Bạch quả
Tên thông thường: Bạch quả
Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
Các tên gọi khác: Ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ
Tổng quan
Tìm hiểu chung
Bạch quả có tên gọi khác là ngân hạnh, áp cước tử hay công tôn thụ, thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
Cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành 2 thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét.
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và thường được trồng ở Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây bạch quả chỉ mọc rải rác ở một số tỉnh miền Bắc.
Bộ phận dùng
Ginkgo biloba L. thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây, y học phương Tây còn nghiên cứu dùng thêm lá.
Tác dụng, công dụng
Công dụng của bạch quả trong y học dân gian
Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Quả ăn chín ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen còn ăn sống giúp hạ được đờm, giúp tỉnh rượu, tiêu độc và sát trùng. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều vì có thể gây đầy hơi khó chịu.
Trong y học dân gian, loại cây này được dùng để trị giun, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, viêm khớp và phù
Công dụng của Ginkgo biloba trong y học hiện đại
Ginkgo biloba chứa hàm lượng cao flavonoid và terpenoid, là những hợp chất được biết đến với khả năng chống oxy hóa mạnh. Các hợp chất này chống lại hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do, những thành phần có khả năng làm tổn thương các mô khỏe mạnh, đóng vai trò trong việc thúc đẩy quá trình lão hóa và phát triển bệnh tật.
Chiết xuất từ cây bạch quả có thể làm tăng lưu lượng máu bằng cách thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu, từ đó mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, não bộ và ngăn ngừa đột quỵ.
Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa bào chế từ lá khô được dùng trong y học hiện đại để điều trị các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn hoặc kết hợp cả hai dạng) với những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Nhiều bằng chứng cũng đã chứng minh khả năng làm giảm các triệu chứng khác liên quan đến bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức liên quan đến lão hóa của loài cây này.
Chiết xuất bạch quả cũng làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch.
Ngoài ra, loài cây này còn hỗ trợ điều trị các bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái hóa.
Cách dùng
Bạch quả có thể được dùng dưới những dạng nào?
Bạn có thể sử dụng bạch quả dưới các dạng:
Bạch quả có thể được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị một số bệnh lý nhất định.
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè
Dùng lá ngải cứu tạo thành hình phễu, sau đó cho 1 trái bạch quả vào rồi gói kín lại. Bạn bọc giấy ướt xung quanh ngải cứu và đem nướng cho thơm. Sau đó, bỏ hết giấy và lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả. Ngày ăn 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang
Trong bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Chữa tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục
Bạn chuẩn bị 10 quả ngân hạnh, 5 để sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào và ăn trong ngày.
Lưu ý, thận trọng
Tác dụng phụ của bạch quả là gì?
Ginkgo biloba L. an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng ở liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạch quả có thể gây:
Một số trường hợp đặc biệt
Tên thông thường: Bạch quả
Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
Các tên gọi khác: Ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ
Tổng quan
Tìm hiểu chung
Bạch quả có tên gọi khác là ngân hạnh, áp cước tử hay công tôn thụ, thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
Cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành 2 thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét.
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và thường được trồng ở Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây bạch quả chỉ mọc rải rác ở một số tỉnh miền Bắc.
Bộ phận dùng
Ginkgo biloba L. thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây, y học phương Tây còn nghiên cứu dùng thêm lá.
Tác dụng, công dụng
Công dụng của bạch quả trong y học dân gian
Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Quả ăn chín ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen còn ăn sống giúp hạ được đờm, giúp tỉnh rượu, tiêu độc và sát trùng. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều vì có thể gây đầy hơi khó chịu.
Trong y học dân gian, loại cây này được dùng để trị giun, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, viêm khớp và phù
Công dụng của Ginkgo biloba trong y học hiện đại
Ginkgo biloba chứa hàm lượng cao flavonoid và terpenoid, là những hợp chất được biết đến với khả năng chống oxy hóa mạnh. Các hợp chất này chống lại hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do, những thành phần có khả năng làm tổn thương các mô khỏe mạnh, đóng vai trò trong việc thúc đẩy quá trình lão hóa và phát triển bệnh tật.
