Tăng cân:
Trong thai kỳ, mẹ bầu rất dễ tăng cân mất kiểm soát, điều này tạo áp lực lớn lên khung xương chậu và dễ gây ra hiện tượng đau nhức ở khu vực này. Khi dây chằng tại vùng xương chậu bị giãn ra sẽ làm mức độ nhạy cảm tăng lên, cứng cơ và khó vận động.
Viêm bàng quang:
Viêm bàng quang là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình sinh con, các tổn thương ở vùng kín sẽ khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sẽ dẫn đến hiện tượng viêm bàng quang. Biểu hiện của viêm bàng quang là rối loạn tiểu, nước tiểu có mùi bất thường kèm theo các cơn đau dưới vùng bụng dưới. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ nguy cơ có thể lan sang vùng xương chậu và gây ra các cơn đau âm ỉ ở vùng xương mu.
Viêm nhiễm vùng chậu:
Vị trí của xương chậu nằm ở dưới hai bên xương hông, tiếp giáp với xương đùi. Đây là khu vực dễ bị tấn công và dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, từ đó sẽ xuất hiện các cơn đau xương mu vùng kín. Nếu tình trạng này không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng áp xe buồng trứng, nguy hiểm hơn nữa chị em sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh, hiếm muộn.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Cách làm hết đau xương mu sau sinh hiệu quả cho mẹ
Những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau khi sinh cần được sớm can thiệp điều trị để giảm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tình trạng đau xương mu xuất hiện và kéo dài nhiều ngày, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể giảm đau xương mu sau sinh tại nhà bằng các phương pháp sau đây:
Chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng: Để xương khớp có thời gian phục hồi, phụ nữ sau sinh hãy tập thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đầy đủ chất cũng như tránh các trường hợp vận động nặng và đi lại nhiều hoặc tập luyện quá sức.
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu: Phương pháp này được đánh giá khá hiệu quả và an toàn, khắc phục tình trạng đau xương mu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp rút ngắn được thời gian điều trị đau xương mu nhờ các máy móc hiện đại, sử dụng bước sóng công nghệ cao hoặc những bài xoa bóp đã được các bác sĩ lên phác đồ rõ ràng.
Luyện tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: Những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền không chỉ giúp cho quá trình lưu thông máu, giúp chị em nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp hệ xương chắc khỏe, săn chắc, giảm đau xương mu hiệu quả. Đây cũng là biện pháp được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và an toàn.
Chườm lạnh: Đây là phương pháp giảm đau nhanh, hiệu quả và an toàn thường được các mẹ tin dùng. Phương pháp này tác dụng giúp các mẹ giảm đau tạm thời, tuy nhiên nếu tình trạng đau vẫn xảy ra và kéo dài hãy đến các cơ sở y tế để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ: Khi tình trạng đau xương mu sau sinh kéo dài và cường độ ngày càng tăng, có nhiều nguy cơ các mẹ đã bị viêm nhiễm. Lúc này bắt buộc phải sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ chữa trị dứt điểm và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tránh các hậu quả về sau.
Bổ sung thêm canxi,vitamin D: Trong quá trình mang thai, làm thiếu hụt canxi trong cơ thể mẹ làm cho xương bị mềm, yếu hơn, dễ nhức mỏi. Việc bổ sung canxi tốt cho mẹ sau sinh là rất cần thiết để giảm tình trạng đau nhức cũng như làm cho cơ thể mẹ khỏe mạnh, lượng sữa dồi dào hơn.
Như vậy, bài viết này vừa chia sẻ tới các bạn những thông tin chi tiết về tình trạng đau xương mu sau sinh. Hy vọng chị em đã hiểu rõ hơn về tình trạng này. Khi phát hiện các dấu hiệu không bình thường, chị em nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý điều trị tại nhà. Hãy tự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Nguyên nhân gây đau xương mu sau sinh
Khi mẹ mang thai, kích thước tử cung to lên khiến khung xương chậu cũng biến đổi theo. Tình trạng đau vùng xương mu sau khi sinh thường do các nguyên nhân dưới đây gây ra:
Đi lại nhiều hoặc vận động mạnh sau sinh:
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu ớt cần phải có thời gian nghỉ ngơi để cơ thể và xương khớp được hồi phục. Nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý, cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi, tổng thể sức khỏe bị suy nhược, cơ thể lâu hồi phục và đây cũng là nguyên nhân gây đau xương mu.
