- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Cha mẹ giúp trẻ xử lý bài tập về nhà: Từ lớp 3 tới lớp 5
Bộ tài liệu do Teacher Vision cung cấp giúp cha mẹ có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn khi giúp con xử lý bài tập về nhà.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà nội ( trung tâm học toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Ở bài này, cha mẹ sẽ được hướng dẫn các cách để giúp trẻ từ lớp 3 đến lớp 5 giải quyết bài tập về nhà. Trong đó, có một phương pháp rất hay áp dụng khi đọc sách giáo khoa. Đó là SQ3R của Franics Robinson.
Một số lưu ý chung
1. Chuẩn bị một cuốn vở bài tập để trẻ ghi lại toàn bộ nhiệm vụ học tập mỗi ngày của mình.
2. Khích lệ con luôn đặt câu hỏi trên lớp. Như vậy, con sẽ hiểu bài hơn và biết cách làm bài tập về nhà.
3. Cùng con xem xét để chọn ra thời gian thích hợp nhất cho việc làm bài.
Một số trẻ chọn ngay sau lúc đi học về. Một số khác muốn nghỉ ngơi trước, hay ít nhất là ăn mộ món quà vặt nào đó. Dù thế nào, hãy nhắc trẻ lập thời khoá biểu học đều đặn hàng ngày. Kiên trì làm theo thời khoá biểu đó, dù là cuối tuần.
4. Học tập ở nơi yên tĩnh, ánh sáng tốt. Bàn bếp là lựa chọn không tồi, chỉ cần không quá ồn ào. Sàn nhà hay giường đôi khi cũng phù hợp để trẻ làm một số dạng bài về nhà. (Chỉ cần không ngủ thiếp đi là được!).
5. Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần thiết trong tầm tay. Ví dụ: bút, giấy, tẩy, kẹp giấy, bút màu, từ điển…
6. Tắt tivi và đài. Cần rất nhiều năng lượng để vừa tập trung làm bài vừa chống chọi với âm thanh gây nhiễu.
7. Làm bài 1 mình. Trừ trường hợp ôn bài với một người bạn. Nếu không, trẻ sẽ không làm được gì nhiều.
8. Bắt đầu bằng bài tập khó nhất, cứ thế giải quyết từng bài. Như vậy, nếu trẻ buồn ngủ, vẫn có thể hoàn thành các bài dễ còn lại.
9. Áp dụng phương pháp SQ3R – Survey/Question/Read/Recite/Review – cùng với việc sử dụng bảng ghi chú 2 cột (xem chi tiết ở phần sau).
10. Khi đọc sách giáo khoa hay một cuốn sách, câu chuyện, nhắm mắt lại một lát. Cố gắng mường tượng ra hình ảnh gợi lên từ nội dung trẻ vừa đọc (phương pháp hình ảnh hoá).
11. Vẽ một bức tranh hay hình vẽ hoạt hoạ về chủ đề đang đọc.
12. Viết ra những tấm thẻ kích cỡ 3×5 (flash card) thuật ngữ/từ vựng mới. Một mặt ghi từ, mặt kia ghi loại từ và định nghĩa. Thường xuyên đọc to lên những từ mới này.
13. Ghi chép tóm tắt trong khi đọc.
14. Hoàn thành một bài tập trước khi chuyển sang bài tiếp theo.
15. Có những khoảng nghỉ ngắn trong lúc làm bài. Để trẻ ăn một quả táo, gọi điện cho một người bạn, xem một đoạn phim yêu thích hay chơi đùa.
16. Đề nghị trẻ có thể hỏi cha mẹ hay gọi điện cho một người bạn về bài tập chưa giải được. Cũng có thể để lại để hỏi cô giáo vào ngày hôm sau.
17. Chuẩn bị cho trẻ những bữa ăn cân bằng. Không để trẻ bỏ bữa.
18. Nhắc nhở trẻ luôn kết thúc hết các bài tập được giao. Nếu trẻ quá mệt, hãy để con đi ngủ và đánh thức con vào buổi sớm hôm sau. Nói với trẻ rằng, nếu hoàn thành mọi công việc được giao, sẽ khó mà thất bại.
Tìm hiểu về phương pháp SQ3R của Francics Robinson
1. Survey – Xem xét tổng quát
– Trước hết, dạy trẻ làm quen với sách giáo khoa của mình. Những cuốn sách được sắp xếp ra sao, đặc điểm nổi bật là gì.
3. Read – Đọc
Luôn đọc với một cây bút chì cầm tay để sẵn sàng ghi ra câu trả lời cho câu hỏi trẻ đã liệt kê, bằng cách:
Đọc to lên bài làm của mình là cách rất tốt để hiểu cũng như hiểu về tài liệu trẻ đang học. Do đó:
Bộ tài liệu do Teacher Vision cung cấp giúp cha mẹ có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn khi giúp con xử lý bài tập về nhà.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà nội ( trung tâm học toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Ở bài này, cha mẹ sẽ được hướng dẫn các cách để giúp trẻ từ lớp 3 đến lớp 5 giải quyết bài tập về nhà. Trong đó, có một phương pháp rất hay áp dụng khi đọc sách giáo khoa. Đó là SQ3R của Franics Robinson.
Một số lưu ý chung
1. Chuẩn bị một cuốn vở bài tập để trẻ ghi lại toàn bộ nhiệm vụ học tập mỗi ngày của mình.
2. Khích lệ con luôn đặt câu hỏi trên lớp. Như vậy, con sẽ hiểu bài hơn và biết cách làm bài tập về nhà.
3. Cùng con xem xét để chọn ra thời gian thích hợp nhất cho việc làm bài.
Một số trẻ chọn ngay sau lúc đi học về. Một số khác muốn nghỉ ngơi trước, hay ít nhất là ăn mộ món quà vặt nào đó. Dù thế nào, hãy nhắc trẻ lập thời khoá biểu học đều đặn hàng ngày. Kiên trì làm theo thời khoá biểu đó, dù là cuối tuần.
