Cần Giờ là huyện có tiềm năng phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái rộng lớn nhất tại TPHCM. Mới đây, Sở GTVT TPHCM có đề xuất nghiên cứu kế hoạch bổ sung sân bay nhỏ ở huyện Cần Giờ để tăng kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai), từ đó thúc đẩy phát triển du lịch cho huyện Cần Giờ nói riêng và TPHCM nói chung.
Vậy huyện Cần Giờ có thế mạnh gì mà có thể đầu tư mở sân bay tại đây? Cập nhật giá đất Cần Giờ hiện nay.
Cần Giờ có thế mạnh gì?
Nằm cách trung tâm TPHCM khoảng 50km, Cần Giờ là huyện duy giáp biển, có hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào tháng 01/2000.
Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhà Bè về phía tây bắc; giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía đông và đông bắc; Giáp với huyện Cần Đước, Cần Giuộc (tỉnh Long An); huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía tây; và phía nam còn lại thì giáp với Biển Đông.
Theo báo cáo, huyện này có tổng diện tích tự nhiên 70.421ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn TP.HCM, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109ha, chiếm 46,45% diện tích toàn huyện; đất sông rạch là 22.850ha, bằng 32% diện đất toàn huyện.
Về hành chính, trung tâm huyện đặt tại thị trấn Cần Thạnh. Dân số hiện nay là khoảng gần 75.000 người. Theo một báo cáo cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 60 triệu đồng/người/năm.
Ghi nhận thực tế, lượng du khách đổ về Cần Giờ sẽ tập trung vào các dịp lễ hoặc những ngày cuối tuần. Du khách chủ yếu là những nhóm nhỏ, những người trẻ thích du lịch trải nghiệm.
Những dự án nghìn tỉ còn trên giấy
Theo nhiều chuyên gia, Cần Giờ đến nay vẫn chưa thể “thay da đổi thịt” như kỳ vọng là bởi những hạn chế về kết nối giao thông. Hiện nay, mọi phương tiện từ TPHCM qua Cần Giờ đều phải di chuyển bằng phà.
Đầu năm 2021, tuyến phà vượt biển nối Cần Giờ với Vũng Tàu chính thức đi vào hoạt động giúp người dân thuận tiện trong việc di chuyển hơn.
Tuy nhiên, dự án được mong nhất vẫn là dự án xây cầu Cần Giờ để thay thế phà Bình Khánh thì vẫn bất động dù đã được lên kế hoạch từ lâu.
Theo đó, cây cầu này sẽ được xây dựng tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, vượt sông Soài Rạp. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 7,3km với vốn đầu tư khoảng 5.300 tỉ đồng. Đây là loại đường trục đô thị, với vận tốc cho phép là 60km/h. Mặt cắt ngang đường 40m đảm bảo 4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp; mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy mô tuyến. Theo kế hoạch cầu được thực hiện từ năm 2017 - 2020 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành xong.
Bên cạnh cầu Cần Giờ, dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ đến nay vẫn chưa thể “đập” dù đã xuất hiện hơn chục năm. Đây là dự án khu đô thị tầm cỡ, nếu được triển khai hứa hẹn sẽ giúp Cần Giờ lột xác và phát triển mạnh.
Tâm của các cơn sốt đất Cần Giờ
Trong những năm qua, Cần Giờ là một trong những khu vực thường xuyên diễn ra tình trạng sốt đất. Cứ sau mỗi thông tin về việc triển khai xây dựng cầu hay quy hoạch khu đô thị lấn biển thì sốt đất Cần Giờ lại được dịp nổ ra.
Trong đó, tăng mạnh nhất là khu vực trung tâm thị trấn Cần Thạnh. Thời điểm sốt đất, mặt tiền đường Duyên Hải có giá từ 40 – 50 triệu đồng/m2. Các tuyến đường khác như Tắc Xuất, Lương Văn Nho hay Thành Thới giá bán cũng dao động từ 20 – 25 triệu đồng/m2…
Cũng như nhiều khu vực khác, hiện tượng sốt đất ở Cần Giờ trong những năm qua có nhiều dấu hiệu lo ngại, có bàn tay thổi giá của một lực lượng đầu cơ, cò đất. Bắt nguồn từ những thông tin chưa rõ ràng, những ý tưởng dưới dạng đề xuất về một dự án hạ tầng đô thị nhưng thông qua đội lái đã biến thành cơn sốt đất ảo.