Trong thai kỳ thiếu canxi:
Việc sinh con khiến cho cơ thể mẹ bị thiếu hụt canxi, vitamin D và B12 làm ảnh hưởng lớn đến các dây thần kinh ngoại vi, gây tê bì, đau mỏi các khớp và giảm sự săn chắc của dây chằng. Canxi đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu không cung cấp đủ canxi cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu hụt canxi mà còn khiến cho xương của mẹ bị mềm và yếu hơn, gây ra hiện tượng tê nhức và đau khớp.
Xem thêm: nên uống sắt và canxi loại nào sau sinh
Tăng cân:
Trong thai kỳ, mẹ bầu rất dễ tăng cân mất kiểm soát, điều này tạo áp lực lớn lên khung xương chậu và dễ gây ra hiện tượng đau nhức ở khu vực này. Khi dây chằng tại vùng xương chậu bị giãn ra sẽ làm mức độ nhạy cảm tăng lên, cứng cơ và khó vận động.
Viêm bàng quang:
Viêm bàng quang là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình sinh con, các tổn thương ở vùng kín sẽ khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sẽ dẫn đến hiện tượng viêm bàng quang. Biểu hiện của viêm bàng quang là rối loạn tiểu, nước tiểu có mùi bất thường kèm theo các cơn đau dưới vùng bụng dưới. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ nguy cơ có thể lan sang vùng xương chậu và gây ra các cơn đau âm ỉ ở vùng xương mu.
Viêm nhiễm vùng chậu:
Vị trí của xương chậu nằm ở dưới hai bên xương hông, tiếp giáp với xương đùi. Đây là khu vực dễ bị tấn công và dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, từ đó sẽ xuất hiện các cơn đau xương mu vùng kín. Nếu tình trạng này không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng áp xe buồng trứng, nguy hiểm hơn nữa chị em sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh, hiếm muộn.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Cách làm hết đau xương mu sau sinh hiệu quả cho mẹ
Những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau khi sinh cần được sớm can thiệp điều trị để giảm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tình trạng đau xương mu xuất hiện và kéo dài nhiều ngày, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể giảm đau xương mu sau sinh tại nhà bằng các phương pháp sau đây:
Chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng: Để xương khớp có thời gian phục hồi, phụ nữ sau sinh hãy tập thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đầy đủ chất cũng như tránh các trường hợp vận động nặng và đi lại nhiều hoặc tập luyện quá sức.
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu: Phương pháp này được đánh giá khá hiệu quả và an toàn, khắc phục tình trạng đau xương mu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp rút ngắn được thời gian điều trị đau xương mu nhờ các máy móc hiện đại, sử dụng bước sóng công nghệ cao hoặc những bài xoa bóp đã được các bác sĩ lên phác đồ rõ ràng.
Luyện tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: Những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền không chỉ giúp cho quá trình lưu thông máu, giúp chị em nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp hệ xương chắc khỏe, săn chắc, giảm đau xương mu hiệu quả. Đây cũng là biện pháp được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và an toàn.
Chườm lạnh: Đây là phương pháp giảm đau nhanh, hiệu quả và an toàn thường được các mẹ tin dùng. Phương pháp này tác dụng giúp các mẹ giảm đau tạm thời, tuy nhiên nếu tình trạng đau vẫn xảy ra và kéo dài hãy đến các cơ sở y tế để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ: Khi tình trạng đau xương mu sau sinh kéo dài và cường độ ngày càng tăng, có nhiều nguy cơ các mẹ đã bị viêm nhiễm. Lúc này bắt buộc phải sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ chữa trị dứt điểm và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tránh các hậu quả về sau.
Bổ sung thêm canxi,vitamin D: Trong quá trình mang thai, làm thiếu hụt canxi trong cơ thể mẹ làm cho xương bị mềm, yếu hơn, dễ nhức mỏi. Việc bổ sung canxi tốt cho mẹ sau sinh là rất cần thiết để giảm tình trạng đau nhức cũng như làm cho cơ thể mẹ khỏe mạnh, lượng sữa dồi dào hơn.
Như vậy, bài viết này vừa chia sẻ tới các bạn những thông tin chi tiết về tình trạng đau xương mu sau sinh. Hy vọng chị em đã hiểu rõ hơn về tình trạng này. Khi phát hiện các dấu hiệu không bình thường, chị em nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý điều trị tại nhà. Hãy tự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.