Nhiều mẹ bầu sau sinh thường cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Stress sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của mẹ mà có thể ảnh hưởng đến cả em bé do không được mẹ chăm sóc tốt nhất. Bài viết sau sẽ giúp mẹ nhận biết 7 dấu hiệu của stress sau sinh và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Cảnh báo dấu hiệu của stress sau sinh tuyệt đối không bỏ qua
Phụ nữ có các biểu hiện sau, cần nghĩ ngay đến trầm cảm, stress sau sinh:
Cảm thấy trầm uất
Mẹ sau sinh bị stress thường cảm thấy mệt mỏi, buồn bã hay khóc rất nhiều trong ngày. Một vài thời điểm nhất định trong ngày như sáng hay tối, mẹ có thể thấy tâm trạng tệ hơn, và người nhà có thể nhận biết dấu hiệu này thông qua vẻ mặt buồn rầu, ủ rũ khi mẹ bị stress.
Hay cáu gắt hơn bình thường
Cảm thấy bản thân dễ nổi giận, hay gắt gỏng với chồng, con hay người khác cũng là dấu hiệu của stress sau sinh. Một số bà mẹ không kiềm chế được cảm xúc và có hành vi đánh con, sau đó lại thấy mình vô dụng.
Mệt mỏi và kiệt sức, cơ thể thiếu năng lượng
Trầm cảm sau sinh có thể khiến các bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, hoàn toàn kiệt sức, thiếu năng lượng. Thậm chí việc chăm sóc con cái, chăm sóc bản thân cũng trở nên quá sức với mẹ.
Bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Mất ngủ là hiện tượng thường thấy ở những sản phụ mới sinh con. Dù rất mệt mỏi nhưng mẹ không thể ngủ được mà thường nằm đó lo lắng mọi thứ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh dậy hay dậy rất sớm. Một số trường hợp ngược lại có thể ngủ rất nhiều trong ngày.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Suy nghĩ tiêu cực và thường cảm thấy tội lỗi
Trầm cảm sau sinh có thể tác động tới suy nghĩ của các mẹ theo chiều hướng tiêu cực, ví dụ như:
Cảm giác lo lắng mọi thức khi mới lần đầu làm mẹ là rất bình thường, tuy nhiên nếu mẹ bị trầm cảm sau sinh thì nỗi sợ này có thể lớn quá mức chịu đựng. Mẹ có thể sẽ có những lo lắng như:
Những người bị trầm cảm sau sinh cũng có thể có ý định và hành vi tự sát, làm đau và làm hại bản thân và cả con của mình. Đây là điều rất nguy hiểm. Nếu mẹ bắt đầu có suy nghĩ muốn tổn thương bản thân hay người khác thì cần tới ngay bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách giúp mẹ phòng ngừa bị stress sau sinh
Stress sau khi sinh là loại bệnh mà bất kỳ phụ nữ nào cũng không muốn mình mắc phải. Vì vậy để sức khỏe thể chất và tâm lý được ổn định, mẹ nên có cách phòng ngừa đúng cách. Dưới đây là 3 cách giúp các mẹ phòng ngừa bị trầm cảm sau sinh mà mẹ có thể tham khảo
Hiểu về những biểu hiện của stress sau sinh như trên, có thể thấy gia đình và người thân có vai trò quan trọng trong chia sẻ, hỗ trợ và ngăn ngừa căn bệnh này. Người phụ nữ sau sinh cần thời gian dài để phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần, không nên để tự gánh vác chăm sóc con cái, gia đình và công việc, tài chính,…
Cảnh báo dấu hiệu của stress sau sinh tuyệt đối không bỏ qua
Phụ nữ có các biểu hiện sau, cần nghĩ ngay đến trầm cảm, stress sau sinh:
Cảm thấy trầm uất
Mẹ sau sinh bị stress thường cảm thấy mệt mỏi, buồn bã hay khóc rất nhiều trong ngày. Một vài thời điểm nhất định trong ngày như sáng hay tối, mẹ có thể thấy tâm trạng tệ hơn, và người nhà có thể nhận biết dấu hiệu này thông qua vẻ mặt buồn rầu, ủ rũ khi mẹ bị stress.
Hay cáu gắt hơn bình thường
Cảm thấy bản thân dễ nổi giận, hay gắt gỏng với chồng, con hay người khác cũng là dấu hiệu của stress sau sinh. Một số bà mẹ không kiềm chế được cảm xúc và có hành vi đánh con, sau đó lại thấy mình vô dụng.
