Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Cấp chứng nhận VietGAP cho doanh nghiệp

Chu Ngoc Anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/7/20
Bài viết
77
Thích
0
Điểm
6
#1
So sánh giữa VietGAP và GlobalGAP

Khi nhắc tới hay tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch, không ít người trong chúng ta đều thấy nhãn VietGAP và GlobalGAP. Vậy tiêu chuẩn VietGAP là gì? GlobalGAP bao gồm những nội dung như thế nào? Hãy cùng ISOCERT tìm về nội dung của 2 tiêu chuẩn này đồng thời so sánh giữa VietGAP và GlobalGAP có điểm gì giống và khác nhau nhé!
https://isocert.org.vn/chung-nhan-vietgap-trong-trot-thuc-hanh-san-xuat-nong-nghiep-tot

So sánh giữa VietGAP và GlobalGAP.

Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
Tiêu chuẩn VietGAP là từ viết tắt của cụm từ Vietnamese Good Agricultural Practices là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam. VietGAP bao gồm những tiêu chuẩn, quy trình, sơ chế, hướng dẫn về thực hành sản xuất tốt cho từng loại sản phẩm hay nhóm sản phẩm nông nghiệp: Trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi.

Tiêu chuẩn này được phát triển và ban hành chính thức vào ngày 28/1/2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ phát triển. Đây là kết quả học hỏi những mô hình sản xuất GAP của các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, các nước Châu Á và các nước Châu Âu,...

So sánh giữa VietGAP và GlobalGAP.

Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 11892-1:2017 quy định những yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt trong việc sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt dùng làm thực phẩm. Với mục đích nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp hay các nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe và an toàn lao động đối với những người sản xuất, bảo vệ môi trường xung quanh và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?
Bao hàm luôn cả tiêu chuẩn VietGAP đó chính là tiêu chuẩn GlobalGAP này. Đây là một bộ tiêu chuẩn còn khắt khe hơn cả tiêu chuẩn VietGAP.

Tiêu chuẩn GlobalGAP (tiền thân là EUREPGAP) là từ viết tắt cho cụm từ Global Good Agricultural Practices. Được hiểu là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên toàn cầu. Nó được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 08 tại Thủ đô Bangkok Thái Lan vào tháng 09/2017. Đây là một tiêu chuẩn toàn cầu được xây dựng dựa trên tiêu chí áp dụng tự nguyện dành cho các sản phẩm nông sản thuộc nhóm chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt.

So sánh giữa VietGAP và GlobalGAP.

Đây còn được xem là tiêu chuẩn "Trước cổng trang trại". Vì sao nó có tên gọi này? Vì nó bao hàm toàn bộ quá trình giám sát, kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm từ những nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất cho tới khâu thu hoạch, xử lý, vận chuyển, bảo quản và cho đến khi sản phẩm đó được xuất ra rời khỏi trang trại.

Tính đến thời điểm hiện tại, GlobalGAP đã có sự tham gia và góp mặt của hơn 100 tổ chức chứng nhận đến từ hơn 80 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Do đó, một sản phẩm nông sản nào đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP thì được coi là mặt hàng được sản xuất với một hệ thống kiểm soát và vận hành cực kỳ nghiêm ngặt. Sản phẩm này thực sự an toàn và đạt chất lượng cao.

So sánh giữa 2 tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP
Mời quý khách hàng theo dõi bảng so sánh dưới đây để biết những điểm giống và khác nhau của 2 tiêu chuẩn này:


Nội dung

Tiêu chuẩn VietGAP

Tiêu chuẩn GlobalGAP














Giống nhau

  1. Đối tượng áp dụng: Dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp. Các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi đều có thể áp dụng tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP trong quá trình trồng trọt, thu hoạch, sơ chế đến khi lưu thông trên thị trường.

  2. Mục đích khi áp dụng: Cả tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn GlobalGAP đều được xây dựng với mục đích đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khỏe và phúc lợi xã hội cho người lao động, bảo vệ môi trường xung quanh và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm.

  3. Bản chất của tiêu chuẩn: VietGAP và GlobalGAP đều là 2 tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, không bắt buộc doanh nghiệp hay các nhà sản xuất phải áp dụng (Chỉ mang tính bắt buộc khi các đối tác/ khách hàng yêu cầu hoặc khi có những sự thay đổi về quy định hay các luật định có liên quan).

  4. Lợi ích cả 2 tiêu chuẩn hướng đến: Cả hai tiêu chuẩn này khi áp dụng đều sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho doanh nghiệp và người sản xuất như:
  • Là bằng chứng chứng minh với đối tác, khách hàng về sản phẩm đạt chất lượng và an toàn thực phẩm.

  • Đảm bảo những mặt hàng nông sản được nuôi trồng, sản xuất ổn định, đáp ứng được tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

  • Tăng sức tiêu thụ của sản phẩm do tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

  • Giúp phá vỡ những rào cản kỹ thuật khi muốn thâm nhập vào những thị trường tiềm năng trên toàn thế giới.

  • Áp dụng quy trình để cải tiến nâng cấp liên tục. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe từ đối tác khách hàng.

  • Giảm nguy cơ cho sản phẩm bị hỏng hóc, bị thu hồi hoặc gặp phải phản hồi tiêu cực từ những khách hàng.

  • Góp phần hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn, không đạt chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của toàn xã hội.

  • Được xem xét giảm, miễn các cuộc kiểm tra khi có giấy chứng nhận và con dấu chứng nhận đạt chất lượng theo tiêu chuẩn.












Khác nhau

  1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

Sản phẩm nông sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP được thừa nhận trên thị trường Việt Nam.

Sản phẩm nông sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.


  1. Điều kiện để đạt được chứng nhận

Để đạt được chứng nhận VietGAP thì sản phẩm nông nghiệp cần phải thông qua 70 tiêu chí.

GlobalGAP có 252 tiêu chí, bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%. Có 127 tiêu chí có thể tuân thủ chấp nhận được ở mức là 95%. Có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.



  1. Cách nhận biết sản phẩm đã đạt chứng nhận


  • Nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP được nhận biết chủ yếu thông qua giấy chứng nhận (chứng chỉ VietGAP) cùng với con dấu chất lượng.

  • Dấu chất lượng của VietGAP lại chưa có logo cụ thể. Có nhiều trường hợp nông sản không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn trà trộn với nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho người dùng trong việc phân biệt sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP hay không đạt ngoài việc tin tưởng vào những thông tin mà doanh nghiệp hay nhà sản xuất cung cấp.

  • Những sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận GlobalGAP đều được dán nhãn với mã số là GlobalGAP. Mã này gồm 13 chữ số khác nhau nhằm xác định từng nhà sản xuất ở cấp độ từ doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).

  • Đồng thời, sản phẩm có chứng nhận GlobalGAP sẽ được lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu toàn cầu của GlobalGAP để đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Từ đó, có thể dễ dàng tham gia vào sàn thương mại điện tử trên toàn thế giới.


Trên đây là những thông tin mà ISOCERT muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp về nội dung của các tiêu chuẩn cũng như so sánh giữa VietGAP và GlobalGAP. Nếu quý doanh nghiệp cần chứng nhận VietGAP hay có những thắc mắc về tiêu chuẩn cần được giải đáp. Hãy liên hệ ngay với ISOCERT để sớm nhận được phản hồi và được hỗ trợ tốt nhất.
 

Đối tác

Top