4. Học tập ở nơi yên tĩnh, ánh sáng tốt. Bàn bếp là lựa chọn không tồi, chỉ cần không quá ồn ào. Sàn nhà hay giường đôi khi cũng phù hợp để trẻ làm một số dạng bài về nhà. (Chỉ cần không ngủ thiếp đi là được!).
5. Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần thiết trong tầm tay. Ví dụ: bút, giấy, tẩy, kẹp giấy, bút màu, từ điển…
6. Tắt tivi và đài. Cần rất nhiều năng lượng để vừa tập trung làm bài vừa chống chọi với âm thanh gây nhiễu.
7. Làm bài 1 mình. Trừ trường hợp ôn bài với một người bạn. Nếu không, trẻ sẽ không làm được gì nhiều.
8. Bắt đầu bằng bài tập khó nhất, cứ thế giải quyết từng bài. Như vậy, nếu trẻ buồn ngủ, vẫn có thể hoàn thành các bài dễ còn lại.
9. Áp dụng phương pháp SQ3R – Survey/Question/Read/Recite/Review – cùng với việc sử dụng bảng ghi chú 2 cột (xem chi tiết ở phần sau).
10. Khi đọc sách giáo khoa hay một cuốn sách, câu chuyện, nhắm mắt lại một lát. Cố gắng mường tượng ra hình ảnh gợi lên từ nội dung trẻ vừa đọc (phương pháp hình ảnh hoá).
11. Vẽ một bức tranh hay hình vẽ hoạt hoạ về chủ đề đang đọc.
12. Viết ra những tấm thẻ kích cỡ 3×5 (flash card) thuật ngữ/từ vựng mới. Một mặt ghi từ, mặt kia ghi loại từ và định nghĩa. Thường xuyên đọc to lên những từ mới này.
13. Ghi chép tóm tắt trong khi đọc.
14. Hoàn thành một bài tập trước khi chuyển sang bài tiếp theo.
15. Có những khoảng nghỉ ngắn trong lúc làm bài. Để trẻ ăn một quả táo, gọi điện cho một người bạn, xem một đoạn phim yêu thích hay chơi đùa.
16. Đề nghị trẻ có thể hỏi cha mẹ hay gọi điện cho một người bạn về bài tập chưa giải được. Cũng có thể để lại để hỏi cô giáo vào ngày hôm sau.
17. Chuẩn bị cho trẻ những bữa ăn cân bằng. Không để trẻ bỏ bữa.
18. Nhắc nhở trẻ luôn kết thúc hết các bài tập được giao. Nếu trẻ quá mệt, hãy để con đi ngủ và đánh thức con vào buổi sớm hôm sau. Nói với trẻ rằng, nếu hoàn thành mọi công việc được giao, sẽ khó mà thất bại.
Tìm hiểu về phương pháp SQ3R của Francics Robinson
1. Survey – Xem xét tổng quát
– Trước hết, dạy trẻ làm quen với sách giáo khoa của mình. Những cuốn sách được sắp xếp ra sao, đặc điểm nổi bật là gì.
- Đọc từ trang tiêu đề. Tựa đề cuốn sách là gì? Tên tác giả? Thời gian phát hành?
- Có phần giới thiệu không? Nếu có, 5 từ đầu tiên là gì?
- Tìm phần Mục lục. Có phải các chương kết hợp lại thành từng bài học? Nếu vậy, hãy gọi tên 2 bài học.
- Tìm phần Chú giải ở gần cuối sách. Bao nhiêu phần trăm trong số những từ này trẻ biết?
- Tìm phần Phụ lục, cũng ở cuối cuốn sách, bổ sung thông tin hữu ích liên quan. Nếu có, thì loại thông tin mà phần này cung cấp là gì?
- Đọc tiêu đề và đầu mục từng chương
- Quan sát tất cả hình vẽ, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ và chú thích đi kèm.
- Đọc phần tóm tắt từng chương.
- Nói với con rằng: Câu hỏi chính là trọng tâm của quá trình học tập.
- Gập một trang giấy sao cho trang giấy đó có phần lề trái khoảng 5cm.
- Viết vào phần lề trái này toàn bộ câu hỏi trẻ có. Đây chính là phần bảng chi chép 2 cột.
- Ghi lại các câu hỏi cho từng mục và cuối mỗi chương.
3. Read – Đọc
Luôn đọc với một cây bút chì cầm tay để sẵn sàng ghi ra câu trả lời cho câu hỏi trẻ đã liệt kê, bằng cách:
- trước hết, đọc qua toàn bộ câu hỏi
- sau đó, đọc từng mục và ghi lại câu trả lời vào bên phải cột câu hỏi.
Đọc to lên bài làm của mình là cách rất tốt để hiểu cũng như hiểu về tài liệu trẻ đang học. Do đó:
- Gập trang giấy 2 cột ở trên lại, sao cho chỉ nhìn thấy phần câu hỏi. Đọc từng câu hỏi lên và cố gắng trả lời. Bạn có thể làm việc này cùng con hoặc một người bạn của con.
- Xem lại câu trả lời bất cứ khi nào trẻ không chắc chắn về đáp án của mình. Đọc to câu trả lời đúng. Sau đó, thử lại mà không nhìn vào cột ghi câu trả lời.
- Không bao giờ quên bước cuối cùng này: Xem xét lại toàn bộ câu hỏi và câu trả lời vài lần/tuần
- Bằng cách này, trẻ có thể bắt kịp với bài học trên lớp và thực sự hiểu mình đang học gì.