Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hà Nội Cái kết nào cho Filler masterbatch sản xuất từ nhựa nền LLDPE?

quynhphan

Thành viên cấp 1
Tham gia
20/6/19
Bài viết
24
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
hanoi
Website
bit.ly
#1
Chúng ta thường quen thuộc với những loại nhựa nền như PP, PE, PVC nhưng vẫn còn nhiều loại nhựa nền đặc biệt khác. Có thể đến loại nhựa nguyên sinh LLDPE, một hợp chất nhựa mới được cấu thành từ sự kết hợp của các phân tử ethylene. Vậy cái kết nào cho filler masterbatch sản xuất từ nhựa nền LLDPE, có gì nổi trội?
_KD67392.jpg
Filler masterbatch từ LLDPE - vật liệu đa-zi-năng cho ngành sản xuất nhựa
Filler masterbatch từ nhựa nguyên sinh LLDPE (polyethylene) là một hợp chất hữu cơ với cấu trúc đơn giản, dễ sản xuất với nhiều đặc tính nổi trội. Ứng với những mật độ khác nhau mà hạt nhựa có những tính chất khác nhau: Mật độ thấp thì tính năng của vật liệu hơi mềm, dạng sáp và có cảm giác hơi trơn, mật độ cao thì cứng và có độc cơ học mạnh. Ứng với mỗi tính chất khác nhau mà người ta có những ứng dụng khác nhau. Nhà sản xuất dùng LLDPE filler masterbatch để chế tạo ra các thiết bị có khả năng cách điện với tần số cao như ở điện cao thế, tivi,... để bảo vệ sự an toàn cho mọi người.

Hiện nay, nguyên liệu này đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ những sự đa-zi-năng và khả năng thích ứng của vật liệu. Filler masterbatch từ LLDPE không thể hòa tan trong nước, vì khả năng hấp thụ nước rất kém. Nhưng nếu bạn kết hợp với một số dung môi như toluen và acid acetic... trên 70 độ C thì vật liệu mới có thể hòa tan được một ít (không thể hòa tan hoàn tan với nước). Chính vì lượng nước được hấp thụ rất ít nên chúng có khả năng cách nhiệt tốt.
0T8A7983.jpg

Điểm mạnh và hạn chế của Filler masterbatch làm từ LLDPE
Với những tính năng trên Filler masterbatch có những điểm mạnh:
  • Khả năng chịu axit kiềm, dung môi hữu cơ tốt, tính cách điện tốt; khi ở nhiệt độ thấp, tính dẻo nhất định vẫn không thay đổi.
  • Độ bền kém, tính cứng thấp hơn so với các vật liệu khác nhưng độ bền chọc thủng lại tốt hơn hết so với các vật liệu khác. Trong ngành sản xuất màng mỏng, khả năng chịu gãy nứt luôn được chú tâm, vì thế nếu biết sử dụng filler masterbatch có chứa LLDPE là thành phần chính thì việc chế tạo các sản phẩm màng mỏng sẽ không còn là trở ngại nữa.
Song vật liệu nào cũng có những hạn chế nhất định. Đây là một số về khuyết điểm của vật liệu trên: tính cơ học, thoát khí kém, dễ bị biến dạng và lão hóa; dễ bị nứt và trầy xước vì độ cứng bề mặt thấp. Filler masterbatch từ LLDPE rất khó in ấn vì khi in bạn cần phải phóng điện từ trên bề mặt xuống và tuyệt đối không nên mạ, điều này sẽ làm cho bề mặt không được trơn sáng.
 

Đối tác

Top