Để xác định được phương hướng chính xác nhất, người xem hướng chủ yếu dựa vào rất nhiều phương pháp khác nhau: mặt trời, mặt trăng, chòm sao, địa vật,...
1. Cách xác định hướng bằng mặt trời
Phương pháp xác định hướng bằng mặt trời có thể chia làm 2 cách: xác định trực tiếp và xác định bằng phương pháp Owen Doff.
*Xác định trực tiếp:
Đây được xem là một trong những cách xác định phương hướng đơn giản nhất. Chúng ta chỉ cần dựa trên những kiến thức mà hầu như ai cũng có thể nằm lòng về hướng mọc, lặn của mặt trời: mặt trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây, vào lúc giữa trưa thì mặt trời đứng bóng.
Tuy nhiên, việc xác định hướng trực tiếp dựa theo chuyển động của mặt trời là không hoàn toàn chính xác. Bởi vì vị trí mọc và lặn của mặt trời không cố định mà còn thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong năm. Chỉ có vào Xuân Phân, Thu Phân, mặt trời mới mọc và lặn ở vị trí hướng chính Tây và hướng chính Đông.
Xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất
Còn những ngày Hạ Chí (vào mùa hè) mặt trời mọc ở hướng Đông Bắc, lặn ở hướng Tây Bắc. Vào những ngày Đông Chí (mùa đông) thì mặt trời lại mọc ở hướng Đông Nam và lặn ở hướng Tây Nam. vào thời điểm giữa buổi trưa, mặt trời không đứng bóng mà sẽ chếch về hướng Nam.
*Xác định bằng phương pháp Owen Doff
Phương pháp xác định hướng Owen Doff bắt nguồn từ nước Anh và được nhiều người áp dụng trong thời gian dài, đặc biệt ở khu vực các nước Tây Âu. Owen Doff là một phi công người Anh. Với đặc thù nghề nghiệp của mình, ông phải tự xác định phương hướng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như các hành khách trên chuyến bay. Chính vì thế, ông đã nghiên cứu ra phương pháp xác định hướng bằng cách phối hợp 2 vật vốn không có quá nhiều sự liên quan đến nhau: cây gậy và mặt trời.
Phương pháp này đã được ông thử nghiệm tại nhiều vị trí khác nhau trên trái đất nhằm thực nghiệm độ chính xác. Và kết quả gần như chính xác một cách tuyệt đối.
Xác định hướng bằng phương pháp Owen Doff
Để có thể xác định các hướng, bạn lần lượt thực hiện các bước như sau:
– Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T.
– Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ.
– Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông.
– Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam
Sau khi xác định được 2 hướng bắc - nam, bạn sẽ xác định được 2 hướng đông - tây, và từ đó có thể tìm được các hướng còn lại một cách chính xác nhất.
2. Xác định phương hướng bằng chòm sao
Khi nghĩ tới cách xác định 4 hướng đông tây nam bắc bằng chòm sao, thông thường chúng ta sẽ dựa vào vị trí của sao Hôm (hay còn tên gọi khác là sao Mai) trên bầu trời đêm. Sao Hôm hay sao Mai đều là tên tiếng việt của Kim Tinh - hành tinh thứ hai gần mặt trời trong thái dương hệ.
Bởi vì khá gần với mặt trời và trái đất, nên từ vị trí của chúng ta, không quá khó để xác định được vị trí của ngôi sao này - ngôi sao gần như sáng nhất bầu trời và xuất hiện gần với mặt trời, nhất là vào thời điểm hửng sáng hay chập tối trong ngày.
Nếu bạn thấy kim tinh mọc vào lúc hửng sáng trước khi mặt trời mọc, kim tinh thường được gọi là sao Mai và tọa lạc ở phía đông.
Nếu bạn thấy kim tinh mọc vào chập tối khi mặt trời lặn xong, kim tinh thường được gọi là sao hôm và tọa lạc ở hướng tây.