Chiết xuất từ cây bạch quả có thể làm tăng lưu lượng máu bằng cách thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu, từ đó mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, não bộ và ngăn ngừa đột quỵ.
Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa bào chế từ lá khô được dùng trong y học hiện đại để điều trị các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn hoặc kết hợp cả hai dạng) với những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Nhiều bằng chứng cũng đã chứng minh khả năng làm giảm các triệu chứng khác liên quan đến bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức liên quan đến lão hóa của loài cây này.
Chiết xuất bạch quả cũng làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch.
Ngoài ra, loài cây này còn hỗ trợ điều trị các bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái hóa.
Cách dùng
Bạch quả có thể được dùng dưới những dạng nào?
Bạn có thể sử dụng bạch quả dưới các dạng:
- Nhân quả có thể dùng dưới dạng sắc hay nướng chín, tán bột
- Thịt quả độc, không ăn sống được mà phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả, dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
- Ngày nay, dạng chiết xuất của bạch quả được bán trên thị trường dưới dạng ống uống hoặc viên nang mềm.
Bạch quả có thể được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị một số bệnh lý nhất định.
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè
Dùng lá ngải cứu tạo thành hình phễu, sau đó cho 1 trái bạch quả vào rồi gói kín lại. Bạn bọc giấy ướt xung quanh ngải cứu và đem nướng cho thơm. Sau đó, bỏ hết giấy và lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả. Ngày ăn 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang
Trong bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Bạch quả 21 quả, sao vàng
- Ma hoàng 12g
- Tô tử 8g
- Khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao, mỗi vị 8g
- Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn 6g
- Hoàng cầm sao qua 6g
- Cam thảo 4g
- Nước 600ml
Chữa tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục
Bạn chuẩn bị 10 quả ngân hạnh, 5 để sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào và ăn trong ngày.
Lưu ý, thận trọng
Tác dụng phụ của bạch quả là gì?
Ginkgo biloba L. an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng ở liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạch quả có thể gây:
- Đau đầu nhẹ
- Chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Hơi khó chịu ở dạ dày
- Táo bón
- Phản ứng dị ứng da
Một số trường hợp đặc biệt
- Mang thai và cho con bú: Không đủ thông tin về tính an toàn của việc sử dụng chiết xuất bạch quả trong quá trình mang thai và cho con bú. Vì vậy, không sử dụng loại dược liệu này nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em: Không nên dùng bạch quả cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi.
- Rối loạn chảy máu: Bạch quả có thể làm cho tình trạng rối loạn chảy máu tồi tệ hơn. Nếu bị rối loạn chảy máu, bạn nên tránh dùng bạch quả.
- Đái tháo đường: Ginkgo biloba L. có thể can thiệp vào quá trình kiểm soát và điều trị bệnh đái tháo đường. Nếu bị đái tháo đường, bạn nên theo dõi lượng đường trong máu của mình một cách chặt chẽ và thường xuyên.
- Co giật: Nhiều chuyên gia lo ngại rằng bạch quả có thể gây co giật. Nếu bạn đã từng bị co giật, đừng dùng loại dược liệu này.
- Thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD): Ngân hạnh có thể gây thiếu máu trầm trọng ở người bị thiếu hụt enzyme G6PD. Cho đến khi có nhiều nghiên cứu hơn, bạn cần sử dụng thận trọng hoặc tránh sử dụng Ginkgo biloba L. nếu bị thiếu G6PD.
- Vô sinh: Việc sử dụng ngân hạnh có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng loại dược liệu này nếu bạn đang cố gắng mang thai.
- Phẫu thuật: Ginkgo biloba L. có thể làm chậm đông máu, do đó có thể gây chảy máu thêm trong và sau phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.