Mệt mỏi và kiệt sức, cơ thể thiếu năng lượng
Trầm cảm sau sinh có thể khiến các bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, hoàn toàn kiệt sức, thiếu năng lượng. Thậm chí việc chăm sóc con cái, chăm sóc bản thân cũng trở nên quá sức với mẹ.
Bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Mất ngủ là hiện tượng thường thấy ở những sản phụ mới sinh con. Dù rất mệt mỏi nhưng mẹ không thể ngủ được mà thường nằm đó lo lắng mọi thứ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh dậy hay dậy rất sớm. Một số trường hợp ngược lại có thể ngủ rất nhiều trong ngày.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Suy nghĩ tiêu cực và thường cảm thấy tội lỗi
Trầm cảm sau sinh có thể tác động tới suy nghĩ của các mẹ theo chiều hướng tiêu cực, ví dụ như:
- Mẹ có thể muốn gây tổn thương tới bản thân, tới em bé hay cả hai.
- Mẹ có thể suy nghĩ tiêu cực như “mình không phải bà mẹ tốt” hay “con mình không yêu mình”.
- Mẹ có thể cảm thấy có lỗi vì nghĩ như vậy hoặc cho rằng mọi vấn đề là lỗi của mẹ.
- Mẹ có thể bị mất sự tự tin.
Cảm giác lo lắng mọi thức khi mới lần đầu làm mẹ là rất bình thường, tuy nhiên nếu mẹ bị trầm cảm sau sinh thì nỗi sợ này có thể lớn quá mức chịu đựng. Mẹ có thể sẽ có những lo lắng như:
- Con mình quá yếu ớt.
- Cân nặng của em bé chưa đạt chuẩn.
- Con khóc quá nhiều và mẹ không thể dỗ bé nín khóc.
- Con quá yên lặng và có thể ngưng thở.
- Mẹ có thể gây ra tổn thương tới em bé.
- Mẹ lo lắng chứng trầm cảm sau sinh của mình không khá lên được.
- Mẹ lo lắng khi ở một mình với con và cần sự trấn ăn liên tục từ chồng và gia đình.
Những người bị trầm cảm sau sinh cũng có thể có ý định và hành vi tự sát, làm đau và làm hại bản thân và cả con của mình. Đây là điều rất nguy hiểm. Nếu mẹ bắt đầu có suy nghĩ muốn tổn thương bản thân hay người khác thì cần tới ngay bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách giúp mẹ phòng ngừa bị stress sau sinh
Stress sau khi sinh là loại bệnh mà bất kỳ phụ nữ nào cũng không muốn mình mắc phải. Vì vậy để sức khỏe thể chất và tâm lý được ổn định, mẹ nên có cách phòng ngừa đúng cách. Dưới đây là 3 cách giúp các mẹ phòng ngừa bị trầm cảm sau sinh mà mẹ có thể tham khảo
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và ăn đủ bữa sẽ giúp mẹ cảm thấy tốt hơn, cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy thử lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần và cuối tuần, chuẩn bị đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe. Sắt, canxi, DHA, vitamin nhóm B… đều là những chất quan trọng với hệ thần kinh và não bộ. Giai đoạn sau sinh mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ những vi chất này từ thực phẩm và viên uống sắt, canxi, viên uống DHA cho mẹ sau sinh nhé!
- Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn với các bài tập ngắn mỗi ngày sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa cũng như cải thiện tâm trạng của mẹ sau sinh tốt hơn, đồng thời hỗ trợ sự phục hồi của cơ thể.
- Dành thời gian cho bản thân: Dành nhiều thời gian cho bản thân bằng cách nhờ người giữ trẻ và ra khỏi nhà với bạn bè, đi dạo, ngủ trưa, đi xem phim hay nghe nhạc, đọc sách. Thư giãn cơ thể trong khoảng thời gian này sẽ giúp mẹ thoải mái hơn nhiều.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Mất ngủ, ngủ kém sẽ khiến tâm trạng của mẹ tồi tệ hơn. Do đó, mẹ hãy cố gắng dành thời gian ngủ nhiều hơn trong ngày và hút sữa, nhờ người cho em bé bú khi cần.
Hiểu về những biểu hiện của stress sau sinh như trên, có thể thấy gia đình và người thân có vai trò quan trọng trong chia sẻ, hỗ trợ và ngăn ngừa căn bệnh này. Người phụ nữ sau sinh cần thời gian dài để phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần, không nên để tự gánh vác chăm sóc con cái, gia đình và công việc, tài chính,…