Ngoài sao hôm và sao mai, chúng ta cũng có thể xác định 4 hướng đông tây nam bắc dựa trên những chòm sao trên bầu trời. Những chòm sao thường được nhiều người “tin tưởng” để xác định phương hướng là các chòm sao: chòm sao Đại Hùng Tinh, chòm Tiểu Hùng Tinh chòm Liệp Hộ,... Tuy nhiên, phương pháp dựa vào chòm sao này yêu cầu người xác định phương hướng phải có kiến thức cơ bản về thiên văn để tránh việc bị xác định sai hướng.
*Chòm sao Đại Hùng Tinh - Tiểu Hùng Tinh
Sao Bắc Cực luôn nằm về hướng bắc, tuy nhiên để có thể xác định được ngôi sao này, đầu tiên bạn phải tìm được chòm sao Đại Hùng Tinh.
Về hình dạng, chòm sao Đại Hùng Tinh bao gồm 7 ngôi sao, tựa như một cái thìa lớn. Sau khi xác định được chòm sao Đại Hùng Tinh, bạn nối liền 2 điểm đầu cuối của chòm sao đó, tưởng tượng kéo dài thêm khoảng cách giữa 2 ngôi sao ra 5 lần, bạn sẽ gặp một ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời, đó chính là sao Bắc Cực.
Chòm sao Đại Hùng Tinh - Tiểu Hùng Tinh
Tương tự với chòm sao Tiểu Hùng Tinh. Tiểu Hùng Tinh cũng có 7 ngôi sao nhưng nhỏ hơn Đại Hùng Tinh. ngôi sao cuối cùng của đuôi chòm Tiểu Hùng Tinh chính là ngôi sao Bắc Cực.
Để có thể xác định phương hướng một cách chính xác nhất, bạn nên kết hợp cả hai chòm sao để tìm được sao Bắc Cực.
*Chòm sao Thần Săn
Chòm sao Thần Săn còn có tên gọi khác là chòm sao Lập Hộ, sao Ba, sao Chiến Sĩ,...tất cả đều là tên gọi của chòm Orion.
Chòm sao Thần Săn có hình dáng tựa như một người chiến sĩ mang thanh kiếm ngang thắt lưng (3 ngôi sao sáng xếp thành hàng ngang).
Chòm sao Thần Săn
Dựa vào chòm sao Thần Săn, bạn có thể nhanh chóng xác định được vị trí sao Bắc Cực bằng cách: từ “thanh kiếm” của chòm sao Thần Săn, bạn vạch thêm 1 đường thẳng đi qua ngôi sao Thiên Vương (Capelle) là hướng tới Bắc Cực.
*Chòm sao Nam thập tự
Hay còn có tên gọi khác là chòm sao Nam Tào, chòm sao này bao gồm 4 ngôi sao xếp với nhau tạo thành hình chữ thập, trong đó có sao Nam Thập là ở giữa hai chòm sao Nhân Mã và Thiên Huyền.
Bởi vì ở nửa bán cầu Nam Cực không có chòm sao nào nằm ngay điểm như sao Bắc Cực ở cực bắc, nên chòm sao Nam Tào là một trong những chòm xoay quanh cực nam dễ nhận thấy nhất.
Chòm sao Nam thập tự
Đặc biệt ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được chòm sao Nam Tào trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.
3. Xác định phương hướng bằng la bàn
La bàn được xem là một trong những vật xác định phương hướng một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng đọc hiểu la bàn cũng như biết cách sử dụng la bàn một cách hiệu quả.
Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng la bàn mà người sử dụng cần phải ghi nhớ chính là Bắc từ (hướng bắc) của la bàn không trùng với hướng bắc của trục trái đất mà sẽ có độ chênh lệch gọi là Độ Từ Thiên. Độ Từ Thiên có khoảng cách gần 2.000km - tương đương với 13.8 độ vĩ tuyến.
Độ từ thiên có sự thay đổi tùy thuộc vào vị trí đứng của chúng ta trên trái đất. Thậm chí ở một số khu vực, độ từ thiên còn thay đổi theo thời gian.
