Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Cha mẹ có thể đòi lại đất đã tặng cho con hay không?

Trần Phan Cẩm Nhung

Thành viên cấp 1
Tham gia
18/5/22
Bài viết
14
Thích
0
Điểm
1
#1
Hợp đồng tặng cho nhà, đất là sự thoả thuận, giao kết lẫn nhau giữa các bên khi bên tặng cho có mong muốn được chuyển quyền sử dụng nhà, đất cho bên nhận tặng cho mà không yêu cầu đền bù. Vậy trong trường hợp tài sản đã được tặng cho thì có thể đòi lại được hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề pháp lý này trong bài viết dưới đây.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ

1. Quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”


Đồng thời, theo 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho bất động sản quy định như sau:

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Như vậy, theo quy định ở trên thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được hiểu theo cách đơn giản nhất là sự thoả thuận giữa bên tặng cho và bên nhận tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất và hợp đồng tặng cho này có hiệu lực tại thời điểm đăng ký.

Đồng thời, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cũng phải đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định pháp luật.

2. Điều kiện để hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, khi muốn tặng cho quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

Trong thời hạn sử dụng đất

Ngoài ra, do việc tặng cho quyền sử dụng đất cũng là một giao dịch dân sự nên cũng phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực chung của một giao dịch dân sự:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, hợp đồng tặng cho chỉ phát sinh hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện trên. Ngoài ra, còn phải đáp ứng về hình thức của hợp đồng tặng cho bất động sản là phải công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.

>>>> Xem thêm: Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế


3. Cha mẹ có thể đòi lại đất đã tặng cho con hay không?

Hợp đồng tặng cho tài sản được phân thành hai loại là: hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện và hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.

Cụ thể, điều 462 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, theo quy định trên thì chỉ khi hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là hợp đồng tặng cho có điều kiện, nghĩa là các bên đưa vào hợp đồng các điều kiện yêu cầu bên nhận tặng cho phải thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi được tặng cho thì khi bên nhận tặng cho không thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng tặng cho thì bên tặng cho mới có thể có quyền đòi lại tài sản tặng cho.

Trường hợp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của các bên không kèm theo bất kỳ thoả thuận về điều kiện gì và hợp đồng này đã đáp ứng tất cả các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho và bên nhận tặng cho đã hoàn tất việc đăng ký thì bên tặng cho không có cơ sở để đòi lại tài sản tặng cho nữa.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề pháp lý đòi lại tài sản nhà, đất đã tặng cho. Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh - quận Đống Đa, Tp Hà Nội​

Số hotline: 0966.22.7979 - 0935.669.669

Địa chỉ email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

Đối tác

Top