Để cập nhật thông tin về tình hình đất Cần Giờ giá rẻ trong năm 2021 - 2022, quý khách có thể truy cập bannha24h.vn – trang đưa tin mua bán đất Cần Giờ uy tín, minh bạch, chính xác nhất hiện nay. Chúng tôi luôn có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.
Vậy huyện Cần Giờ có thế mạnh gì mà có thể đầu tư mở sân bay tại đây? Cập nhật giá đất Cần Giờ hiện nay.
Cần Giờ có thế mạnh gì?
Nằm cách trung tâm TPHCM khoảng 50km, Cần Giờ là huyện duy giáp biển, có hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào tháng 01/2000.
Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhà Bè về phía tây bắc; giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía đông và đông bắc; Giáp với huyện Cần Đước, Cần Giuộc (tỉnh Long An); huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía tây; và phía nam còn lại thì giáp với Biển Đông.
Theo báo cáo, huyện này có tổng diện tích tự nhiên 70.421ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn TP.HCM, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109ha, chiếm 46,45% diện tích toàn huyện; đất sông rạch là 22.850ha, bằng 32% diện đất toàn huyện.
Về hành chính, trung tâm huyện đặt tại thị trấn Cần Thạnh. Dân số hiện nay là khoảng gần 75.000 người. Theo một báo cáo cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 60 triệu đồng/người/năm.
Ghi nhận thực tế, lượng du khách đổ về Cần Giờ sẽ tập trung vào các dịp lễ hoặc những ngày cuối tuần. Du khách chủ yếu là những nhóm nhỏ, những người trẻ thích du lịch trải nghiệm.
Những dự án nghìn tỉ còn trên giấy
Theo nhiều chuyên gia, Cần Giờ đến nay vẫn chưa thể “thay da đổi thịt” như kỳ vọng là bởi những hạn chế về kết nối giao thông. Hiện nay, mọi phương tiện từ TPHCM qua Cần Giờ đều phải di chuyển bằng phà.
Đầu năm 2021, tuyến phà vượt biển nối Cần Giờ với Vũng Tàu chính thức đi vào hoạt động giúp người dân thuận tiện trong việc di chuyển hơn.
Tuy nhiên, dự án được mong nhất vẫn là dự án xây cầu Cần Giờ để thay thế phà Bình Khánh thì vẫn bất động dù đã được lên kế hoạch từ lâu.
Theo đó, cây cầu này sẽ được xây dựng tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, vượt sông Soài Rạp. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 7,3km với vốn đầu tư khoảng 5.300 tỉ đồng. Đây là loại đường trục đô thị, với vận tốc cho phép là 60km/h. Mặt cắt ngang đường 40m đảm bảo 4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp; mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy mô tuyến. Theo kế hoạch cầu được thực hiện từ năm 2017 - 2020 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành xong.
Bên cạnh cầu Cần Giờ, dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ đến nay vẫn chưa thể “đập” dù đã xuất hiện hơn chục năm. Đây là dự án khu đô thị tầm cỡ, nếu được triển khai hứa hẹn sẽ giúp Cần Giờ lột xác và phát triển mạnh.
Tâm của các cơn sốt đất Cần Giờ
Trong những năm qua, Cần Giờ là một trong những khu vực thường xuyên diễn ra tình trạng sốt đất. Cứ sau mỗi thông tin về việc triển khai xây dựng cầu hay quy hoạch khu đô thị lấn biển thì sốt đất Cần Giờ lại được dịp nổ ra.
Trong đó, tăng mạnh nhất là khu vực trung tâm thị trấn Cần Thạnh. Thời điểm sốt đất, mặt tiền đường Duyên Hải có giá từ 40 – 50 triệu đồng/m2. Các tuyến đường khác như Tắc Xuất, Lương Văn Nho hay Thành Thới giá bán cũng dao động từ 20 – 25 triệu đồng/m2…
Cũng như nhiều khu vực khác, hiện tượng sốt đất ở Cần Giờ trong những năm qua có nhiều dấu hiệu lo ngại, có bàn tay thổi giá của một lực lượng đầu cơ, cò đất. Bắt nguồn từ những thông tin chưa rõ ràng, những ý tưởng dưới dạng đề xuất về một dự án hạ tầng đô thị nhưng thông qua đội lái đã biến thành cơn sốt đất ảo.
Để cập nhật thông tin về tình hình đất Cần Giờ giá rẻ trong năm 2021 - 2022, quý khách có thể truy cập bannha24h.vn – trang đưa tin mua bán đất Cần Giờ uy tín, minh bạch, chính xác nhất hiện nay. Chúng tôi luôn có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.