Xác định phương hướng bằng la bàn
Điểm tập trung Bắc Từ trường của Trái Đất nằm ở trên đảo Bathustle thuộc miền Bắc nước Canada, đó là một hòn đảo từ trường cách chính diện Cực Bắc 13,8 độ. Tọa độ địa lý của Bathustle là 101 độ Kinh Tây và 76,2 độ Vĩ Bắc (điểm có mũi tên chỉ trên bản đồ dưới đây). Nơi đây là trung tâm điểm từ trường của cực Bắc. Do đó, tất cả những loại nam châm (hoặc những kim loại có từ tính) trên qủa địa cầu này đều có một cực chỉ về hướng Bắc.Cٍòn điểm Nam từ trường thì nằm ở ngoài khơi biển Nam Băng Dương, có tọa độ địa lý là 139 độ Kinh Đông và 65 độ Vĩ Nam (theo số liệu của Cục Đo Đạc bản đồ – năm 1970).
Dựa vào đặc điểm trên mà người ta mới sản xuất ra la bàn. Riêng ở Việt Nam, phía bắc của la bàn gần như trùng với hướng bắc của trái đất (đồ từ thiên cực kỳ thấp, không tới 1 độ). Sau khi xác định được hướng bắc dựa vào la bàn, chúng ta có thể dễ dàng xác định được các hướng còn lại một cách chính xác nhất.
Tuy nhiên, khi sử dụng la bàn để xác định các hướng đông tây nam bắc, bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:
Phương pháp xác định phương hướng dựa trên địa vật là những kinh nghiệm được đúc kết lại từ những người đi rừng. Mặc dù độ chính xác không quá cao, nhưng vẫn trợ giúp được phần nào khi bạn có nhu cầu xác định phương hướng.
Nguồn tin tức bất động sản : http://nhadatinfo.com/phong-thuy/ca...ong-dong-tay-nam-bac-chinh-xac-nhat-ar113.htm
1. Cách xác định hướng bằng mặt trời
Phương pháp xác định hướng bằng mặt trời có thể chia làm 2 cách: xác định trực tiếp và xác định bằng phương pháp Owen Doff.
*Xác định trực tiếp:
Đây được xem là một trong những cách xác định phương hướng đơn giản nhất. Chúng ta chỉ cần dựa trên những kiến thức mà hầu như ai cũng có thể nằm lòng về hướng mọc, lặn của mặt trời: mặt trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây, vào lúc giữa trưa thì mặt trời đứng bóng.
Tuy nhiên, việc xác định hướng trực tiếp dựa theo chuyển động của mặt trời là không hoàn toàn chính xác. Bởi vì vị trí mọc và lặn của mặt trời không cố định mà còn thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong năm. Chỉ có vào Xuân Phân, Thu Phân, mặt trời mới mọc và lặn ở vị trí hướng chính Tây và hướng chính Đông.
Xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất
Còn những ngày Hạ Chí (vào mùa hè) mặt trời mọc ở hướng Đông Bắc, lặn ở hướng Tây Bắc. Vào những ngày Đông Chí (mùa đông) thì mặt trời lại mọc ở hướng Đông Nam và lặn ở hướng Tây Nam. vào thời điểm giữa buổi trưa, mặt trời không đứng bóng mà sẽ chếch về hướng Nam.
*Xác định bằng phương pháp Owen Doff
Phương pháp xác định hướng Owen Doff bắt nguồn từ nước Anh và được nhiều người áp dụng trong thời gian dài, đặc biệt ở khu vực các nước Tây Âu. Owen Doff là một phi công người Anh. Với đặc thù nghề nghiệp của mình, ông phải tự xác định phương hướng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như các hành khách trên chuyến bay. Chính vì thế, ông đã nghiên cứu ra phương pháp xác định hướng bằng cách phối hợp 2 vật vốn không có quá nhiều sự liên quan đến nhau: cây gậy và mặt trời.
Phương pháp này đã được ông thử nghiệm tại nhiều vị trí khác nhau trên trái đất nhằm thực nghiệm độ chính xác. Và kết quả gần như chính xác một cách tuyệt đối.
Xác định hướng bằng phương pháp Owen Doff
Để có thể xác định các hướng, bạn lần lượt thực hiện các bước như sau:
– Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T.
– Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ.
– Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông.
– Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam
Sau khi xác định được 2 hướng bắc - nam, bạn sẽ xác định được 2 hướng đông - tây, và từ đó có thể tìm được các hướng còn lại một cách chính xác nhất.
2. Xác định phương hướng bằng chòm sao
Khi nghĩ tới cách xác định 4 hướng đông tây nam bắc bằng chòm sao, thông thường chúng ta sẽ dựa vào vị trí của sao Hôm (hay còn tên gọi khác là sao Mai) trên bầu trời đêm. Sao Hôm hay sao Mai đều là tên tiếng việt của Kim Tinh - hành tinh thứ hai gần mặt trời trong thái dương hệ.
Bởi vì khá gần với mặt trời và trái đất, nên từ vị trí của chúng ta, không quá khó để xác định được vị trí của ngôi sao này - ngôi sao gần như sáng nhất bầu trời và xuất hiện gần với mặt trời, nhất là vào thời điểm hửng sáng hay chập tối trong ngày.
Nếu bạn thấy kim tinh mọc vào lúc hửng sáng trước khi mặt trời mọc, kim tinh thường được gọi là sao Mai và tọa lạc ở phía đông.
Nếu bạn thấy kim tinh mọc vào chập tối khi mặt trời lặn xong, kim tinh thường được gọi là sao hôm và tọa lạc ở hướng tây.
Ngoài sao hôm và sao mai, chúng ta cũng có thể xác định 4 hướng đông tây nam bắc dựa trên những chòm sao trên bầu trời. Những chòm sao thường được nhiều người “tin tưởng” để xác định phương hướng là các chòm sao: chòm sao Đại Hùng Tinh, chòm Tiểu Hùng Tinh chòm Liệp Hộ,... Tuy nhiên, phương pháp dựa vào chòm sao này yêu cầu người xác định phương hướng phải có kiến thức cơ bản về thiên văn để tránh việc bị xác định sai hướng.
*Chòm sao Đại Hùng Tinh - Tiểu Hùng Tinh
Sao Bắc Cực luôn nằm về hướng bắc, tuy nhiên để có thể xác định được ngôi sao này, đầu tiên bạn phải tìm được chòm sao Đại Hùng Tinh.
Về hình dạng, chòm sao Đại Hùng Tinh bao gồm 7 ngôi sao, tựa như một cái thìa lớn. Sau khi xác định được chòm sao Đại Hùng Tinh, bạn nối liền 2 điểm đầu cuối của chòm sao đó, tưởng tượng kéo dài thêm khoảng cách giữa 2 ngôi sao ra 5 lần, bạn sẽ gặp một ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời, đó chính là sao Bắc Cực.
Chòm sao Đại Hùng Tinh - Tiểu Hùng Tinh
Tương tự với chòm sao Tiểu Hùng Tinh. Tiểu Hùng Tinh cũng có 7 ngôi sao nhưng nhỏ hơn Đại Hùng Tinh. ngôi sao cuối cùng của đuôi chòm Tiểu Hùng Tinh chính là ngôi sao Bắc Cực.
Để có thể xác định phương hướng một cách chính xác nhất, bạn nên kết hợp cả hai chòm sao để tìm được sao Bắc Cực.
*Chòm sao Thần Săn
Chòm sao Thần Săn còn có tên gọi khác là chòm sao Lập Hộ, sao Ba, sao Chiến Sĩ,...tất cả đều là tên gọi của chòm Orion.
Chòm sao Thần Săn có hình dáng tựa như một người chiến sĩ mang thanh kiếm ngang thắt lưng (3 ngôi sao sáng xếp thành hàng ngang).
Chòm sao Thần Săn
Dựa vào chòm sao Thần Săn, bạn có thể nhanh chóng xác định được vị trí sao Bắc Cực bằng cách: từ “thanh kiếm” của chòm sao Thần Săn, bạn vạch thêm 1 đường thẳng đi qua ngôi sao Thiên Vương (Capelle) là hướng tới Bắc Cực.
*Chòm sao Nam thập tự
Hay còn có tên gọi khác là chòm sao Nam Tào, chòm sao này bao gồm 4 ngôi sao xếp với nhau tạo thành hình chữ thập, trong đó có sao Nam Thập là ở giữa hai chòm sao Nhân Mã và Thiên Huyền.
Bởi vì ở nửa bán cầu Nam Cực không có chòm sao nào nằm ngay điểm như sao Bắc Cực ở cực bắc, nên chòm sao Nam Tào là một trong những chòm xoay quanh cực nam dễ nhận thấy nhất.
Chòm sao Nam thập tự
Đặc biệt ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được chòm sao Nam Tào trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.
3. Xác định phương hướng bằng la bàn
La bàn được xem là một trong những vật xác định phương hướng một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng đọc hiểu la bàn cũng như biết cách sử dụng la bàn một cách hiệu quả.
Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng la bàn mà người sử dụng cần phải ghi nhớ chính là Bắc từ (hướng bắc) của la bàn không trùng với hướng bắc của trục trái đất mà sẽ có độ chênh lệch gọi là Độ Từ Thiên. Độ Từ Thiên có khoảng cách gần 2.000km - tương đương với 13.8 độ vĩ tuyến.
Độ từ thiên có sự thay đổi tùy thuộc vào vị trí đứng của chúng ta trên trái đất. Thậm chí ở một số khu vực, độ từ thiên còn thay đổi theo thời gian.
Xác định phương hướng bằng la bàn
Điểm tập trung Bắc Từ trường của Trái Đất nằm ở trên đảo Bathustle thuộc miền Bắc nước Canada, đó là một hòn đảo từ trường cách chính diện Cực Bắc 13,8 độ. Tọa độ địa lý của Bathustle là 101 độ Kinh Tây và 76,2 độ Vĩ Bắc (điểm có mũi tên chỉ trên bản đồ dưới đây). Nơi đây là trung tâm điểm từ trường của cực Bắc. Do đó, tất cả những loại nam châm (hoặc những kim loại có từ tính) trên qủa địa cầu này đều có một cực chỉ về hướng Bắc.Cٍòn điểm Nam từ trường thì nằm ở ngoài khơi biển Nam Băng Dương, có tọa độ địa lý là 139 độ Kinh Đông và 65 độ Vĩ Nam (theo số liệu của Cục Đo Đạc bản đồ – năm 1970).
Dựa vào đặc điểm trên mà người ta mới sản xuất ra la bàn. Riêng ở Việt Nam, phía bắc của la bàn gần như trùng với hướng bắc của trái đất (đồ từ thiên cực kỳ thấp, không tới 1 độ). Sau khi xác định được hướng bắc dựa vào la bàn, chúng ta có thể dễ dàng xác định được các hướng còn lại một cách chính xác nhất.
Tuy nhiên, khi sử dụng la bàn để xác định các hướng đông tây nam bắc, bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:
- Không đặt la bàn gần lửa: nhiệt độ khiến cho kim la bàn mất đi từ tính, bị chỉ lệch.
- Không đặt la bàn gần những vật dụng bằng kim loại: kim nam châm bị chỉ lệch.
- Nên để la bàn trên mặt phẳng nằm ngang để đảm bảo độ chính xác cao hơn.
Phương pháp xác định phương hướng dựa trên địa vật là những kinh nghiệm được đúc kết lại từ những người đi rừng. Mặc dù độ chính xác không quá cao, nhưng vẫn trợ giúp được phần nào khi bạn có nhu cầu xác định phương hướng.
- Lỗ của tổ ong trên cây thường quay về hướng đông nam.
- Chim đục cây theo hướng đông nam.
- Hoa hướng dương (hay còn gọi là hoa mặt trời) luôn quay về hướng đông - hướng mặt trời mọc.
- Hướng bay của đàn chim di cư: vào mùa đông, chim sẽ bay về hướng Nam di trú, còn vào mùa hè sẽ bay về hướng Nam.
- Măng tre và cây chuối con thường mọc ở hướng Đông, phía trước to hơn phía sau.
- Những thân cây cao trong khu vực rừng rậm đều hướng về phía đông (hướng mặt trời mọc).
Nguồn tin tức bất động sản : http://nhadatinfo.com/phong-thuy/ca...ong-dong-tay-nam-bac-chinh-xac-nhat-ar113.htm